An toàn khi bộ hành là hành vi ứng xử thường tình, nhưng chúng ta không thể chỉ dựa vào điều này. Ảnh: Moment RF / Simon McGill/Getty Images

 

 

Mỗi ngày, trên khắp nước Úc người đi bộ đều vi phạm luật mà không hề hay biết. Điều này thường dẫn đến hình phạt và trong một số trường hợp là tai nạn. Cùng tìm hiểu về cách giữ an toàn và tránh bị phạt không đáng có, cũng như tầm quan trọng của việc làm quen với một số luật dành cho người đi bộ phổ biến ở Úc.

 

An toàn bộ hành thường là do ý thức.

 

Tuy nhiên, Dimitra Vlahomitros, là chuyên gia an toàn đường bộ của NRMA, cho biết cũng khi do không đủ hiểu biết để tuân thủ.

“Người đi bộ là một trong những người dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông. Do đó, điều quan trọng là bạn phải bảo đảm an toàn bộ hành mỗi khi đi ra đường, và nhất là khi băng qua đường. Chúng tôi biết rằng trẻ em, người già và cả những người say xỉn là những người dễ bị tổn thương nhất khi đi bộ ngoài đường.”

 

Ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông, hãy tìm crossing dành cho người đi bộ qua đường. Source: iStockphoto / Veronica Todaro/Getty Images/iStockphoto

 

 

 

Định nghĩa người bộ hành

 

Luật dành cho người đi bộ của Úc có vẻ khắc nghiệt đối với một số người, nhưng mục đích của nó là để bảo vệ tất cả mọi loại xe cộ chạy trên đường phố và trên lề đường đi.

 

James Williams, Trưởng phòng Chính sách tại Câu lạc bộ Xe Hoàng gia Victoria (RACV), cho biết định nghĩa pháp lý về người đi bộ có phạm vi rộng khá rộng.

“Ở Úc, người đi bộ không chỉ là những người đi trên lề đường, vỉa hè hay dưới đường. Luật Úc còn quy định, những người đi xe đạp hay sử dụng thiết bị có bánh xe như ván trượt, giày trượt patin các loại, xe lăn, và cả xe lăn điện. Do đó, nếu bạn ngồi trên xe lăn điện và đi trên vỉa hè, theo luật, bạn được coi là người đi bộ.”

“Người đi xe đạp hay sử dụng thiết bị có bánh xe như ván trượt, giày trượt patin các loại, xe lăn, và cả xe lăn điện đều được xem là người bộ hành"

 

 

Bị bắt lỗi khi băng qua đường

Các quy tắc được hướng dẫn bởi các nguyên tắc chung trên khắp các tiểu bang và vùng lãnh thổ, với những thay đổi nhỏ giữa các khu vực pháp lý.

 

Nhưng người đi bộ trên khắp đất nước bị bắt lỗi mỗi ngày vì băng qua đường không đúng luật, như cô Vlahomitros giải thích.

“Nói chung, cách chúng ta giữ an toàn trên đường là băng qua đường tại ngã tư có đèn giao thông và luôn tuân thủ tín hiệu đèn. Chỉ đi khi đèn xanh cho người bộ hành được bật sáng. Đừng băng qua đường khi đèn chuyển sang đỏ. Nếu băng qua đường lúc đèn đỏ bật sáng bạn có thể bị phạt.”

 

Luật này áp dụng trên toàn nước Úc. Băng qua đường khi đèn đỏ hoặc ở nơi mà cách đèn đó 20 mét là crossing cho bộ hành thường được xem là đi bộ không đúng luật.

 

Harold Scruby, Tổng giám đốc điều hành và người sáng lập Hội đồng Bộ hành Úc - Pedestrian Council of Australia, cho biết jaywalking là một từ ngữ của Mỹ để chỉ việc băng qua đường dành cho người bộ hành, còn ở Úc có những quy định rõ ràng dành cho việc băng qua đường.

“Ở Úc không có luật nào gọi là jaywalking – Đây là ý tưởng của người Mỹ. Nhưng ở Úc, luật rất rõ ràng. Người đi bộ có thể băng qua bất kỳ con đường nào, bất kỳ lúc nào một cách cẩn thận, miễn là bạn không băng qua đường mà cách đó 20 mét có vạch kẻ sọc dành cho người đi bộ băng qua đường. Ở chốt đèn giao thông, bạn không đi khi đèn đỏ nhấp nháy hoặc đèn chuyển sang đỏ.”

