(Ảnh: SBS)

 

Tượng con kỳ đà bằng gỗ đã được đưa trả trở lại vùng đất mà nó được tạo ra, trong nỗ lực hồi hương quy mô lớn các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác của người Thổ dân. Sau hơn 50 năm nằm trong bộ sưu tập tư nhân ở vùng Victoria, hơn 250 món đồ nghệ thuật của Quần đảo Tiwi phía bắc Darwin lưu lạc đã gửi trở lại vùng nơi sinh ra nó.

 

Trong khu công nghiệp ở ngoại ô Darwin là trụ sở của Hội đồng Tiwi Land.

 

Tòa nhà mái bằng khiêm tốn đã trở thành nhà kho tạm thời chứa hơn 250 tác phẩm nghệ thuật vừa được hồi hương trả về cho các cộng đồng Thổ dân khác nhau ở Tiwi Land tại Darwin thuộc Lãnh thổ phía Bắc.

 

Chủ tịch Hội đồng Tiwi Land Gibson Farmer Illortaminni đứng trong một căn phòng xếp đầy giáo, các giỏ đan và tranh vẽ… trong đôi tay đeo găng trắng của mình, anh đang lật một tác phẩm dài bằng gỗ mới nhìn giống như đồ của thời kỳ tiền sử.

 

Đó là một con thằn lằn cổ có diềm đang bay hết cỡ, một tác phẩm chạm khắc được tạo ra trên quê hương Paru bởi ông nội Jack Illortaminni.

"Tôi đang xem họ mở mọi thứ ra. Và tôi thấy một số thứ ở đó thuộc về ông nội của tôi... Tôi ngưỡng mộ tài năng nghệ sĩ của ông, cách ông ấy chạm khắc và ghép các mảnh lại tạo thành con thằn lằn lại bay."

 

Các chi của con kỳ đà đã được làm riêng biệt và được ghép lại với nhau bằng nhựa cây dính.

 

Đây là cách tạo tác rất khác với các nghệ sĩ hiện nay.

 

Tác phẩm con kỳ đà có chiều dài 40 cm, được chạm trổ tư thế đứng trên hai chân sau, mặt hướng lên trời, như thể là sẵn sàng để chạy.

"Tại Paru – chúng tôi thường ngồi xuống và xem họ làm việc đó và họ không bao giờ vội vàng – họ tỉ mẫn với tác phẩm. Họ sử dụng keo đặc biệt từ một cây trogn rừng. Nó đã được làm rất kỹ và công phu với các vật liệu từ trong rừng."

 

Ông Illortaminni có những ký ức rõ ràng về ông nội của mình, Jack Illortaminni đã tạo ra những tác phẩm này và sau đó bán chúng tại Mission gần đó.

 

Trong bộ sưu tập này còn có một con vẹt mào được trang trí lộng lẫy, một con chim sơn ca và một con kỳ đà cổ có diềm… tất cả đều do Jack Illortaminni làm ra.

 

Số lượng các tác phẩm được trả lại này nhiều hơn số cư dân đang sống cộng đồng nơi chúng được tạo ra.

 

Ông Illortaminni cho biết cộng đồng từng thịnh vượng của Paru… trên bờ đảo Melville… giờ đã giảm xuống chỉ còn một số cư dân thường trú.

"Những người ở bên trái tôi đến từ Paru… nhưng không có ai sống ở Paru. Chúng tôi cần để nó ở đâu đó tại Wurrumyanga, trên bờ biển phía nam Đảo Bathurst của Lãnh thổ Phía Bắc để gia đình tôi có thể đến xem , đặc biệt là tụi nhỏ đang đi học. Chúng chưa từng nhìn thấy cổ vật này trong đời. Vì vậy, những món đồ này cần đưa trở lại trường học và bảo tàng để bọn trẻ có thể xem."

 

Con kỳ đà là một phần của bộ sưu tập tư nhân gồm hơn 250 món được lưu giữ tại thị trấn nhỏ Creswick ngay bên ngoài Ballarat ở Victoria.

