Nghiên cứu cho thấy 2/3 thức ăn dành cho trẻ tập đi đang bán ở Úc chứa quá nhiều đường hoặc muối (AAP) Ảnh: Dominic Lipinski/PA/Alamy

 

Sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ mới biết đi của Úc đang tụt hậu so với các tiêu chuẩn dinh dưỡng quốc tế. Nghiên cứu của Hội đồng Ung thư Victoria phát hiện 2/3 sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không đúng theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, với những lo ngại chính về lượng đường và muối cao.

 

9 trong 10 loại thực phẩm dành cho trẻ mới biết đi không đáp ứng các tiêu chuẩn dinh dưỡng quốc tế.

 

Đó là theo một báo cáo mới của Hội đồng Ung thư Victoria, cơ quan đã đánh giá 250 sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, và phát hiện ra rằng 2/3 thực phẩm trong các siêu thị ở Victoria không đáp ứng một số khuyến nghị về dinh dưỡng của văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Châu Âu.

 

Điều này bao gồm việc không có đường hoặc các sản phẩm làm ngọt trong thức ăn dành cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi, cũng như yêu cầu ít hơn 15% năng lượng từ tổng lượng đường.

 

Jane Martin là Giám đốc Điều hành của Liên hiệp Chính sách chống Béo phì phẩm dành cho trẻ mới biết đi rất đáng lo ngại.

"Tệ nhất là thực phẩm dành cho trẻ đang tập đi, 9 trên 10 sản phẩm không đáp ứng các khuyến nghị này. Loại vấn đề chính cần quan tâm là muối, đường và chất tạo ngọt trong các sản phẩm này dành cho trẻ nhỏ và thức ăn dành cho trẻ đang tập đi. Gần 90% thực phẩm đóng gói này không tuân theo các khuyến nghị về đường và chất tạo ngọt."

 

Theo WHO, việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng hoặc quá nhiều đường có tác động lâu dài đến sức khỏe khi trưởng thành.

 

Tiến sĩ Catherine Fleming là giảng viên về Y tế Công cộng tại Đại học Western Sydney, am hiểu về dinh dưỡng dành cho trẻ em.

 

Tiến sĩ Catherine Fleming nói “Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu ăn nhiều thực phẩm mà chúng ta gọi là thực phẩm siêu chế biến, thường là thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và muối, và nhất là đường, thì có nguy cơ dẫn tới bệnh béo phì cả lúc nhỏ và khi trưởng thành."

“Một điều thực sự quan trọng khác cần nhớ là những gì trẻ ăn trong giai đoạn chập chững tập đi sẽ có tác động lâu dài đối với sức khỏe và thói quen ăn uống.”

 

Tiến sĩ Fleming nói rằng điều quan trọng là các bậc cha mẹ không nên đổ lỗi cho việc mua các sản phẩm thực phẩm siêu chế biến và nói rằng bao bì cần phải có các cảnh báo và chi tiết dinh dưỡng rõ ràng.

 

Tiến sĩ Fleming nói rằng điều này đặc biệt cần thiết đối với các gia đình từ các cộng đồng di dân mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, hoặc các bậc cha mẹ có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp hơn.

"Tôi muốn nói là một bậc cha mẹ có học thức tốt còn khó diễn giải hết những gì ghi trên các gói này hoặc biết cách đọc nhãn dinh dưỡng. Và Liên hiệp Chính sách chống Béo Phì đã phát hiện ra là những sản phẩm này là không được dán nhãn thích hợp với các bậc cha mẹ biết đọc biết viết hoặc hiểu biết về sức khỏe, hoặc thậm chí những phụ huynh có tỷ lệ biết đọc biết viết hoặc hiểu biết về sức khỏe ít hơn. Những kiểu dán nhãn và cách trình bày gợi ý rằng sản phẩm có lợi cho trẻ cần phải được loại bỏ, và cần bảo đảm phù hợp với các khuyến nghị của WHO."

