Cờ Người Thổ Dân (Aboriginal) và Người Đảo Torres Strait (Torres Strait Islander) được gương lên cùng với cờ Úc. Nguồn: AAP Image/Mick Tsikas

 

 

AUSTRALIA - Ngày 26/05 là ngày kỷ niệm đúng 5 năm, sau ngày Tuyên Ngôn Uluru từ Trái Tim được ra đời. Tuyên ngôn nầy của người Thổ Dân có ý nghĩa như thế nào, vì sao chính phủ Malcolm Turnbull bác bỏ và tân chính phủ Lao động mới đắc cử, hứa hẹn sẽ thi hành tuyên ngôn nầy bằng cách nào?.

 

Đây là một số lời đầu tiên của tânThủ tướng Úc Anthony Albanese đã nói vào tối thứ Bảy sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang năm 2022.

 

Ông cam kết sẽ mang tiếng nói của người Thổ Dân đến Quốc hội, 5 năm sau khi Tuyên Ngôn Uluru từ Trái Tim đã được ký kết.

Ông Anthony Albanese nói “Cùng nhau, chúng ta có thể thực thi Tuyên bố Uluru Từ Trái Tim".

"Chúng ta có thể đáp ứng với lời kêu gọi kiên nhẫn, ân cần của bảng tuyên ngôn cho một tiếng nói được lưu giữ trong Hiến pháp".

"Bởi vì tất cả chúng ta đều nên tự hào rằng, trong xã hội đa văn hóa vĩ đại của chúng ta, chúng ta được coi là nền văn hóa lâu đời nhất và liên tục trên thế giới".

"Tôi ghi nhận Tổng Trưởng Thổ Dân Sự Vụ địa tiếp theo của Úc, là bà Linda Burney đang có mặt ở đây”.

 

Thế nhưng chính xác thì Tuyên bố Uluru từ trái tim là gì?

Nó mong muốn đạt được điều gì và làm thế nào?

Đầu tiên là việc Sửa đổi Hiến pháp.

Giáo sư luật Hiến pháp tại Đại học NSW và một trong những tác giả của bản tuyên bố, bà Megan Davis thuộc bộ tộc Cobble Cobble nói với SBS News, cho biết đây là lời kêu gọi cải cách Hiến pháp.

Megan Davis nói “Nói một cách rất đơn giản, Tuyên Bố Từ Trái Tim Uluru gần giống như một đề nghị đến người dân Úc, về lý do chúng ta cần cải cách Hiến Pháp”.

 

Được biết bản tuyên ngôn được công bố trên toàn quốc lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2017.

Mặc dù nhận được sự ủng hộ rộng rãi, nhưng không phải tất cả những người thuộc nguồn gốc Thổ Dân đều đứng sau tuyên bố này.

Bản Tuyên ngôn đã bị chính phủ Turnbull bác bỏ ngay lập tức, thế nhưng một chính phủ Lao động mới hiện chắp cánh cho nó.

Bản Tuyên ngôn đưa ra hai khuyến nghị chính, đó lả việc đưa Tiếng nói của các quốc gia đầu tiên lên Quốc hội Úc trong Hiến pháp và thành lập Ủy ban Makarrata.

Trước nhất là Tiếng nói tại Quốc hội liên bang Úc

Giáo sư Davis cho biết, tiếng nói sẽ là một cơ quan tư vấn của những người thuộc các Quốc gia thứ nhất, được Quốc hội ghi nhận theo Hiến pháp.

Ông nói “Lý do cho tiếng nói được tôn trọng, là hiện tại trong hệ thống luật pháp và chính trị của Úc".

"Người Thổ Dân Đầu tiên có rất ít ảnh hưởng, đối với các luật lệ và chính sách được thông qua hoặc thành văn, vốn tác động đến cộng đồng của chúng tôi".

"Kết quả của việc đó là luật pháp và chính sách có chất lượng rất kém, khoảng cách và bất lợi ngày càng mở rộng".

"Cho dù đó là y tế, giáo dục hay công lý, khoảng cách ngày càng rộng hơn”.

 

Một phần lớn của điều này là do Khối thịnh vượng chung, không nhất thiết phải có các dân tộc thuộc các Quốc gia thứ nhất, khi đưa ra luật và chính sách về cuộc sống của người Thổ Dân.

Tuyên bố kêu gọi, tiếng nói phải được ghi trong Hiến pháp, vì vậy nó không thể bị xóa bỏ bởi bất kỳ chính phủ nào.

Để điều đó xảy ra Hiến pháp phải được sửa đổi và việc nầy chỉ được thực hiện, bằng một cuộc trưng cầu dân ý.

Được biết ông Albanese đã cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tiếng nói, trong nhiệm kỳ chính phủ đầu tiên của Đảng Lao động.

Ông nói với các ký giả hôm thứ Hai tại Canberra, là sẽ thúc đẩy nhu cầu được công nhận theo Hiến pháp của những người thuộc các Quốc gia thứ nhất, bao gồm tiếng nói của Quốc hội được ghi trong Hiến pháp đó.

Còn Giáo sư Davis cho biết theo như bản Tuyên ngôn, tiếng nói bắt buộc phải được ghi trong Hiến pháp, nếu không nó có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn là tốt đẹp.

