Một phi hành đoàn trên chiếc máy bay Orion nhìn qua cửa sổ khi đang bay trên bầu trời Tonga sau vụ phun trào núi lửa. Ảnh: Lực Lượng Quốc Phòng Tân Tây Lan (New Zealand Defense Force).

 

 

 

Các nỗ lực liên lạc và viện trợ vẫn bị cản trở đáng kể, vài ngày sau khi núi lửa gần Tonga phun trào gây ra sóng thần. Mặc dù các báo cáo ban đầu cho thấy không có thương vong hàng loạt, một phụ nữ người Anh, bà Angela Glover được xác nhận là người đầu tiên tử vong trong thảm họa này.

 

Đó là tin tức khiến Nick Eleini kinh hoàng, chính phủ đã tìm thấy thi thể của em gái anh, Angela Glover, người bị sóng thần cuốn trôi ở Tonga.

 

"Chúng tôi suy sụp, đó là từ duy nhất tôi có thể nghĩ để mô tả cảm xúc này. Bất kỳ gia đình nào mất đi một thành viên yêu quý như vậy sẽ biết chính xác những gì tôi đang nói ở đây”

“Angela là trái tim của gia đình chúng tôi. Cô ấy là trái tim gắn kết tình cảm gia đình chúng tôi. Và bạn biết đấy, trái tim đó giờ đã không còn, giờ đã biến mất."

 

Người phụ nữ 50 tuổi mang quốc tịch Anh này đã sống ở đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương với chồng, James, từ khi họ kết hôn.

 

"Angela yêu các chú chó rất nhiều, vì vậy bà đã bắt đầu tổ chức từ thiện cho động vật có tên TAWS- Hiệp hội phúc lợi động vật Tonga. Mục đích của tổ chức này là cung cấp chỗ ở và phục hồi sức khỏe cho những chú chó hoang trước khi cố gắng tìm nhà cho chúng. Tôi biết rằng tai nạn khủng khiếp này xảy ra khi họ cố gắng giải cứu những con chó của họ."

 

Thông tin liên lạc phần lớn vẫn bị cắt với Tonga, vài ngày sau khi núi lửa phun trào gây ra cảnh báo sóng thần trên khắp Thái Bình Dương.

 

Người đứng đầu Giáo hội Uniting Church có trụ sở tại Brisbane, Fa Matangi, nằm trong số những người đang chờ tin tức từ những người thân yêu.

 

Cô đã liên tục kiểm tra mạng xã hội để chờ trả lời từ chồng mình, người mà cô nghe tin lần cuối vào thứ Bảy.

 

"Một ngày cuối tuần khá lo lắng, tôi cảm thấy trái tim mình rất nặng nề, thực sự nặng nề với lo lắng và lo lắng. Điều duy nhất tôi có thể làm là liên tục mở máy và xem có cập nhật nào không."

 

Ủy ban cấp cao New Zealand đang báo cáo thiệt hại đáng kể dọc theo bờ biển phía Tây của đảo chính Tongatapu, nơi có nhiều khu nghỉ mát, cũng như thủ đô Nuku'alofa ở phía bắc.

 

Trong khi các báo cáo ban đầu cho thấy không có thương vong hàng loạt, tình hình ở các khu vực khác của quần đảo vẫn chưa được biết.

 

Liên hợp quốc cho biết họ lo ngại trước tín hiệu báo động đến từ các đảo Fonoi và Mango bị cô lập, nằm ở vùng trũng thấp, là nơi sinh sống của khoảng 100 người.

 

Tiến sĩ địa chất Chris Firth cho biết nguy cơ núi lửa tiếp tục hoạt động vẫn còn.

 

“Tôi nghĩ mọi người cần lưu ý rằng đây có thể không phải là sự kết thúc của vụ phun trào núi lửa, có thể có, có thể không.”

 

"Thực sự rất khó để nói, nếu không có thêm thông tin vào lúc này. Lợi thế mà tôi nghĩ rằng nhiều người ở Tonga có là họ có thể nghe thấy tiếng phun trào. Chúng tôi đã thấy những bức ảnh với những vụ nổ lớn đó. Do đó, điều này ngay lập tức cảnh báo mọi người rằng sự gián đoạn diễn ra giúp họ có thể thử và tìm kiếm vùng đất cao hơn nếu có nhiều sóng thần hơn."

 

 

Alexander Matheou là Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

 

Ông nói rằng các nỗ lực cứu trợ đang bị cản trở do thiếu thông tin liên lạc.

 

"Thách thức hiện nay là không ai tiếp xúc với bất kỳ ai trên đảo, do đó tất cả chúng tôi đều ở trong bóng tối khi nói đến chính xác quy mô thiệt hại hoặc những gì mọi người đang trải qua. Những gì chúng tôi biết là tro bụi đã rơi đáng kể và các đợt sóng thần đã tàn phá đảo quốc, nhưng chúng tôi không biết mức độ thiệt hại."

 

Ông cho biết các ưu tiên của Hội Chữ thập đỏ hiện nay là lọc sạch nước uống, cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp và giúp đoàn tụ gia đình.

 

"Ở đó dân số khoảng 100.000 người và 70% trong số họ sống trên một hòn đảo. Hòn đảo đó đang bị ảnh hưởng nặng nề, chúng tôi ước tính có thể lên đến 80.000 người bị ảnh hưởng."

 

Chiến hạm HMAS Adelaide sẽ được triển khai tới Tonga vào ngày mai mang theo các nguồn cung cấp thiết yếu như nước, thực phẩm, nhiên liệu và thiết bị dọn dẹp, để bổ sung cho các nỗ lực hỗ trợ khác của chính phủ Úc.

 

Bộ trưởng phụ trách Thái Bình Dương Zed Seseljah đã nói với Nine Network rằng khả năng gửi viện trợ bằng đường hàng không vẫn bị cản trở.

 

"Tôi được biết vẫn còn một lượng tro bụi đáng kể ở sân bay. Người ta hy vọng sân bay có thể mở cửa hôm nay, nhưng nhiều khả năng là vào ngày mai. Và ngay khi mở cửa, chúng tôi có thể cung cấp một số nguồn hỗ trợ nhân đạo thông qua các máy bay C130 đã sẵn sàng khởi hành từ Amberley."