 

Ở NSW, nếu băng qua đường khi đèn đỏ nhấp nháy bạn có thể bị phạt.

 

 

Bạn sẽ bị coi là phạm luật khi di chuyển trên đường mà không tuân thủ luật làm cản trở lưu thông. Ảnh: vm/Getty Images

 

 

Nơi nào có thể băng qua đường?

Khi không có đèn giao thông, hãy tìm một nơi có vạch trắng kẻ sọc dành riêng cho người đi bộ băng ngang gọi là zebra crossing hay gọi tắt là crossing. Băng qua đường theo lằn sọc này thì các xe phải dừng lại nhường đường cho người đi bộ.

 

Đôi khi, vạch kẻ sọc qua đường này được làm hơi cao lên thì lúc đó zebra crossing này trở thành wombat crossing. Wombat tiếng Việt còn gọi là gấu túi mũi trần, là một loại thú đặc trưng của Úc được mượn tên để chỉ loại crossing có mô này.

 

Cô Vlahomitros cho biết, loại wombat crossing này đôi khi bị nhầm lẫn với những cái mô giảm tốc độ hay những cái hump vốn được thiết kế để giảm tốc độ của xe đang chạy.

“Làm sao biết đó là cái mô giảm tốc hay là cái vạch bộ hành băng qua đường? Chúng tôi thấy rằng đôi khi các hội đồng thành phố đặt cây xanh để giúp khách bộ hành biết rằng đây không phải là nơi băng qua đường. Do đó, hãy nhìn vào lối đi bộ để biết lối này có phải là dành cho người đi bộ không, có dẫn bạn qua đó được không. Có biển hiệu nào chỉ dẫn chổ dành cho người băng qua đường không, hay có hình đôi chân không? Do đó, hãy tìm kiếm các tín hiệu chỉ dẫn cho biết rằng đó là lối đi bộ.”

 

Có một số nơi đặt hàng rào hai đầu của mô giảm tốc hoặc biển báo 'cấm người đi bộ' để ngăn việc băng qua đường.

 

Một cách nữa để nhận biết đó là mô giảm tốc đó là nó không có vạch kẻ sọc đều song song trên lưng như crossing dành cho người đi bộ, thay vào đó nó có các vạch trắng không đều giống như phím đàn piano ở cả hai bên rìa mép.

 

 

Làm cách nào để băng qua đường an toàn?

 

Ông Williams cho biết cách bạn băng qua đường cũng quan trọng không kém.

“Nếu xung quanh đó không có vạch sọc dành cho khách bộ hành băng qua đường và bạn băng qua nơi không có đèn tín hiệu, điều quan trọng là bạn phải tìm nơi ngắn nhất và trực tiếp nhất để băng qua bên kia đường, và nên đi đường thẳng chứ không đi đường chéo. Ngoài ra, điều mà mọi người có thể không biết là việc băng qua đường không đúng chổ là vi phạm pháp luật, nếu bạn tự đặt mình vào đường đi của một chiếc xe đang lưu thông thì điều đó có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tai nạn.”

 

 

Người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ khi vào hoặc ra khỏi driveway, tại khu vực chung và tại vạch kẻ đường (crossing) dành cho người đi bộ. Ảnh: Moment RF / Diane Keough/Getty Images

 

 

Bạn có thể đi dưới lòng đường không?

 

Đi bộ mà không cân nhắc hợp lý đến những người tham gia giao thông khác là hành vi vi phạm pháp luật.

 

Ông Williams cho biết bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng đi bộ trên đường có thể bị phạt.

 

“Trong hầu hết các trường hợp, người đi bộ chắc chắn không được phép đi trên đường nếu gần đó có vỉa hè hoặc lối mòn trên cỏ. Tuy nhiên, nếu không có vỉa hè hoặc lối mòn trên cỏ để đi bộ, người đi bộ vẫn được phép đi trên đường. Hội đồng Bộ hành Úc nhắc nhở bạn nên đi ngược chiều giao thông. Đi bộ và nhìn thấy xe chạy từ chiều ngược lại sẽ an toàn hơn là quay lưng về phía xe chạy từ phía sau lên.”