Ông nói “Khi chúng tôi đi khắp nước Úc để hỏi điều gì sẽ là sự công nhận có ý nghĩa đối với các cộng đồng, câu trả lời đó là một tiếng nói".

"Nhưng một giọng nói không thể bị xóa bỏ, như những cơ quan trước đây đã từng xảy ra".

"Đã có 5 hoặc 6 cơ quan do Liên bang tạo ra, hoạt động như một tiếng nói ở cấp liên bang và tất cả chúng đều bị bãi bỏ".

"Khi bị xóa bỏ, chúng sẽ để lại sự tàn phá lớn lao trong cộng đồng và phải mất một thời gian rất dài để phục hồi”.

 

Giáo sư Davis cho biết, không có điều gì về tiếng nói có thể ràng buộc Quốc hội về mặt Hiến Pháp.

Ông nói “Đó là tiếng nói đến quốc hội, không phải tiếng nói trong quốc hội, đây là một sự khác biệt rất quan trọng".

"Không điều gì được thực thể này nói ra, có thể ràng buộc quốc hội".

"Đó là một lời khuyên theo nghĩa là, mọi cơ quan báo cáo trước quốc hội giống như Ủy ban Năng suất hoặc Ủy ban Nhân quyền”.

 

Còn về Ủy ban Makarrata thì sao?

Makarrata theo nghĩa của bộ tộc Yolngu, có nghĩa là sự đến với nhau sau một cuộc đấu tranh, để giám sát quá trình đạt được thỏa thuận giữa các chính phủ và các quốc gia thứ nhất, đồng thời kể lại sự thật về lịch sử của họ.

 

Một khi tiếng nói đã được Quốc hội ghi nhận một cách hợp hiến, Tuyên bố từ Trái tim Uluru khuyến nghị thành lập Ủy ban Makarrata.

 

Theo Giáo sư Davis, Ủy ban sẽ thực hiện hai vai trò quan trọng.

Vai trò thứ hai của Ủy ban Makarrata sẽ là việc nói lên sự thực.

Giáo sư Davis nói “Đầu tiên là tạo điều kiện và giám sát việc thực hiện thỏa thuận, hay còn gọi là hiệp ước".

"Đó là thực hiện phần còn lại của công việc cần phải thực hiện, để giải quyết một số vấn đề nổi bật kể từ năm 1788".

"Thế nhưng xây dựng các hiệp ước là một tiến trình phức tạp".

"Ý tưởng là các thỏa thuận sẽ được thực hiện trên cơ sở từng quốc gia và có hơn 200 quốc gia trên lục địa và các hiệp ước sẽ mất một thời gian rất dài để đàm phán”.

“Tiến trình nói lên sự thật, là để hiểu những gì đã xảy ra trong điều kiện bị tước đoạt như những vụ thảm sát, diệt chủng, giết chóc, kỷ nguyên bảo vệ, giai đoạn đồng hóa khi trẻ em bị loại bỏ khỏi gia đình".

"Ý tưởng là có một cuộc thảo luận thích hợp và đầy đủ về lịch sử nước Úc”.

 

Thế nhưng khi nào một cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn ra?

Ngay sau khi Tuyên bố Uluru Từ Trái Tim được ban hành cho người dân Úc vào tháng 5 năm 2017, nó đã bị Phó thủ tướng lúc đó là ông Barnaby Joyce bác bỏ và cho rằng đó là 'Viện thứ ba của Quốc hội, ngoài Thượng Viện và Hạ Viện'.

Ông Joyce 'không thành khẩn xin lỗi về sai lầm đó' hai năm sau.

Tuy nhiên quay trở lại năm 2017, chính phủ Turnbull vào lúc đó đã bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý.

Thế nhưng Giáo sư Davis cho biết, vài năm qua không hề lãng phí thời gian.

Ông nói “Kể từ thời điểm đó, chúng tôi đã có một quá trình đồng thiết kế do cựu Tổng trưởng Thổ Dân Sự Vụ Ken Wyatt lãnh đạo, ông đã lãnh đạo một số ủy ban thiết kế các nguyên tắc căn bản về tiếng nói sẽ như thế nào”.

 

Tuy nhiên giáo sư Davis cũng nói đến những đóng góp cho Tuyên ngôn của chính phủ Scott Morrison mãn nhiệm.

Ông nói “Không đúng là không có gì xảy ra trong 3 năm đó, Chính phủ Morrison đã dành 160 triệu đô la cho việc điều hành cuộc trưng cầu dân ý, thế nhưng số tiền đó vẫn nằm ở đó trong khoản dự phòng”, Megan Davis.

Cuộc trưng cầu dân ý về tiếng nói của người Thổ Dân rất có thể sẽ diễn ra vào giữa năm 2024, với Tổng Trưởng Thổ Dân sự Vụ sắp tới, bà Linda Burney cho biết nước Úc đã sẵn sàng cho việc này.

Bà Linda Burney nói “Người dân Úc đã sẵn sàng cho cuộc thảo luận về tiếng nói trước quốc hội, chúng tôi đã có sẵn".

"Đã đến lúc chúng ta đưa cuộc thảo luận vào trung tâm của cuộc thảo luận quốc gia và tiến đến việc bỏ phiếu”.