Cờ Úc và cờ Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, nguồn: SBS.

 

 

Chính phủ Úc đang bị cáo buộc không có hành động cụ thể, để giải quyết những lo ngại về nhân quyền ở Trung Quốc. Trong Báo cáo Thế giới 2024, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết chính phủ liên bang chưa làm đủ, để nêu lên mối lo ngại với chính phủ Trung Quốc và nên xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức Trung Quốc.

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã công bố bản Phúc Trình Thế giới năm 2024 và trong chương liên quan đến nước Úc, đã chỉ trích chính phủ Úc về điều mà họ gọi là, không có hành động cụ thể để giải quyết các mối quan ngại về nhân quyền với chính phủ Trung Quốc.

 

Phúc trình thừa nhận chính sách ngoại giao của chính phủ Úc, dẫn đến việc phóng thích thành công nhà báo Cheng Lei, người đã bị cầm tù 3 năm ở Trung Quốc, nhưng nói rằng Úc có thể hành động nhiều hơn.

 

Bà Daniela Gavshon, là giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tại Úc cho biết "Chúng tôi muốn thấy nước Úc làm nhiều hơn những gì thường làm, chung quanh nền ngoại giao thầm lặng".

"Chúng tôi nghĩ rằng ngoại giao bền vững, có nguyên tắc, cả công khai và riêng tư, có hiệu quả hơn".

"Chúng tôi đã thấy rằng với việc phóng thích cô Cheng Lei năm ngoái, nhưng cũng có những hành động cụ thể khác mà Úc có thể thực hiện".

"Vì vậy, một trong những điều mà chúng tôi liên tục nêu ra, là các biện pháp cấm vận hay trừng phạt".

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền muốn thấy Úc áp đặt cái được gọi là, các biện pháp trừng phạt kiểu Magnitsky đối với các viên chức Trung Quốc, do những gì họ gọi là tội ác chống lại loài người ở Tân Cương.

 

Vào năm 2022, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho thấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, bằng cách áp đặt giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử.

 

Các biện pháp trừng phạt Magnitsky được đặt theo tên của một luật sư người Nga, Sergei Magnitsky, người đã bị giết trong tù vì tố cáo tham nhũng.

 

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phong tỏa tài sản của những người bị nhắm mục tiêu và ngăn cản việc đi lại tự do.

 

Được biết Chính phủ Úc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Nga và Iran, nhưng không áp đặt lên các viên chức Trung Quốc.

 

Bà Daniela Gavshon nói, bà thừa nhận việc nêu lên các vấn đề nhân quyền có thể là một thách thức, vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, nhưng nói rằng nhân quyền không bao giờ nên bị gạt ra ngoài lề, vì các mối quan hệ thương mại.

 

Bà Daniela Gavshon. nói "Thương mại và an ninh sẽ luôn là một phần của các vấn đề đối ngoại và chúng tôi không gợi ý rằng họ không nên như vậy, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng nhân quyền nên bị gạt ra bên lề, mà nhân quyền là một phần quan trọng trong đó".

"Bạn không thể có các mối quan hệ hiệu quả, nếu bạn không có các quốc gia minh bạch tuân thủ luật pháp, có thể tin tưởng và dựa vào, đó không phải là những đối tác thương mại và an ninh tốt".

"Vì vậy lợi ích của mọi ngườ,i là Trung Quốc là một quốc gia tôn trọng nhân quyền và các quốc gia khác mà Úc giao dịch, đều tôn trọng nhân quyền".

 

 

Bà cho biết, có thể Úc không thi hành mạnh mẽ như khả năng của mình, vì mối quan hệ mậu dịch.

Bà nói "Nước Úc có thể mềm mỏng với Trung Quốc vì mối quan hệ thương mại, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng điều đó là đủ tốt".

"Đó không phải là lý do để không đặt nhân quyền lên hàng đầu và quan trọng nhất, trong bất kỳ mối quan hệ nào".

 

Được biết SBS News đã đưa những lời chỉ trích này, lên Ngoại trưởng Penny Wong.

 

Thế nhưng Thượng nghị sĩ Wong không có mặt để phỏng vấn, Bộ Ngoại giao và Thương mại đã đưa ra tuyên bố sau đây.

 

Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao cho biết "Nước Úc cam kết bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền phổ quát trên toàn cầu và chính phủ Úc có những quan ngại nghiêm trọng về nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng và sự xói mòn các quyền và tự do ở Hong Kong".

"Như Ngoại trưởng đã nói, Úc sử dụng mọi chiến lược theo ý của chúng tôi để duy trì nhân quyền, phù hợp với các giá trị và lợi ích của chúng tôi".

"Cách tiếp cận của chúng tôi là gây áp lực với Trung Quốc một cách song phương và công khai, trong khi tìm cách hợp tác với các nước khác và xây dựng các liên minh để vận động bảo vệ nhân quyền, bao gồm cả trong các diễn đàn đa phương, chẳng hạn như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền".

"Chúng tôi đã liên tục nêu quan ngại trực tiếp với Trung Quốc, ở cấp cao nhất và sẽ tiếp tục làm như vậy".

 

Phúc trình Thế giới của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong chương nói về Úc, kêu gọi chấm dứt việc giam giữ ở ngoài nước Úc đối với những người xin tị nạn và người tị nạn.

 

Vào năm 2020 một công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế đã phát hiện ra là, các điều kiện giải quyết của Úc có thể cấu thành hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng cho rằng không có đủ bằng chứng để truy tố chính phủ liên bang, sau khi phát hiện chính sách này không được thiết kế để "tấn công" người di cư và người xin tị nạn.