 

 

Người đi bộ có quyền ưu tiên trong một số trường hợp

 

Tài xế phải nhường đường cho người đi bộ khi quẹo vào driveway tức đường xe chạy vào nhà và tại các crossing vạch dành cho người đi bộ.

 

 

Dán mắt vào điện thoại khi băng qua đường là việc làm hết sức bất cẩn và điều này thể hiện sự coi thường đối với luật giao thông. Ảnh: Dobrila Vignjevic/Getty Images

 

 

 

Hình phạt

 

Mặc dù luật dành cho người đi bộ về cơ bản là giống nhau ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ, nhưng hình phạt sẽ khác nhau tùy theo nơi bạn sinh sống.

 

Ví dụ, ở Victoria, ông Williams cảnh báo rằng tiền phạt có thể rất lớn.

 

“Đối với tiền phạt dành cho người đi bộ, mức phạt bắt đầu từ 96 đô-la cho hành vi không tuân thủ đèn giao thông hoặc băng qua đường tại nơi mà cách đó 20 mét có crossing qua đường dành cho người đi bộ. Người đi bộ cũng có thể bị phạt 96 đô-la vì đi bộ trong lòng đường mà không đi trên lối đi dành cho bộ hành. Khi có cảnh sát điều khiển giao thông mà bạn không tuân thủ thì là mức phạt 385 đô-la.”

 

 

Bộ hành đúng luật và lịch sự

 

Tất nhiên, không phải mọi trường hợp hành vi đi bộ kém đều dẫn đến tiền phạt. An toàn là trên hết và là trách nhiệm của mỗi người và đôi khi chỉ cần thực hành phép lịch sự tốt là được.

“Ví dụ, đi bộ cũng nên luôn đi bên phía trái của vỉa hè, điều này giúp cho dòng người đi bộ trên vỉa hè đi đứng thuận tiện hơn. Và cũng đừng để bị phân tâm quá nhiều bởi điện thoại di động hoặc các thiết bị khác khi bạn đang đi trên vỉa hè.”

 

 

Những thây ma bộ hành 'Pedestrian zombies'

 

Ngày nay, không ít người băng qua đường trong khi sử dụng các thiết bị của họ, và điều này thể hiện sự coi thường hoàn toàn đối với luật giao thông.

 

Harold Scruby, là giám đốc của hội đồng Pedestrian Council of Australia, cho biết chứng nghiện điện thoại thông minh đã tạo ra một nhóm người ‘gọi là "pedestrian Zombies" những thây ma bộ hành.

“Sự ra đời của điện thoại di động có nghĩa là hàng chục ngàn người đi bộ đang băng qua đường trong khi hoàn toàn bị phân tâm bởi điện thoại của họ. Họ hoặc là nhìn vào điện thoại hoặc là nghe điện thoại và không để ý đến mối nguy hiểm sắp xảy ra.”

“Những thây ma bộ hành "pedestrian Zombies" không xa lạ tại bất cứ nơi nào trên toàn thế giới. Và thật không may, chúng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tại nạn trên đường.”

 

Ở một số nơi, hành vi băng qua đường khi mất tập trung có thể bị phạt; tuy nhiên, luật liên quan đến vấn đề này vẫn chưa rõ ràng.


 

Hội đồng Bộ hành Úc - Pedestrian Council of Australia - ủng hộ việc thực hiện một luật quốc gia cụ thể coi việc băng qua đường khi mất tập trung là một hành vi phạm tội.
“Nếu bạn sử dụng bất kỳ thiết bị cầm tay nào mà cảnh sát có thể nói là làm bạn mất tập trung khi bạn băng qua đường, chúng tôi muốn thấy mức phạt 200 đô-la cho hành vi đó. Thứ nhất, hy vọng điều này sẽ thay đổi hành vi và giảm tai nạn, và tất nhiên là sẽ giúp ích cho những người thực sự là thủ phạm chính. Hiện tại, có luật khi bạn băng qua đường, nhưng rất hiếm khi được thực thi.”

 

 

Để biết các quy tắc về đường dành cho người đi bộ ở tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ của bạn, hãy truy cập trang web National Transport Commission của Ủy ban Giao thông Quốc gia.