Angus và Leslie Tink tại nông trại của mình gần Mudgee.  Source: SBS

 

Trong 3 năm qua, cộng đồng nông nghiệp ở miền đông nước Úc đã chống lại nạn hạn hán khốc liệt, khiến nhiều nông dân buộc phải đi bán đất đai. May thay sau nhiều trận mưa đổ xuống trong năm nay, các điều kiện trở nên dễ dàng hơn tại một số khu vực. Thế nhưng những khó khăn về hạn hán hiện tăng gấp bội với một thử thách mới, đó là đại dịch coronavirus.

 

Tại vùng trung tâm phía tây của New South Wales, đồng ruộng khô hạn với đất đai nứt nẻ chỉ 6 tuần lễ trước, nay biến thành những đồng cỏ xanh tươi tốt đẹp.

 

Cơn hạn hán hoành hành tại vùng nầy hồi tháng 2, vốn đã kéo dài trong nhiều năm qua tại một số nơi trên nước Úc, nay từ từ bắt đầu trở nên dễ thở hơn.

 

Tại thị trấn nhỏ bé Mebul, cách Mudgee khoảng 50 kí lô mét, người nông dân sống với nghề nông trong suốt 4 thế hệ, là Angus và Leslie Tink, chỉ còn chịu đựng một mùa nữa là họ chấm dứt việc chăn nuôi mục súc.

 

Nạn hạn hán khiến họ phải tự tay cho các con vật ăn mỗi ngày.

 

Leslie Tink nói  “Nạn hạn hán cuối cùng mang lại những điều hết sức tệ hại, mà vào tuổi của quí vị không biết phải làm cái gì, khi mỗi ngày phải làm cùng một công việc, đó là 600 xẻng xúc bông vải và rất nhiều bành cỏ khô".

"Mọi con bò cần có đủ cỏ ăn bất cứ lúc nào và chúng tôi bị tràn ngập với mọi việc”

 

Gia đình Tink đã bán gần hết bò với giá phân nửa so với bình thường, chỉ giữ lại khoảng 250 con, khi ông Angus đánh hơi được những gì thay đổi sắp tới.

 

Ông cho biết, nạn hạn hán chấm dứt vào đúng lúc “Chúng tôi gieo trồng lúa kiều mạch, làm cỏ và dọn sạch rác rưởi, đó là một vòng các công việc; thế nhưng khi mọi chuyện trở lại bình thường thì đó cũng là các việc phải làm”.

 

Thời tiết khô hạn khiến cho đàn gia súc của họ, vẫn còn gặp khó khăn.

 

Với các nhà chăn nuôi phải bán đi gia súc, rồi con số bán đi giảm bớt trong khi giá cả gia súc tăng vọt.

 

Vào thời điểm thuận lợi hơn, có đến 1,200 bò cái được bán đi tại Mudgee, thế nhưng người phụ trách việc mua bán là ông Bill Lawson cho biết tuần nầy chỉ có 200 con mà thôi.

 

Bill Lawson nói  “Mọi người tìm cách gây lại đàn gia súc, có lẽ phải mất 6, 8 hay 12 tháng trước khi chúng tôi có thể trở lại tình trạng trước kia".

"Nhiều nhà chăn nuôi bỏ nghề, vì vậy tôi không nghĩ con số đàn bò của chúng tôi, sẽ trở lại như trước trong những năm tới”.

 

Trong khi đó, dịch bệnh coronavirus lại thêm vào những thử thách mới cho đàn gia súc.

 

Nhằm tuân thủ việc giữ khoảng cách xã hội, vì vậy có ít người được phép vào trang trại.

 

Bill Lawson nói “Chúng tôi giới hạn những người đó, chỉ có người mua vào mà thôi, những người mua thường xuyên đã đến".

"Họ tìm cách bảo đảm an toàn cho chính họ và cho kỹ nghệ chăn nuôi nữa. Vì vậy việc nầy ảnh hưởng rất lớn”.

 

Được biết COVID-19 ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp Úc, trong nhiều cách thức khác nhau.

 

Những người cung cấp hải sản hay thịt heo đã bị ảnh hưởng nặng nề, do nhà hàng bị đóng cửa và nhu cầu về len cũng như vải sẽ giảm sụt, do kỹ nghệ thời trang đã đi xuống.

 

Thế nhưng trong lúc đó, lại có nhu cầu mạnh mẽ về ngũ cốc, như gạo và bột mì.

 

Chủ tịch Hiệp hội Nông dân New South Wales là ông Pete Arkle, mô tả tình hình hiện tại đối với nông dân, là một câu chuyện đầy cảm xúc lẫn lộn.
 

Pete Arkle nói rằng “Vì vậy kỹ nghệ dẫn thủy nhập điền vẫn còn chịu ít nhiều áp lực".

"May mắn chúng tôi nhện được những cơn mưa xứng đáng trên khắp khu vực châu thổ Murray Darling, thế nhưng mực nước trong đập vẫn còn tương đối thấp".

"Điều nầy có nghĩa là hạ thấp việc dẫn thủy vào cuối năm nay, đặc biệt cho những vụ mùa như lúa, ngũ cốc và có thể cả sản xuất sữa nữa”.

 

Thế nhưng gia đình Tink cuối cùng dường như đã nhẹ bớt gánh nặng, khi Angus và Leslie lo ngại cho các nông dân lớn tuổi và gia đình của họ trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, thì bà Leslie cho biết cả hai vẫn tìm cách sống trong lạc quan.

 

Leslie Tink nói “Chúng tôi đã trải qua nhiều cơn bão bụi trong thời gian bị hạn hán, nhà cửa, lán trại đều đầy bụi, chúng tôi phải xúc bụi lẫn đất cát".

"Đó thực sự là những gì thiên nhiên mang lại và chúng tôi phải ở nhà, chẳng làm gì cả mà chỉ quét dọn thôi”.

 

 

 

 

 

 

 

Úc chỉ trích WHO chuyện chợ thịt sống Trung Quốc, sẽ ‘đánh giá lại’ các liên kết của Úc