 

Chính sách gây tranh cãi này nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, nhưng nhà nghiên cứu về Úc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là bà Annabel Hennessy nói rằng nó nên chấm dứt.

 

Bà Annabel Hennessy nói "Chúng tôi muốn thấy các lựa chọn thay thế diễn ra, để Úc tôn trọng quyền của người dân xin tị nạn".

"Việc xin tị nạn không phải là bất hợp pháp và lý tưởng nhất là mọi người được giải quyết tại cộng đồng, trong các môi trường dựa vào cộng đồng nơi họ có thể tiếp cận với luật sư, tiếp cận với các hỗ trợ và quyền con người của họ có thể được tôn trọng”.

 

Phúc trình cũng đề cập đến các vấn đề lâu dài ở Úc, như sự hiện diện quá mức của người Thổ dân trong các nhà tù của Úc.

 

Được biết Thổ dân và người dân đảo Torres chiếm gần 1/3 tù nhân trưởng thành, trong khi họ chỉ chiếm 3% dân số toàn quốc.

 

Phúc trình cho biết, có ít nhất 19 người bản địa đã chết trong khi bị giam giữ vào năm 2023, trong đó có một thanh niên 16 tuổi đã chết sau khi tự làm hại bản thân trong trại giam, trước khi xét xử vào tháng 10 sau một thời gian dài bị biệt giam.

 

Ngoài ra việc chăm sóc người cao niên trong các viện dưỡng lão của Úc cũng được đề cập đến.

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, chính phủ Úc đang soạn thảo một Đạo luật Chăm sóc Người cao tuổi mới, sẽ thay thế Đạo luật được ban hành vào năm 1997.

 

Bà Hennessy nói rằng, đạo luật mới phải cung cấp sự bảo vệ cho người cao tuổi, khỏi việc sử dụng các hạn chế vật lý và hóa học, trong chăm sóc họ.

 

Điều này đã được nhấn mạnh trong Ủy ban Chăm sóc Cao niên nơi một số viện dưỡng lão cho thấy, đã cho cư dân mắc chứng mất trí nhớ thuốc an thần và thuốc chống loạn thần, mà không có sự đồng ý của bác sĩ và thành viên gia đình.

 

Bà thừa nhận các biện pháp đã được thực hiện để ngăn chặn điều này xảy ra, nhưng nói rằng nó vẫn tiếp diễn.

 

Bà nói "Các cư dân cao tuổi đang nhận thuốc không phải cho quá trình điều trị, mà để kiểm soát hành vi của họ và đó là vi phạm nhân quyền".

"Trong khi có những nỗ lực để giải quyết vấn đề đó, thì nó vẫn đang diễn ra và cần phải được công nhận là vi phạm nhân quyền".

"Chính phủ Úc đang làm việc trên một đạo luật chăm sóc người cao tuổi mới và vì vậy, chúng tôi thực sự muốn thấy sự bảo vệ trong đạo luật chăm sóc người cao tuổi đó, chống lại sự hạn chế về vật lý và hóa học".

"Bệnh nhân sa sút trí tuệ nói riêng, có thể dễ bị tổn thương vì điều này và những gì chúng ta có xu hướng thấy là, bệnh nhân sa sút trí tuệ nhận thuốc không có lợi ích điều trị, mà là vì lợi ích của các cơ sở chăm sóc người già và nhân viên để kiểm soát hành vi của họ".

 

Trong khi đó Cơ quan Quản lý Quốc gia Úc về các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cho biết, các biện pháp đã được quốc hội liên bang đưa ra vào năm 2021, nhằm loại bỏ việc sử dụng không phù hợp những gì họ gọi là các biện pháp hạn chế, bao gồm các hạn chế vật lý và hóa học.

 

Trong một tuyên bố, Ủy viên An toàn và Phẩm Chất Chăm sóc Cao Niên, là bà Janet Anderson, cho biết Ủy ban tiếp tục tập trung và cung cấp một loạt thông tin, hướng dẫn và giáo dục cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người già và những người chăm sóc cho người Úc lớn tuổi, về các quy định pháp lý cho việc sử dụng các thực hành hạn chế.

 

Bà Janet Anderson nói "Đặc biệt chúng tôi làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cao niên để bảo đảm rằng, họ hiểu những gì cấu thành một thực hành hạn chế và các điều kiện theo đó, có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể".

"Chúng tôi cũng giới thiệu các nhà cung cấp đến các dịch vụ như Hỗ trợ Sa sút trí tuệ Úc, nơi có đường dây trợ giúp 24/7 chuyên nghiệp và các chuyên gia tư vấn về chứng mất trí, được đào tạo có thể cung cấp những lời khuyên chuyên môn ".

 

 

Ủy viên Anderson cho biết, dự thảo luật cho Dự luật Chăm sóc Cao Niên mới đã được công bố và đạo luật mới sẽ bao gồm các Tiêu chuẩn Phẩm Chất Chăm sóc Người cao tuổi được tăng cường.

 

Khi nói đến các thực hành hạn chế, các tiêu chuẩn dự thảo đề nghị rằng, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giảm thiểu việc sử dụng các thực hành hạn chế, khi các thực hành hạn chế được sử dụng.

 

Bà Janet Anderson nói "Hãy sử dụng đao luật Chăm Sóc Cao Niên mới như một phương sách cuối cùng, ở dạng ít hạn chế nhất và trong thời gian cần thiết ngắn nhất, được sử dụng với sự đồng ý của người cao tuổi và được theo dõi và xem xét thường xuyên".