 

Chủ sở hữu của nó, John Morris, đã mua những món đồ này trong những năm 1960 và 1970 khi đang làm việc với tư cách là một nhà truyền giáo giáo và sau đó là nhân viên phúc lợi của chính phủ liên bang trên quần đảo.

 

Nhật ký chi tiết mà ông lưu giữ vào thời điểm đó cho thấy ông đã mua các tác phẩm một cách hợp pháp và với cái giá khiêm tốn phù hợp với thời điểm đó.

"Ngay khi đến đó, ông ấy đã nhận ra rằng có một di sản nghệ thuật to lớn đại diện cho người Tiwi; rằng mọi người ở đây đang làm ra những tác phẩm nghệ thuật, nhưng thời đại đang thay đổi. Có một sự tiến hóa từ thời kỳ truyền thống sang thời kỳ hiện đại - và điều này đã có tác động đến cách nghệ thuật được sáng tạo."

 

Nhà sử học Peter Forrest, người đã duy trì mối quan hệ làm việc chặt chẽ với John Morris trong nhiều năm.

 

Ông Forrest và vợ Sheila đã tới Ballarat để giúp đưa bộ sưu tập này trở lại quần đảo Tiwi.

 

"Mọi thứ trong bộ sưu tập đều kể câu chuyện về thời xa xưa – có những chiếc lưới đánh cá có độ mịn và chất lượng tuyệt vời được làm từ vật liệu truyền thống – có đủ thứ nói lên cách mọi người sinh sống vào thời đó."

 

Nhà sưu tập John Morris từ chối đưa ra bình luận với SBS News, nhưng Peter Forrest nói rằng việc giải quyết bộ sưu tập này là điều mà ông ấy đã muốn làm từ lâu.

"Ông ấy nhận ra rằng nếu ông ấy chết, bộ sưu tập có thể có nguy cơ bị bán và phân tán, và ông không muốn nó xảy ra. Vì vậy, ông ấy bắt đầu thương lượng với Hội đồng Đất đai Tiwi để đưa trở lại tất cả những tác phẩm đó về lại nơi nó được làm ra. Đó là một hành động rất cao thượng và hào phóng từ phía ông ấy."

 

Cùng với các đồ tạo tác và tác phẩm nghệ thuật… là hàng chục tài liệu… mô tả chi tiết các nghi lễ và địa điểm linh thiêng của người Tiwi.

 

Franchesca Cubillo là giám đốc điều hành của First Nations Arts and Culture tại Hội đồng Nghệ thuật Úc, và đã có 30 năm làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và không gian hồi hương.

 

Bà nói rằng những món quà như thế này vẫn còn rất hiếm và trong khi chính phủ liên bang đã thể hiện sự tập trung mạnh mẽ vào việc hồi hương các cổ vật và đồ nghệ thuật truyền thống Thổ dân trên toàn quốc, thì không có mức tài trợ cần thiết để hỗ trợ hình thức hồi hương này cho các cộng đồng xa xôi.

"Và tôi nghĩ rằng chính phủ thực sự cần phải suy nghĩ thấu đáo hơn về vấn đề hồi hương các món đồ truyền thống. Khi chúng được tặng lại cho cộng đồng Thổ dân và Dân đảo Torres Strait - chúng sẽ được cất giữ ở đâu? Những cộng đồng này có cơ sở vật chất tại chổ để giữ chúng an toàn cho các thế hệ tương lai của họ không."

 

Viên chức Chính sách của Hội đồng Tiwi Land Helen Daiyi tự tin rằng tác phẩm chạm khắc con kỳ đà cổ diềm sẽ không chỉ thu hút ngân khoản cho một bảo tàng mà còn cả các khoản đầu tư của liên bang để khôi phục cộng đồng nơi tác phẩm này đã được tạo ra.

"Đó là một điềm lành rằng những điều tốt đẹp đang ở phía trước để cộng đồng đó một lần nữa có tiềm năng trở thành một trung tâm hoặc tâm điểm tái sinh thế hệ tiếp theo của nền văn hóa Tiwi và cũng là sự hồi sinh trở lại vùng đất này nước."