Các mối đe dọa của những người theo phong trào cực hữu gia tăng ở Úc. Ảnh: AAP

 

Có một cộng đồng có thể là một nguồn an ủi và sức mạnh tuyệt vời. Nhưng đôi khi việc tìm kiếm cảm giác thân thuộc đó có thể dẫn đến những nơi tăm tối và cực đoan.

 

Khi Vidhya Ramalingam quyết định gặp những người theo chủ nghĩa dân tộc Da trắng, cô cũng đã lo lắng.

"Mới đầu tôi chỉ tham gia các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc của người Da trắng và tôi chỉ đứng ở phía sau. Ban đầu tôi chỉ quan sát, sau đó tôi lấy hết can đảm để tiến lại gần hơn một chút. Và sau đó dần dần nhưng chắc chắn tôi đã lấy hết can đảm để bắt đầu đặt câu hỏi với họ."

 

Là con gái của người Ấn Độ di cư đến Hoa Kỳ, cô đã được đào tạo như một nhà nhân chủng học, làm công việc thực địa và thực hiện các cuộc phỏng vấn được soạn trước một phần.

 

Nhưng không có khóa đào tạo kỹ thuật nào có thể chuẩn bị cho cô ấy cho loại công việc phức tạp, mang nhiều màu sắc chủng tộc thế này.

"Là một phụ nữ da màu, bắt đầu cuộc trò chuyện với những người trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Da trắng, có một rào cản cố hữu ở đó; có một cuộc đấu tranh cố hữu ở đó mà khi nói chuyện với các thành viên của phong trào, bạn đã vượt qua một số rào cản rồi."

 

Trước đó cô Ramalingam đã dành thời gian ở gần những người cùng chí hướng trong các nhóm hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Nhưng cô sớm nhận ra rằng điều đó là chưa đủ.

"Đối với tôi, cái khoảnh khắc thúc đẩy tôi để nói chuyện với ai đó ở phía bên kia thực sự nhận ra rằng, bạn biết đấy, các phong trào chống phân biệt chủng tộc rất tốt trong việc tập hợp những người tin vào chính nghĩa, nhưng thực sự rất khó khăn để thực sự chuyển đổi những người ở phía bên kia - những người không tin vào nguyên nhân hoặc gốc rễ của vấn đề."

 

Soo-Lin Quek từ Trung tâm Thanh niên Đa văn hóa ở Victoria, đã ra làm chứng cho cuộc điều tra của Nghị viện tiểu bang về chủ nghĩa cực đoan.

 

Cô ấy nói với việc Úc ngày càng trở nên đa văn hóa, điều quan trọng là phải giải quyết những rủi ro khiến những cộng đồng sắc tộc trở thành mục tiêu.

 

Soo-Lin nói rằng cần làm khảo sát rộng lớn hơn và áp dụng cách tiếp cận toàn diện cho tất cả mọi người.

"Điều tôi bắt đầu thấy trong đại dịch COVID khi trò chuyện với những người trẻ tuổi họ nói với tôi rằng bạn cùng lớp hoặc bạn bè của họ đang thắc mắc tại sao tất cả tiền lại được đổ vào các cộng đồng đa văn hóa. Còn chúng ta thì sao ? Còn tôi thì sao? Gia đình tôi đang gặp khó khăn và đúng là như vậy. Có rất nhiều gia đình cũng đang sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy, không phải màu da mà là cách chúng ta nghĩ về cộng đồng và cách chúng ta nghĩ về xã hội. Sự gắn kết nói lên tất cả mọi người chứ không chỉ một nhóm nhỏ cộng đồng."

 

Khi cô Ramalingam bắt đầu tham dự các cuộc mít tinh theo chủ nghĩa dân tộc của người Da trắng, một số người trong nhóm tỏ ra thù địch và không nhìn đến cô nhưng điều đó sau đó đã thay đổi.

