Chi phí sản xuất tăng cao khiến các sản phẩm của Úc khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập cảng giá rẻ hơn. (ABC Landline: Pip Courtney)

 

 

NAM ÚC – Nhiều nông gia Úc cho biết ngành này đang phải vật lộn để cạnh tranh với các sản phẩm sữa bò tươi nhập cảng giá rẻ vì chi phí sản xuất tại Úc vẫn cao và người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm tương với giá hợp túi tiền hơn.

 

Mặc dù nông dân chăn nuôi bò sữa ở Úc đã sản xuất 387.000 tấn phô-mai chỉ riêng trong năm tài chính trước, khoảng một phần tư tổng số sản phẩm sữa tiêu thụ tại Úc là hàng nhập cảng, đặc biệt là phô-mai và bơ.

 

Michael Harvey, là chuyên gia phân tích của Rabobank về ngành sữa, cho biết nước Úc đã nhập cảng nhiều sản phẩm sữa mặc dù có ngành công nghiệp lớn trong nước.

 

 

Áp lực chi phí sinh hoạt đang thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm giảm giá. (ABC Rural: Selina Green)

 

 

Ông Harvey cho biết, "Chúng tôi thấy rất nhiều phô-mai được nhập cảng vào trong nước để dùng cho việc sản xuất, hoặc làm nguyên liệu, nên có khá nhiều phô-mai từ Tân Tây Lan (New Zealand), và thậm chí từ Hoa Kỳ để phục vụ các ngành dịch vụ thực phẩm, đôi khi trong kênh bán tạp hóa".

 

Ông Harvey cho biết tình huống này đã và sẽ là xu hướng lâu dài trong khi nguồn cung cấp sữa trong nước Úc đã sụt giảm.

Ông nói, "Và giá cả cũng quan trọng nữa",

"Khi có khoảng cách cung cầu và việc nhập cảng sản phẩm giá cả phải chăng là hợp túi tiền, bạn sẽ mua hàng nhập cảng".

 

Có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết cho người tiêu dùng sữa tại Úc trên các kệ hàng siêu thị. (ABC Rural: Selina Green)

 

 

Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của chuỗi siêu thị Woolworths cho biết công ty cam kết hỗ trợ nông dân Úc.

 

Woolworths cho biết phần lớn các sản phẩm sữa của Woolworths đều có nguồn gốc từ Úc.

Phát ngôn viên này nói, "Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn và đảm bảo rằng quốc gia xuất xứ được dán nhãn rõ ràng trên tất cả các sản phẩm sữa của chúng tôi để giúp khách hàng đưa ra lựa chọn sáng suốt",

"Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận hiện tại của chúng tôi cân bằng những cân nhắc này trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất sữa của Úc".

 

 

Còn hát ngôn viên của chuỗi siêu thị Coles cho biết họ tự hào có mối quan hệ lâu dài với hơn p100 nông dân chăn nuôi bò sữa ở Úc.

Phát ngôn viên của Coles nói, "Phần lớn các loại phô-mai mà chúng tôi bán tại Coles đều được các nhà cung cấp sữa của chúng tôi tự hào sản xuất tại Úc",

"Trên thực tế, hơn 80 phần trăm phô-mai bán ra hàng ngày của chúng tôi, một mặt hàng chủ yếu của nhiều người Úc, được bán tại Coles được sản xuất tại Úc từ sữa Úc."

 

 

'Mối lo lắng lớn lao'

Janine Waller, là giám đốc của Liên đoàn các Sản phẩm từ Sữa Úc -  Australian Dairy Products Federation - cho biết khối lượng ngày càng tăng của các sản phẩm từ sữa nhập cảng là mối lo lắng lớn đối với ngành chế biến.

 

Bà Waller nói, "Người Úc đã dần dần ăn nhiều sản phẩm hơn từ sữa nhập cảng giá rẻ hơn, và nếu tôi nhìn lại năm ngoái, thì một trong bốn sản phẩm được tiêu thụ là từ các sản phẩm nhập khẩu",

"Thách thức ở tình huống này là những sản phẩm nhập cảnh đã có chỗ đứng tốt trên thị trường".

 

Bà cho biết áp lực về chi phí sinh hoạt đối với người tiêu dùng là một thách thức lớn cần vượt qua.

