13 tác phẩm nghệ thuật được Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Úc trao trả  về Ấn Độ. (COURTESY OF THE NATIONAL GALLERY OF ART)

 

 

 

 

 

 

Phòng Trưng bày nghệ thuật Quốc gia Úc - National Gallery of Australia – quyết định đang thực hiện việc kiểm tra và thanh lọc bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến Subhash Kapoor, một nhà buôn tác phẩm nghệ thuật bị ô danh,  với việc trả lại 14 đồ vật trị giá 3 triệu đô-la cho chính phủ Ấn Độ.

 

 

 

Các tác phẩm nghệ thuật, gồm có các tác phẩm điêu khắc bằng đồng, bằng đá, một họa phẩm,  và các bức ảnh chụp, đã được Phòng Trưng bày nghệ thuật Quốc gia Úc (NGA) mua lại từ năm 1989 đến năm 2009.

 

 

Bảo tàng đã xác nhận rằng các tác phẩm này đã bị cướp bóc, bị xuất cảng bất hợp pháp, hoặc bị buôn bán bất hợp pháp.

 

 

 

Giám đốc Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc Gia Úc,  Nick Mitzevich, cho biết: “Từ những bằng chứng mà chúng tôi có được, Kapoor đã cho thấy rằng hoạt động kinh doanh của ông ấy là phi đạo đức.”

 

 

Kapoor, có trụ sở tại thành phố New York, đã bị bắt tại Frankfurt, Đức, vào năm 2011, sau khi các điều tra viên Ấn Độ cảnh báo với Cảnh sát quốc tế (Interpol) rằng họ có bằng chứng cho thấy Kapoor có kết nối với các cổ vật bị cướp bóc từ miền nam Ấn Độ. Ông ta vẫn đang chờ xét xử ở Ấn Độ, và phải chịu yêu cầu dẫn độ từ văn phòng Chưởng lý Quận Manhattan (Manhattan District Attorney).

 

 

 

Subhash Kapoor, người buôn tác phẩm nghệ thuật được mang ra tòa ở Ấn Độ vào năm 2012. 

 

 

 

 

Trong một tuyên bố hồi tháng Ba, văn phòng Chưởng Lý cho biết Văn Phòng Chống Buôn Lậu Cổ Vật – Antiquities Tracfficking  Unit - của họ đã điều tra Kapoor “trong nhiều năm”, cáo buộc ông ta có liên quan đến “hoạt động cướp bóc, xuất cảng, và mua bán trái phép các tác phẩm nghệ thuật cổ từ Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan , Campuchia, Thái Lan, Nepal, Indonesia và các quốc gia khác ”.

 

 

Họ đã buộc tội Kapoor điều hành đường dây buôn lậu 145 triệu Mỹ kim (197 triệu Úc kim) trong hơn 30 năm.

 

 

Kapoor đã buộc tội Kapoor 86 tội danh về hành vi trộm cắp lớn, sở hữu tài sản bị đánh cắp và âm mưu lừa đảo.

 

 

 

Ông ta bị cáo buộc đã cướp hàng nghìn cổ vật từ Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác. Hơn 2,000 hiện vật bị buôn bán đã bị thu giữ từ các địa điểm cất giữ mà Kapoor thuê trên khắp thành phố New York, mặc dù nơi chốn của hầu hết các tác phẩm bị cướp được cho là đã qua tay ông ta vẫn chưa được biết đến.

 

 

 

Hoạt động này bị cáo buộc có liên quan đến các đại lý nghệ thuật ở Hong Kong (Hương Cảng) và Singapore (Tân Gia Ba), và những người phục chế tác phẩm nghệ thuật ở Brooklyn, và London, nhiều người trong số này hiện phải đối mặt với cáo buộc tương tự. Mới tuần trước, một người phục chế như vậy đã bị buộc tội ở New York vì sở hữu 22 đồ vật bị đánh cắp trị giá 32 triệu đô-la.

 

 

 

Sự hiện diện của các đồ vật của ông Kapoor trong bộ sưu tập của Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc (NGA) đã là nguồn gốc từ lâu khiến NGA bối rối.

 

 

 

Vào năm 2014, bảo tàng đã đồng ý trả lại một bức tượng trị giá 5 triệu đô-la, bức Shiva trong vai Chúa tể của Vũ điệu - Shiva as Lord of the Dance, cho chính phủ Ấn Độ sau các cuộc đàm phán kéo dài. Bước tượng đồng, mua lại từ Kapoor, được cựu thủ tướng Tony Abbott trao cho Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.

 

 

 

 

 

Một trong những tác phẩm nghệ thuật được trả lại: Thánh nhi Sambandar đang múa, được mua vào  năm 2015 (The dancing child-saint Sambandar, which was bought in 2005)

 

 

 

 

 

Vô đề (Untitled) [Chân dung một phụ nữ]  [Portrait of a Woman] Udaipur, Rajasthan, India, được mua vào năm 2009.

 

 

 

 

 

 

Cuối cùng, quyết định trả lại 14 tác phẩm nghệ thuật được đưa ra khi NGA mở rộng chính sách về xuất xứ và hồi hương các tác phẩm nghệ thuật. Thay vì làm việc trên cơ sở pháp lý nghiêm ngặt "một chiều" để xác định xem một tác phẩm có nên được trả lại hay không, ông Mitzevich nói rằng sẽ có yếu tố đạo đức trong việc này.

 

 

 

 

 

 

Giám Đốc Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc (National Gallery of Australia), Nick Mitzevich.

 

 

 

 

Ông nói: “Là một thể chế của thế kỷ 21, người ta cần xem xét sự phân nhánh rộng hơn nhiều của việc ra quyết định, và chúng ta cần cân bằng các yêu cầu pháp lý với đạo đức. Chúng tôi có một khuôn khổ mà tôi nghĩ tạo ra một sự cân bằng thích hợp.”

 

 

Ông phủ nhận rằng rào cản đối với các quyết định về việc trả lại tác phẩm đang được hạ thấp, nhưng, nói đúng hơn rằng các chuyên gia của bảo tàng sẽ xem xét "bức tranh tổng thể".

 

 

 

Mitzevich xác nhận 12 đồ vật khác trong bộ sưu tập Châu Á của NGA đang được “điều tra trực tiếp”, bao gồm cả một bức tượng Phật Bồ tát Padmapani bằng đồng gây tranh cãi. Ông nói rằng trong tương lai sẽ "không có sự khoang dung" về những lỗ hổng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ của các tác phẩm nghệ thuật.

 

Ông nói: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi đã đưa ra các biện pháp rất rõ ràng để bảo đảm điều này không xảy ra một lần nữa.”

 

 

Cao ủy Ấn Độ (India High Commissioner) tại Úc Đại Lợi, Manpreet Vohra, đã hoan nghênh quyết định mới nhất này của NGA.

 

Ông nói: “Chính phủ Ấn Độ rất biết ơn hành động thiện chí và nghĩa cử hữu nghị tuyệt vời này của Úc. Đây là những tác phẩm nổi tiếng: sự trở lại của những tác phẩm này sẽ được chính phủ và người dân Ấn Độ rất hoan nghênh.”

(LH, Theo shm.com.au; artnews.com)