Ảnh: SBS

 

AUSTRALIA - Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về chống khủng bố và nhân quyền, đã nêu lên các quan ngại trực tiếp với chính phủ Anthony Albanese, về nhu cầu cần hồi hương phụ nữ và trẻ em Úc bị kẹt trong các trại ở phía bắc Syria. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của SBS World News, vị đại diện tiết lộ cuộc thảo luận bắt đầu với tân chính phủ và bà hy vọng sẽ gặp gỡ trong những tuần tới, nhằm kêu gọi chính phủ mới hành động trước việc chính phủ cũ chẳng quan tâm đến việc can thiệp.

 

Cuộc sống trong trại tỵ nạn ở đông bắc Syria được xem gần như bị tra tấn, theo các điều tra viên Liên Hiệp Quốc.

 

Nay với chính phủ mới ở Úc, có những lời kêu gọi được lập lại về việc can thiệp.

 

Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về chống khủng bố và nhân quyền, bà Fionnuala Ni Aolain cho SBS biết rằng chính phủ Úc có nghĩa vụ đối với người dân Úc bị kẹt tại đông bắc Syria.

 

Bà Fionnuala Ni Aolain nói “Chính phủ Úc hiện có một nghĩa vụ quốc tế không thể chối cãi được là mang những người quốc tịch Úc trở về, bao gồm các trẻ em".

"Tân chính phủ nầy hy vọng sẽ thực hiện nghĩa vụ đó một cách nghiêm chỉnh, trong việc cam kết và hành động khẩn cấp với cơ hội hồi hương họ về Úc càng nhanh càng tốt”.

 

Được biết trại Al-Hol và Roj ở đông bắc Syria, trở thành nơi trú ngụ của thân nhân những người đàn ông tìm đến để chiến đấu cho nhà nước tự xưng Hồi Giáo.

 

Con số bao gồm hơn 60 người Úc, trong đó có 47 trẻ em, theo tổ chức cứu trợ Save The Children cho biết.

 

Bà Ni Aolain nói rằng, cuộc điều tra về tình trạng ở trại cho thấy, điều kiện sinh sống gần với tra tấn.

Bà Fionnuala Ni Aolain nói “Tình trạng tại các trại thật tồi tệ, tôi và báo cáo viên đặc biệt tìm thấy các điều kiện ở ngưỡng của tra tấn, vô nhân đạo, cùng cách đối xử mất nhân phẩm theo lập pháp quốc tế".

"Những trẻ em nầy sống và lớn lên trong một trung tâm giam giữ lớn lao, mà không có quyền hạn nào và không tiếp cận với các dịch vụ căn bản nhất, nước sạch và các cơ sở vệ sinh thích hợp, chẳng có giáo dục, chăm sóc y tế, mọi thứ đều thiếu thốn đối với chúng”.

 

Số phận của những người đó đã hằn sâu vào tâm trí của ông Kamalle Dabboussy ở Sydney.

 

Con gái ông và 3 cháu có mặt trong số những người bị kẹt trong trại.

 

Ông Kamalle Dabboussy nói “Tình trạng bế tắc hiện tại khi phụ nữ bị giam giữ tùy tiện, còn trẻ em bị giam ở nơi không bao giờ nên được giam giữ, tình trạng nầy không thể tiếp tục".

"Nó phải được giải quyết và bất kỳ cách thức nào của chính phủ trong ngày, thì họ phải hành động".

"Tôi hy vọng chính phủ này hành động có trách nhiệm và sớm hành động".

"Có những trường hợp khẩn cấp khi trẻ em bị suy dinh dưỡng, đang bị bệnh tâm lý và bệnh tật khác về thể chất".

"Có những đứa trẻ với những vết thương do mảnh đạn gây ra, cần được điều trị".

"Vì vậy, tôi hy vọng rằng chính phủ thực sự có ý thức cấp bách về việc này và hành động, trước khi điều gì đó khủng khiếp xảy ra”.

 

Được biết trại do nhà cầm quyền người Kurd điều hành.

 

Bà Sophie McNeill là một nhà nghiên cứu với tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền xác nhận điều đó, bất chấp các nỗ lực của cac nhóm nhân quyền, tình trạng tại đó vẫn hết sức tồi tệ.

 

Bà cho biết các quốc gia khác đã hành động trong việc di tản công dân của họ.

 

Bà Sophie McNeill nói “Đây là cái cớ để các viên chức Úc không thể đến đó vì rất nguy hiểm, thế nhưng Hoa Kỳ rồi Đức và Đan Mạch đã làm việc nầy".

"Mỹ nói rõ rằng, họ muốn các quốc gia khác hãy nhận trách nhiệm đối với các công dân của họ và đề ra các trợ giúp".

"Vì vậy không có những duyên cớ nào để Úc không nhận trách nhiệm với công dân của họ, trong việc mang họ về nước và có những cuộc điều tra hình sự thích hợp, hay truy tố đối với những người bị cáo buộc là ủng hộ viên cho nhà nước Hồi Giáo”.

 

Mới đây, Bỉ trở thành quốc gia mới nhất đưa các công dân của mình về nước, cùng với 6 phụ nữ và 16 trẻ em từ trại Al Roj về Bỉ.

 

Được biết Chính phủ Morrison trước đây vẫn duy trì những lo ngại về an ninh đồng nghĩa với việc rủi ro, khi thực hiện một nhiệm vụ tương tự là quá cao và cho rằng, sự an toàn của người dân Úc là ưu tiên của họ.

 

Tuy nhiên, chính phủ mới hiện đang nắm quyền cho đến nay, vẫn chưa cam kết thực hiện thêm hành động nào.

 

Các yêu cầu từ SBS để tìm kiếm sự rõ ràng về quan điểm của họ, thay vào đó đã được chuyển đến một phát ngôn nhân nói rằng : 'Chính phủ Úc đã biết về tình hình trong các trại ở đông bắc Syria’.

 

Chính phủ hiện tiếp tục theo dõi bằng mọi khả năng, với sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo và phúc lợi của người dân Úc '.

 

Bà Ni Aolain cho biết những phụ nữ trong trại nói rằng, họ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào khi hồi hương về Úc.

Bà nói “Có những đường lối phức tạp khiến những cá nhân nầy đến Syria, để rồi cuối cùng dính líu đến việc kết hôn với một người chiến đấu trong bạo lực, hay một nhóm võ trang không thuộc quốc gia nào".

"Thế nhưng rõ ràng từ điểm mà chúng ta hiện có là, rất rõ ràng rằng mọi cá nhân chúng tôi có tiếp xúc, đều hết sức mong muốn chính phủ Úc cho họ trở về nhà".

"Họ hiểu rằng họ sẽ đối diện với những tiến trình về lập pháp và các biện pháp hành chính khác, đang chuẩn bị để nhận lãnh các hậu quả về những gì họ làm khi ở xa nước Úc, do chỉ muốn bảo vệ con cái mà thôi.”