 

Natasha Pool là mẹ của mộ t bé trai 3 tuổi và một bé gái 3 tháng tuổi, thường xuyên mua các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ mới biết đi.

 

Cô rất bất ngờ khi biết bao bì được trình bày theo cách đánh lừa các bậc cha mẹ tin rằng các sản phẩm chứa giá trị dinh dưỡng tương đương với trái cây và rau quả.

 

Pool cho biết các bậc cha mẹ thường muốn những món tiện lợi nhưng vẫn chứa giá trị dinh dưỡng cho con cái của họ.

"Nhìn những bao bì này và bạn cũng biết đó, đôi khi bạn thấy hình ảnh củ dền và rau bina và nghĩ thật tuyệt khi tôi mua nó vì đó là thứ mà con tôi cần. Nhưng thực ra sản phẩm chỉ gồm một lượng rất nhỏ các chất trong chế độ ăn. Bạn tin tưởng sản phẩm theo một cách nào đó, không hiểu tại sao mọi người lại tiếp thị những sản phẩm này cho trẻ đang tập đi và các gia đình lại mua khi chúng thực sự không có lợi cho sức khỏe của trẻ."

 

Ăn uống thực phẩm có hàm lượng muối và đường cao sẽ dẫn đến hậu quả ngắn hạn và dài hạn, bao gồm cả bệnh béo phì.

 

Bà Martin cho biết một phần tư trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 có cân nặng trên mức bình thường.

 

Tiếp xúc với các loại thực phẩm có đường, năng lượng cao khi còn nhỏ cũng khiến trẻ có khuynh hướng ăn uống không lành mạnh khi trưởng thành, dẫn đến các bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng như ung thư hoặc bệnh tim.

 

Bà Martin cho biết quy định về thành phần trong thức ăn trẻ em phải được áp dụng cho các sản phẩm thức ăn dành cho trẻ mới biết đi.

"Chúng tôi đang kêu gọi mở rộng các biện pháp kiểm soát lượng muối đối với thực phẩm dành cho trẻ mới biết đi. Và cũng bởi vì nhiều loại thực phẩm trong số này có lượng chất tạo ngọt và đường đáng lo ngại, nên cần có giới hạn về lượng đường trong những thực phẩm này."

 

Trẻ em chỉ có thể trải nghiệm sự phát triển lành mạnh khi ăn một chế độ ăn uống cân bằng hơn, bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau quả.

 

Tiến sĩ Fleming giải thích:

"Chúng ta biết rằng chúng ta cần phải nuôi dưỡng trẻ đúng cách, nghĩa là cho ăn những thực phẩm ít các chất mà chúng ta vừa nói đến, ít đường, ít muối và ít béo. Và vâng, chắc chắn có sự tương quan giữa việc đứa trẻ phát triển tốt như thế nào dựa trên tất cả các yếu tố thể chất, tinh thần, cảm xúc. Và dinh dưỡng là chìa khóa cho điều đó."

 

Người mẹ hai con, Natasha đang kêu gọi chính phủ liên bang thực thi các quy định rõ ràng về các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ mới biết đi.

"Thực sự rất khó để quyết định mua những sản phẩm này. Các tuyên bố thực sự khó hiểu, thật khó để mong đợi các bậc cha mẹ biết rõ những gì họ đang cho con cái họ ăn. Chúng ta không có thời gian để ngồi đó và đọc từng nhãn dinh dưỡng khi đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa, nhất là khi có con nhỏ. Vì vậy, việc có thể tin tưởng vào những gì bạn đang mua ngoài kệ là điều tuyệt vời. Vâng, đó là những gì chúng tôi đang tìm kiếm."

 

Hiện Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc New Zealand đang đưa ra một đề xuất bắt buộc ghi lượng đường bổ sung trên tất cả các loại thực phẩm đóng gói.