Bà Waller nói, "Người tiêu dùng có xu hướng muốn mua các sản phẩm thuộc loại nhãn hiệu cửa hàng (private label), các sản phẩm giảm giá, và mặc dù họ thật lòng muốn mua các sản phẩm của Úc, nhưng đôi khi họ không thể, hoặc không thể phân biệt được sản phẩm nhập cảng với vô số sản phẩm khác khi nó được bày trên kệ trong bao bì màu xanh lá cây và màu vàng"

 

 

Janine Waller cho biết người tiêu dùng đang mua sản phẩm dựa trên giá cả. (Ảnh: Được cung cấp, abc.net.au)

 

 

Bà Waller cho biết chi phí sản xuất tăng cao khiến các sản phẩm của Úc khó cạnh tranh về giá.

Bà cho biết, "Ba năm trước, chúng ta đã phải trả nhiều tiền hơn cho nguyên liệu thô để làm vật liệu so với mức giá đang diễn ra trên thế giới, và, điều đó rõ ràng đã thu hút một lượng lớn các sản phẩm sữa nhập  cảng giá rẻ vào các kệ siêu thị của chúng ta.”

 

Sản lượng sữa ở Úc đã giảm trong thập niên qua. (ABC News: Olivia Sanders)

 

 

Bà Waller kêu gọi chính phủ giải quyết vấn đề này như một vấn đề về "an ninh lương thực".

Bà nói, "Trung Quốc đã có một động thái rất lớn xung quanh việc họ làm thế nào để bảo đảm rằng họ có thể tự cung tự cấp trên cương vị một quốc gia ... vì vậy chúng tôi thực sự mong muốn chính phủ của mình làm điều tương tự",

"Chúng ta thực sự làm việc với chính phủ, nông dân và các tiến trình song song như thế nào để thực sự có một ngành công nghiệp mạnh mẽ và năng động?

"Chúng ta cần bảo đảm rằng chúng ta có nguồn cung cấp trong nước an toàn, năng lực chế biến hiệu quả, thực sự tạo ra giá trị trong ngành sữa của chúng ta, và rõ ràng là có thể đương đầu được với hàng nhập cảng."

 

Ben Bennett, là chủ tịch của hội hiệp nông dân chăn nuôi và sản xuất sữa - Australian Dairy Farmers - cho biết sản lượng sữa trong nước đã giảm khi Úc chuyển sang trở thành nước nhập cảng sữa nhiều hơn là bán ra được sữa.

 

Ông Bennett cho biết, "Điều này hoàn toàn làm suy yếu hệ thống cung cầu trong nước chúng ta",

 

Ben Bennett cho biết hàng nhập cảng đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất sữa trong nước. (Nguồn: Australian Dairy Farmers)

 

 

"Mỗi khi có vẻ như chúng ta sắp kiếm được một đô-la, thì họ lại nhập cảng hàng chục nghìn tấn sữa, vì vậy chúng ta đã bị tụt hậu."

 

 

Chưa biết được tác động của quan thuế

Mặc dù ông Harvey cho biết bất kỳ mức quan thuế tiềm tàng nào cũng có thể làm thay đổi thêm hoạt động thương mại sữa trên thị trường quốc tế, nhưng có thể sẽ ít bị tác động so với các mặt hàng khác.

 

Ông nói, "Chúng tôi không thấy điều này gây gián đoạn đáng kể, theo cách mà nó đang diễn ra hiện tại",

"Trên thực tế, chúng tôi nhập cảng khá nhiều sữa từ Mỹ vào thị trường Úc, đặc biệt là sản phẩm phô-mai, vì vậy đó là luồng thương mại đi theo hướng ngược lại".

 

Mặc dù được coi là một bên tham gia chính trên thị trường sữa quốc tế, Mỹ xuất cảng ít hơn New Zealand hoặc Liên minh Âu châu.

 

 

Michael Harvey cho biết quan thuế của Hoa Kỳ sẽ không được cảm nhận rõ ràng trong ngành sữa. (Nguồn: Rabobank)

 

Các thị trường xuất cảng chính của Úc là Trung Quốc, Nhật Bản, Tân Gia Ba (Singapore), Nam Dương (Indonesia) và Mã Lai Á (Malaysia).

 

(Theo Báo Nam Úc)