Thelma Coard, người sống trong một nhà dưỡng lão, cho biết bà ấy muốn phải đi đến bệnh viện nếu bà ấy thấy không khỏe. (ABC News: Evelyn Manfield)

 

NAM ÚC - Chính quyền tiểu bang Nam Úc đã mở rộng một chương trình chăm sóc trực tuyến để cố gắng và giảm bớt áp lực cho các khoa cấp cứu, khi các bệnh viện tiếp tục vật lộn với vấn đề tình trạng quá tải.

 

Chris Picton, Bộ trưởng Y tế, thông báo 10.000 cư dân lão niên có thể được các chuyên gia y tế tư vấn từ xa sau khi sự thử nghiệm thành công.

 

Chính quyền hy vọng dịch vụ y tế trực tuyến sẽ giảm số người phải đi tới bệnh viện, khi bệnh nhân tu72g phải chờ đợi 3.567 giờ trước khi được gặp bác sĩ hồi tháng Chín vừa qua.

 

Ông Picton cho biết số liệu mới nhất đã giảm 5% so với tháng trước, khi mất 3.763 giờ và các khoa cấp cứu vẫn phải chịu áp lực đáng kể.

 

Ông nói "Khi bạn nhìn vào cấp độ một và hai - là những ca bệnh khẩn cấp nhất mà khoa cấp cứu của chúng tôi nhận thấy - bạn có thể thấy rằng số ca bệnh khẩn cấp, nghiêm trọng nhất trong các khoa cấp cứu của chúng tôi đã tăng hơn 6 phần trăm so với cùng thời điểm năm ngoái.”

Chris Picton cho biết tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi được gặp bác sĩ đã giảm trong tháng qua, nhưng các bệnh viện vẫn chịu áp lực đáng kể. (ABC News: Evelyn Manfield)

 

"Và ngay cả kể từ tháng Tư đã có tình trạng bệnh nhân bị quá tải đã gia tăng hơn 2 phần trăm số ca bệnh khẩn cấp”.

"Vì vậy, ngay cả khi số người nhập viện COVID đang giảm xuống, chúng tôi đang thấy ngày càng nhiều ca bệnh nặng được đưa đến các khoa cấp cứu của chúng tôi, điều đó có nghĩa là chúng tôi không chỉ cần thêm nguồn lực trong bệnh viện của mình mà một số biện pháp chúng tôi có thể thực hiện có thể giúp mọi người được chăm sóc tại nhà của họ cũng vô cùng quan trọng. "

 

Ông Picton cho biết 80 phần trăm những người tham gia vào cuộc thử nghiệm khám bệnh trực tuyến có thể được điều trị tại nhà chứ không cần phải đến bệnh viện sau khi được khám bệnh, điều này làm cho bệnh viện đỡ chịu áp lực và làm cho bệnh nhân không phải chờ đợi lâu.

Ông nói "Chúng tôi mong đợi chương trình khám bệnh trực tuyến sẽ làm giảm trung bình 6 tiếng đồng hồ cho thời gian bệnh nhân nằm ở khoa cấp, hai giờ dành ở xe cấp cứu, và đối với nhiều bệnh nhân khác là thời gian nằm viện sẽ giảm xuống và giảm tải áp lực cho bệnh viện.”

 

David Morris nói rằng ông ấy "thực sự rất vui khi có dịch vụ khám bệnh trực tuyến". (ABC News: Evelyn Manfield)

 

David Morris, giám đốc điều hành của dịch vụ khám bệnh trực tuyến SA Virtual Care Service, cho biết dịch vụ này được thực hiện bởi nhân viên là những bác sĩ, và y tá giàu kinh nghiệm, và 30 phút là thời gian chờ đợi trung bình để nói chuyện với bác sĩ.

 

Ông nói "Bạn sẽ nhận được cùng một mức độ chuyên môn thông qua dịch vụ này tương tự như việc bạn được chở vào khoa cấp cứu của một bệnh viện."

 

Thelma Coard, sống trong một cơ sở chăm sóc người già, cho biết bà muốn tránh đến bệnh viện khi trong người thấy không khỏe.

 

Bà nói “Tôi không nghĩ rằng tôi thích phải đến bệnh viện môi khi tôi ngã bệnh.”

“Ở đó quá đông nguòi và không ai nghe ai nói cả.”

"Nếu bạn ở tại nhà của bạn, bác sĩ biết bạn là ai và có thể nói chuyện với bạn."

 

Angela Gackle cho biết người mẹ 96 tuổi của cô được hưởng lợi từ việc được chăm sóc sức khỏe tại nhà, thay vì ở bệnh viện. (ABC News: Evelyn Manfield)

 

Bà mẹ 96 tuổi của cô Angela Gackle, sống với căn bệnh sa sút trí tuệ trong một cơ sở chăm sóc người già và đã bị té ngã ba lần trong vòng 18 tháng qua.

 

Bà ấy đã được đưa đến bệnh viện trong một lần té ngã, nhưng hai lần sau, bà ấy sử dụng các dịch vụ chăm sóc trực tuyến  gồm cả việc chụp X-quang tại nhà.

 

Cô Angela Gackle "Theo quan điểm của chúng tôi, khám bệnh trực tuyến là cách tốt hơn vì mẹ tôi đã lớn tuổi và đi lại khó khăn.”

"Vì vậy, tôi chỉ nghĩ rằng khám bệnh trực tuyến là một dịch vụ tuyệt vời."