"Nếu tôi chỉ hỏi họ những câu hỏi để thử và làm quen với họ, để thử và hiểu tại sao họ lại tham gia, điều gì đã đưa họ xuống đường hôm nay, động lực của họ là gì, thì tôi thấy rằng thực sự họ thường cởi mở hơn trong cuộc trò chuyện. Và tôi nghĩ đặc biệt là họ đã bối rối và đang tự hỏi tại sao một người như tôi lại ở đó và tại sao một người như tôi lại nói chuyện với họ và tôi nghĩ theo một cách nào đó cánh cửa đã được mở ra. Ừ bạn biết đấy, họ và tôi tìm thấy nhau tại một số điểm mà họ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao tôi ở đó và sau đó đột nhiên các rào cản bắt đầu bị phá vỡ."

 

Vậy, ngay từ đầu điều gì khiến ai đó tham gia một phong trào cực đoan?

 

Debra Smith là giáo sư nghiên cứu về chủ nghĩa cực đoan chính trị bạo lực, xung đột xã hội và thay đổi xã hội tại Đại học Victoria.

"Chúng ta có xu hướng tập trung vào hành động bạo lực. Chúng ta có xu hướng tập trung vào những thứ thực sự có thể nhìn thấy được. Bạn biết đấy, khi mọi người thực sự thực hiện hành vi bạo lực hoặc ở ngoài đường, phản đối. Nhưng, đôi khi chúng ta nên lùi lại một bước và hiểu rằng có một bối cảnh rộng lớn hơn."

 

Giáo sư Smith nói rằng nhiều người đang tìm kiếm cảm giác đối với người đối diện.

"Đó là người mà tôi cảm thấy thoải mái, người mà tôi coi như kẻ thù của mình, người tôi quan tâm, người tôi đẩy ra. Đây thực sự là những khái niệm tình cảm. Và bên cạnh đó luôn có những niềm tin mà con người theo đuổi."

 

Những niềm tin đó có thể được coi là một hệ tư tưởng, theo Giáo sư Smith.

"Ví dụ như đội bóng đá của bạn, đặc biệt là nếu nó không có thành tích tốt, thì có rất nhiều lý lẽ thuyết phục cho lý do tại sao bạn không nên ủng hộ đội bóng đó, nhưng bạn vẫn làm vậy. Bạn bảo vệ nó bởi vì nó thường vượt quá lập luận và đó là một phần của việc bạn muốn mình là ai. Nó có tất cả những thành phần cảm xúc và tràn đầy niềm tin về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Và nó tương tự như những gì đang xảy ra đối với mọi người khi họ chọn theo một hệ tư tưởng cực đoan bạo lực."

 

Giáo sư Smith nói rằng những kẻ cực đoan bạo lực có xu hướng phát triển các khuôn khổ đạo đức thay thế.

"Rất nhiều trong số đó là một cấu trúc tình cảm, vì vậy nếu bạn có thể tạo ra một hệ thống mà bạn tin rằng bạo lực là chính đáng, thì có rất nhiều lý do khiến bạn chối bỏ hệ thống pháp luật hiện tại, xem hệ thống hiện có không đúng, do đó biện minh cho việc sử dụng bạo lực của bạn."

 

Soo-Lin Quek nói rằng cuộc khảo sát cho thấy hầu hết những người trẻ trở thành người cực đoan đều chán nản cuộc sống của họ.

"Và phần lớn những người cực đoan, hoặc những người đã bị cực đoan hóa, cho dù đó là về Hồi giáo hay là về quyền tối cao của người Da trắng, cuộc khảo sát đã cho chúng tôi biết là, những người trẻ tuổi có rất ít kiến thức thực tế hoặc sâu sắc về tôn giáo hoặc chính trị, hay những học thuyết mà họ đang ủng hộ. Nhưng họ bị cuốn hút vào đó bởi vì rất nhiều người trẻ như chúng tôi đã hỏi chuyện, hoặc nghe được từ cộng đồng, là họ rất thờ ơ. "

 

Cô ấy nói rằng những người trẻ thường vật lộn với nhiều khía cạnh của tuổi mới lớn.

