Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber phát biểu khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh COP28 Nguồn: AAP / Kamran Jebreili/AP

 

THẾ GIỚI - Một thỏa thuận lịch sử đã được gần 200 quốc gia đạt được, tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Dubai. Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, thỏa thuận đưa ra kế hoạch duy trì mục tiêu 1,5 độ C trong tầm tay và chuyển đổi khỏi các nhiên liệu hóa thạch, thế nhưng không phải ai cũng hài lòng với kết quả của hội nghị thượng đỉnh.

 

Sultan al-Jaber phát biểu "Thưa các đại biểu, đồng nghiệp và bạn bè, tôi phải nói rằng các bạn đã làm được, các bạn đã thực hiện được".

 

Sau 14 ngày, các đại biểu bàn về khí hậu từ khắp nơi trên thế giới đã đi đến thỏa thuận chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

 

Gần 200 quốc gia bao gồm Úc, đã tập trung cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Dubai.

 

Thỏa thuận lịch sử này đánh dấu lần đầu tiên trong ba thập niên, các quốc gia đồng ý về một hành động tập thể, khỏi việc sử dụng dầu mỏ, khí đốt và than đá, vốn chiếm khoảng 80% năng lượng toàn cầu.

 

Thoả thuận bao gồm các biện pháp mới để đối phó với biến đổi khí hậu, liên quan đến thích ứng, tài chính, tính linh hoạt và nhiên liệu hóa thạch, với 127 tỷ Úc kim được cam kết cho đến nay.

 

Chủ tịch COP28 là Sultan al-Jaber đã ca ngợi thỏa thuận này.

 

"Chúng ta đã đối mặt với thực tế và chúng ta đã đưa thế giới đi đúng hướng".

 

"Chúng tôi đã đưa ra một kế hoạch hành động mạnh mẽ, để giữ mức nhiệt độ 1,5 trong tầm tay và đó là một kế hoạch được khoa học dẫn dắt".

 

"Đó cũng là một kế hoạch cân bằng nhằm giải quyết lượng khí thải, thu hẹp khoảng cách về thích ứng, tái lập lại tài chính toàn cầu về tổn thất và thiệt hại", Sultan al-Jaber.

 

Được biết vai trò tương lai của nhiên liệu hóa thạch cho đến nay, là vấn đề gây tranh cãi nhất tại hội nghị thượng đỉnh COP28, với một số quốc gia tìm cách loại bỏ hoàn toàn và những quốc gia khác lại từ chối đồng ý với ngôn ngữ cứng rắn như vậy.

 

Tổng trưởng Biến đổi khí hậu Úc, là ông Chris Bowen đã gọi kết quả của hội nghị khí hậu, là một bước ngoặt.

 

Ông Bowen cũng thừa nhận rằng, mặc dù thỏa thuận này gửi một thông điệp rõ ràng về tương lai của năng lượng sạch, nhưng đó không phải là điều mà mọi người đều hy vọng.

 

Tuy nhiên đặc sứ về khí hậu của Hoa Kỳ, ông John Kerry nói rằng khí đốt sẽ đóng một vai trò hạn chế và tạm thời trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực, loại bỏ phần lớn nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng của chúng ta vào năm 2050.

Ông John Kerry nói "Vì vậy với quốc gia thuộc các quần đảo nhỏ, thì đây là một cuộc khủng hoảng ngay tức khắc, không phải là một cái gì đó từ từ và sẽ diễn ra trong tương lai".

"Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy một quá trình chuyển đổi nhanh chóng hơn, nhưng chúng tôi có chương trình COP của Liên Hiệp Quốc rõ ràng được ghi nhận ngay bây giờ, là yêu cầu chúng tôi hoàn toàn nắm lấy tiến trình chuyển đổi đó".

 

Trong khi đó Ả Rập Xê Út đã dẫn đầu các quốc gia sản xuất dầu khác trong việc đẩy lùi việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng muốn tập trung vào khí thải.

 

Tuy nhiên họ chấp nhận thỏa thuận này, vì nó cung cấp cho các quốc gia các lựa chọn khác nhau để giảm lượng khí thải, mà không có mốc thời gian nhất định cho việc chấm dứt sản xuất, hoặc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

 

Trong khi đó tổ chức Hòa bình Xanh Úc Châu cho biết, họ thất vọng khi không có kế hoạch hành động cụ thể nào, về việc loại bỏ dần khí thải nhiên liệu hóa thạch, vốn đã xuất hiện từ hội nghị thượng đỉnh.

 

Người đứng đầu bộ phận Khí hậu và Năng lượng, ông Jess Panegyres nói với SBS rằng, cần phải hành động khẩn cấp và ngay lập tức.

Ông nói "Ba điều quan trọng chúng ta cần, để biến kế hoạch này thành hiện thực".

"Ở Úc trước tiên chúng ta cần ngừng phê duyệt các dự án nhiên liệu hóa thạch mới".

"Thứ hai, chúng ta cần ngừng trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và thứ ba, chúng ta thực sự cần phải trả phần công bằng của mình vào cơ sở tài chính tổn thất và thiệt hại, để giúp những quốc gia bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề nhất".

 

Trong khi đó một số lời chỉ trích về kết quả COP28 không chỉ đến từ các nhóm Xanh, mà còn từ các nhà lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương, những người muốn có một thỏa thuận mạnh mẽ hơn nhiều, so với thỏa thuận được trình bày, cho đến khi Saudi Arabia chuẩn bị thực hiện.

 

Bà Anne Rasmussen là Chủ tịch Liên minh các quốc đảo nhỏ.

Bà nói "Có vẻ như quí vị vừa đưa ra quyết định và các quốc gia đang phát triển thuộc các đảo nhỏ không có mặt trong phòng họp".

"Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để điều phối 39 quốc đảo nhỏ, các quốc gia đang phát triển, bị ảnh hưởng không tương xứng bởi biến đổi khí hậu, vì vậy chúng tôi đã bị trì hoãn khi đến đây".

"Các nhà lãnh đạo và bộ trưởng của chúng tôi đã nói rõ là, không thể đủ khả năng để trở về các hòn đảo của chúng tôi với thông điệp rằng, tiến trình này đã làm chúng tôi thất bại".

"GST (Global StockTake – Bản Đánh Giá Nổ Lực Toàn Cầu) đầu tiên này có ý nghĩa đặc biệt, vì đây là GST duy nhất quan trọng để bảo đảm rằng, chúng ta vẫn có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ".

 

Và cuối cùng, đó là một cuộc họp COP không giống bất kỳ cuộc họp nào khác, đã đưa ra một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về nhiên liệu hóa thạch, mà các nhà sản xuất dầu và hầu hết các quốc gia đều hài lòng.