Phi thuyền Hayabusa-2 của Nhật Bản. Nguồn: BBC News

 

 

 

 

 

Vào cuối tuần nầy chính xác là vào sáng chủ nhật, nước Úc giữ vai trò then chốt trong sứ mạng thu hồi lại các mẫu vật đầu tiên trong lòng của một thiên thể. Được biết một phi thuyền Nhật Bản mang các viên đá sẽ bay qua bầu trời nước Úc vào buổi sáng và đáp xuống tại vùng xa xôi tại Úc. Người ta hy vọng các viên đá nầy sẽ giúp thêm cho sự hiểu biết về sự hình thành của Thái Dương Hệ và sự sống bắt đầu như thế nào.

 

 

Nỗi khát khao tìm biết được Thái Dương Hệ của chúng ta trong đó có trái đất hình thành như thế nào, hiện nay chỉ mới bắt đầu.

 

 

Phi thuyền Hayabusa-2 của Nhật Bản là một nỗ lực táo bạo, trong việc gia tăng sự hiểu biết của nhân loại.

 

 

Được biết phi thuyền của Nhật được phóng lên hồi năm 2014 và đi qua Thái Dương Hệ trong 4 năm, trước khi đến được một thiên thể mang tên Ryugu, vốn là một thiên thạch nguyên thủy trong vũ trụ, cách xa trái đất hàng triệu kí lô mét.

 

 

 

Phi thuyền bắn ra một bộ phận lên bề mặt của thiên thể, rồi thu thập các vật thể trên đó, trước khi bắt đầu hành trình xa xôi trở lại trái đất.

 

 

Ông Masaki Fujimoto là Phó Tổng Giám Đốc của ngành Khoa học về Thái Dương Hệ thuộc Cơ quan Không gian Nhật Bản, gọi tắt là Jaxa.

 

 

Ông Masaki Fujimoto nói  “Nay không phải là lúc chúng ta luyến tiếc quá khứ, nhưng hãy nhìn lại những gì chúng ta đạt được".

 

"Bây giờ là lúc chúng ta chú tâm vào việc sẽ thu nhận được những gì, trong công tác thu hồi các mẫu vật trong điều kiện hoàn hảo”.

 

 

Những gì nghe được là một toán khoa học gia từ cơ quan không gian của Nhật, do giáo sư Fujimoto hướng dẫn.

 

 

Họ đang thực tập việc thu hồi mẫu vật của thiên thể, mọi chuyện được thực hiện tại một cơ sở tại Woomera ở Nam Úc, thế nhưng mọi việc không diễn ra trước 2 tuần lễ bị phong tỏa do coronavirus, cùng sự phong tỏa ngắn ngủi ở Adelaide.

 

 

Họ có mặt tại đây, vì Woomera là một địa điểm dự trù sẽ đáp xuống của khoang phi thuyền mang mẫu vật.

 

 

Nó bao gồm các mẫu mã đầu tiên chưa hề có, dưới bề mặt của thiên thạch và không bị thời tiết của không gian gây ảnh hưởng.

 

 

Nó có thể cho thấy, sự hiểu biết sâu xa về nguồn gốc và biến chuyển của Thái Dương Hệ, trong đó có các vật thể hữu cơ và nước, vốn có thể gợi ý về các đại dương trên trái đất, được hình thành như thế nào.

 

 

Ông Masaki Fujimoto cho hay “Đó là vấn đề chính yếu, vì vậy chất carbonaceous chondrite là mẫu thiên thạch, gồm các kim loại bên trong và những gì mà chúng tôi nghĩ là nước mang về trái đất đã bị khô cạn".

 

"Ryugu có vẻ có các đặc tính khác biệt với các mẫu thiên thạch khác. Điều nầy có ý nghĩ như thế nào?".

 

"Có thể là Ryugu mang về nhiều vật chất hữu cơ hơn là nước".

 

"Đó là những câu hỏi bắt đầu nổi lên trong trí của chúng ta, thế nhưng chúng ta sẽ có câu trả lời bằng các phân tích các mẫu vật đó”

 

 

Việc phân tích sẽ bắt đầu sau 4 giờ sáng chủ nhật, ngày 6 tháng 12.

 

 

Sẽ có một quả cầu lửa độc đáo bên trên thành phố Coober Pedy, khi khoang phi thuyền trở về khí quyển.

 

 

Một chiếc dù sẽ bung ra, rồi một máy phát tín hiệu bắt đầu hoạt động để giúp cho việc thu hồi dễ dàng.

 

 

Sứ mạng nói trên được sự hỗ trợ của Cơ quan Không gian Úc Châu, gọi tắt là ASA.

 

 

Theo chiến thuật về không gian của chính phủ liên bang, Nhật Bản được xem là một đối tác then chốt trong lãnh vực không gian của nước Úc.

 

 

Ông Anthony Murfett là Phó Giám đốc của ASA.

 

Ông Anthony Murfett nói “Chúng sẽ phát triển và gắn kết với chúng ta trong tinh thần cộng tác, chia sẻ các bài học và có vẻ như nước Úc có thể giữ một vai trò hỗ trợ cho các phi vụ như Hayabusa-2, qua việc dồn mọi khả năng vào các phi vụ trong tương lai".

 

"Vì vậy quả là vĩ đại khi hoan nghênh chuyện nầy với vòng tay rộng mở, khi chúng ta nói cùng chung ngôn ngữ”.

 

 

Ông cho rằng, mục tiêu dài hạn là gia tăng lực lượng lao động trong lãnh vực không gian, lên đến 30 ngàn người vào năm 2030.

 

Ông nói  “Chúng ta cần một cơ quan không gian mới, vì hiện đến một thời điểm khi có sự chuyển đổi nhanh chóng trong nền kinh tế không gian, do các doanh nghiệp có dính líu vào qua các cơ hội rộng mở".

 

"Những gì chúng ta thấy với các nước trên thế giới và các đối tác của chúng ta, là họ mở rộng vòng tay và gắn bó chặt chẽ với chúng ta”,

 

 

Được biết phi vụ Hayabusa-2 cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng khoa học tại Úc.

 

 

Bà Eleanor Sansom, thuộc Trung tâm Kỹ thuật và Khoa học Không gian tại Perth, sẽ đến Woomera để chứng kiến việc đáp xuống của khoang phi thuyền Hayabusa-2.

 

 

Chú tâm của bà là theo dõi các thiên thạch đi vào bầu khí quyển của trái đất.

 

Bà Eleanor Sansom nói  “Phi thuyền Hayabusa bay về trái đất và bỏ xuống một khoang chứa các vật thể, đây là chuyện hết sức tuyệt vời cho chúng ta".

 

"Bởi vì chúng ta có thể sử dụng quỹ đạo của nó, để tính toán về quỹ đạo các thiên thạch, và nghiên cứu thiên thạch nầy xuất phát từ đâu”

 

 

Được biết giáo sư Fujimoto và toán người của ông sẽ mất 100 tiếng đồng hồ để mang các mẫu vật trở lại Nhật, để phân tích thêm nữa.

 

 

Trong khi đó, phi vụ kế tiếp đã sẵn sàng trong kế hoạch.

 

 

Mục tiêu sắp tới là Photos, một trong các hành tinh của sao Hỏa vào năm 2025.

 

 

Và Woomera, có thể một lần nữa, trở thành trung tâm chú ý của cả thế giới.