Nhân viên McDonald's Connor Boyle nói rằng anh cảm thấy "bị đánh bại sau mỗi ca làm việc".(ABC News)

 

NAM ÚC – những nhân viên bán hàng trẻ tuổi, nhỏ cỡ 14 tuổi, đang phải đối mặt với sự lạm dụng từ khách hàng, khi cơ quan quản lý an toàn nơi lao động ở tiểu bang Nam Úc cho biết người chủ sử dụng lao động cần phải làm nhiều hơn để giải quyết nguy cơ bạo lực và hành vi gây hấn.

 

Connor Boyle, đã làm việc tại cửa tiệm McDonald's được sáu năm và cho biết việc bị khách hàng lạm dụng có thể "khá đau buồn".

 

Anh nói “Tôi đã bị hăm dọa, mà thật chất là bị coi thường, tôi cảm thấy mình là kẻ thất bại sau mỗi ca làm việc”.

 

Anh cho biết anh cũng lo ngại cho các nhân viên trẻ tuổi hơn mình.

Anh nói  "Tôi cảm thấy lo lắng cho những nhân viên trẻ tuổi, có nhân viên chỉ mới 14 tuổi rưỡi - và thật không công bằng khi họ bị la mắng".

“Một số khách hàng không nhận ra rằng họ đang la mắng những đứa trẻ đang làm công việc đầu tiên trong đầu của mình.”

 

Gabbi Colloff cho biết cô đã phải đối mặt với sự lạm dụng bằng lời lẽ từ khách hàng kể từ khi bắt đầu làm việc tại Coles ba năm trước.

 

Cô nói: “Lần đầu tiên em bị khách hàng chửi bới, khi ấy em mới 15 tuổi.”

 

Cô ấy nói rằng cô ấy đã bị lạm dụng vì "cố gắng làm phần việc của mình".

Cô nói “Thành thật mà nói, mỗi ca làm việc tôi đều sợ hãi.”

 

 

Gabbi Colloff nói thật "buồn" và "thất vọng" khi nhân viên bán hàng phải đối mặt với sự lạm dụng từ khách hàng. (ABC News)

 

Cơ quan quản lý an toàn nơi lao động ở tiểu bang Nam Úc đã xác định về tình trạng nhân viên không được đào tạo về cách đối phó với bạo lực, gây hấn, và cướp có vũ trang trong một cuộc thanh tra gần đây tại các nơi làm việc bán lẻ trên toàn tiểu bang.

 

Cơ quan an toàn lao động nơi làm việc - SafeWork SA - cho biết các thanh tra viên của họ đã kiểm tra 89 cửa hàng bán lẻ trong khoảng thời gian từ tháng Sáu năm 2022 đến tháng Một năm 2023 và đưa ra 28 thông báo cải thiện.

 

Các thanh tra viên của cơ quan này nhận thấy việc thiếu đào tạo và hệ thống làm việc an toàn – gồm lưới chắn an ninh, máy quay phim giám sát an ninh, chuông báo động khẩn cấp, các tấm biển cảnh báo  – là hai phạm vi có tỷ lệ không tuân thủ cao nhất.

 

Cô Colloff cho biết nhân viên có nhận được sự đào tạo nhưng không phải lúc nào nó cũng có hiệu quả.

Cô nói: “Chúng tôi được dạy cách làm giảm căng thẳng một vấn đề, nhưng những phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả”.

 

Ông Boyle đồng ý rằng việc đào tạo nhân viên chỉ cần làm sao được tốt đến vậy.

Ông nói: “Một số người không thể làm hạ nhiệt sự căng thẳng và bạn phải gọi cảnh sát.”

"Vào những ca làm đêm, chúng tôi thấy người ta đánh nhau. Tôi đã thấy người ta đến quầy tính tiền, cố tình gây sự với người quản lý và nhân viên bán hàng."

 

Glenn Farrell, là giám đốc điều hành của cơ quan an toàn lao động nơi làm việc - SafeWork SA, cho biết người chủ sử dụng lao động có trách nhiệm hạn chế rủi ro gây hấn và bạo lực tại nơi làm việc.

 

Ông nói: “Nhân viên bảo vệ, các tấm chắn an toàn, chuông báo động khẩn cấp, các tấm biển cảnh báo  – đây là tất cả những thứ góp phần tạo nên một hệ thống làm việc tốt, an toàn”.

 

 

Cơ quan an toàn lao động nơi làm việc Nam Úc - SafeWork SA - đã ra lệnh lắp đặt các tấm chắn an ninh  trong suốt tại cửa hàng McDonald's, trên Đường Hindley, vào đầu năm nay sau khi có báo cáo về bạo lực và lạm dụng đối với nhân viên. (ABC News: Bethanie Alderson)

 

 

Josh Peak, là Thư ký của Hiệp hội Nhân viên Ngành Bán lẻ và Nhà Phân Phối - Shop, Distributive and Allied Employees' Association, cho biết mặc dù việc đào tạo nhân viên là quan trọng nhưng việc dựng lên các tấm chắc an ninh  là “biện pháp ngăn chặn tốt nhất”.

 

Ông nói “Chúng tôi đã thấy điều đó ở tiệm McDonald’s trên Đường Hindley.”

 

"Không một công nhân nào bị hành hung ở phía sau quầy bán hàng kể từ khi chúng tôi lắp đặt các tấm chắn an ninh để ngăn chặn người ta đi ra phía sau quầy bán hàng để hành hung công nhân."

 

Chính quyền Nam Úc cho biết, Cảnh sát Tiểu bang Nam Úc đã đưa ra 215 cáo buộc hình sự liên quan đến bạo lực và gây hấn trong ngành bán lẻ từ ngày 25 tháng Tám năm ngoái đến ngày 31 tháng Tám năm nay theo các quy định mới nhằm tăng hình phạt dành cho những người bị kết tội hành hung nhân viên bán lẻ.

 

Ông Peak cho biết việc lạm dụng nhân viên bán lẻ và nhân viên bán thức ăn nhanh "phải chấm dứt".

Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, việc đối xử với các nhân viên bán lẻ và nhân viên bán thức ăn nhanh trong suốt thời kỳ đại dịch là khá kinh khủng và thật không may, các số liệu thống kê tiếp tục cho chúng ta biết rằng nó đang tiếp tục gia tăng”.