"Cô lập xã hội, đổ vỡ gia đình, các vấn đề sức khỏe tâm thần trong giai đoạn phát triển của thanh thiếu niên. Và sự phát triển của não bộ sẽ tiếp tục đối với người trẻ, nó diễn ra nhanh chóng ít nhất là đầu những năm 20 tuổi. Vì vậy, não bộ vẫn đang phát triển trong lúc những người trẻ tuổi đang cố gắng hình thành một cảm giác về bản sắc, họ sẽ tìm thấy cảm giác thân thuộc ở một phong trào hay hệ tư tưởng và tìm thấy cảm giác được kết nối."

 

Tuy nhiên Giáo sư Debra Smith cho biết mặc dù ban đầu họ có thể hoàn thành ý thức về mục đích, nhưng nhiều người cuối cùng lại rời bỏ phong trào.

"Hầu hết mọi người sẽ tự nguyện rời đi sau một tghời gian mà không có bất kỳ sự trợ giúp hay thúc đẩy nào. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để ngăn mọi người tham gia ban đầu. Không chỉ vì tham gia có thể gây hại cho người khác, mà điều đó cũng có hại cho họ. Và nếu họ đã tham gia, thì tìm cách giải thoát cho họ, tìm cho họ lối thoát. Bởi vì nói chung, đó không phải là những nơi tốt đẹp gì. "

 

Đã gần mười năm kể từ khi cô gái da màu Vidhya Ramalingam lần đầu tiên tham dự các cuộc mít tinh theo chủ nghĩa dân tộc của người Da trắng ở châu Âu, và đây là những gì cô ấy đã học được.

 

"Tôi nhận ra rằng nếu đó là những mối quan hệ đưa mọi người vào phong trào và nếu cảm giác thân thuộc đó khiến mọi người tham gia, thì chắc chắn chúng ta cũng có thể sử dụng điều đó để cố gắng đưa họ trở ra."

 

Cô Ramalingam từ đó thành lập tổ chức của riêng mình, lấy tên là Moonshot, và tận dụng các mạng xã hội để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

"Động lực để thành lập tổ chức đó là, vận dụng các mối quan hệ của con người, làm thế nào chúng ta có thể khai thác sức mạnh của internet để thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho những loại kết nối đó, những mối quan hệ tích cực có thể giúp giải thoát hơn là lôi kéo mọi người vào một nơi tối tăm trên mạng."

 

Và Giáo sư Debra Smith hiện đang cộng tác với các cơ quan luật pháp để phát triển các chiến lược phòng ngừa.

"Chúng ta nên có phản ứng về chính sách và thực thi pháp luật đối với những thành phần bạo động, đối với những người đang bước qua ngưỡng tội phạm. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng, nhà chức trách cần phản ứng tốt hơn đối với những người thường xuyên biểu lộ sự thù hận trên mạng qua các hành vi rất đe dọa và cảm thấy rất bạo lực đối với những người đang bị họ nhắm mục tiêu, nhưng chưa đến nỗi có thể quy tội khủng bố."

 

Tại Washington DC của Hoa Kỳ, Vidhya Ramalingam vẫn lạc quan về những gì có thể xảy ra.

"Những gì chúng tôi tìm thấy qua trải nghiệm trong nhiều năm ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, bao gồm cả ở Úc, chúng tôi thấy rằng internet là một cách hiệu quả để tiếp cận những cá nhân đang ở trong một nơi tăm tối, những người có thể dễ bị tổn thương và có thể đang theo con đường bạo lực và giúp kết nối họ với các nhân viên xã hội, với các chuyên gia hành vi, với các cố vấn, với những người có kỹ năng trò chuyện với một người có thể dễ bị bạo lực cuốn hút, và để thử tìm cách thay đổi con đường của họ."

 

Để trình báo cáo bất kỳ hành vi đáng ngờ nào hoặc nghi ngờ có hoạt động khủng bố, hãy gọi cho đường dây nóng an ninh quốc gia theo số 1800 123400 hoặc số 000 trong trường hợp khẩn cấp.