Tôi xin tự giới thiệu với độc giả đồng hương: Tôi tên Z, phụ nữ ở tuổi ngũ tuần, là một ke-rờ (carer), được huấn luyện bài bản, có sáu năm từng trải trong nghề - dẫu đó chỉ là “nghiệp dư”.

 

Tôi tin rằng ke-rờ chẳng lạ gì với bất cứ ai trong cộng đồng Việt chúng ta vì “website” của chính phủ Úc cho biết các loại hình chăm sóc có tỷ lệ người sinh ra ở các quốc gia không nói tiếng Anh cao nhất là chăm sóc tại nhà (31%), chăm sóc phục hồi ngắn hạn (25%) và chăm sóc tại nhà tạm thời (24%).

 

Trước khi tôi thuật lại những vui buồn trong “nghề” của mình, tôi muốn liệt kê ra đây một vài con số thống kê có liên quan tới nghề mà ông xã tôi cho biết sau khi dạo chơi online nhiều lần qua các trang mạng của cơ quan hữu trách - như vậy bảo đảm thông tin chính xác chứ không như thông thường “nhà báo hay nói sai”. Theo đó, ít nhất 3 triệu người Úc, bao gồm 958,500 người sống tại NSW, cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ liên tục cho một thành viên gia đình hoặc bạn bè (không trực tiếp nhận tiền công bao gồm 10% chăm sóc người khác, 24% chăm sóc trẻ em, 40% chăm sóc người phối ngẫu và 26% chăm sóc cha mẹ). Điều đó có nghĩa là hơn 1 trong 9 người Úc và hơn 1 trong 9 cư dân NSW là người chăm sóc (carer). Nói một cách khác, dân Úc nhìn chung thì… quá yếu. Gì mà cứ 9 người đã có 1 người lo chăm sóc người khác rồi, thử hỏi còn bao nhiêu người được xếp vào hàng khỏe đây? Ấy chết, tôi phải đưa vào đây định nghĩa (của chính quyền) thế nào là người ke-rờ?

 

Theo mô tả công việc của một ke-rờ, nghề này oai lắm: Đó là người cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân cho những người khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt tại nhà của họ, để nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Người ke-rờ làm việc dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế và chịu trách nhiệm cho “khách hàng” uống thuốc, theo dõi sức khỏe tinh thần và thể chất của khách hàng; hỗ trợ các công việc gia đình và vệ sinh cá nhân, tắm rửa cho khách hàng • Hỗ trợ khách hàng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau (tập thể dục, đi ra ngoài, đi mua sắm, đi bác sĩ, đưa đến nơi thờ phượng của một tôn giáo nào đó…) • Duy trì sự sạch sẽ và an toàn cho ngôi nhà của khách hàng.

 

Đây là loại ke-rờ có tiền công khi làm việc chăm sóc. Nếu dại miệng, gọi bằng cụm từ khác cũng không ngoa gì (nhưng tôi không dám nói ra)

 

Ông nhà nước nhờ dịch vụ ke-rờ mà tỷ lệ thất nghiệp quốc gia tụt xuống dưới 5 phần trăm. Còn tôi, nhờ gia nhập lực lượng ke-rờ tôi khỏi phải trình diện xin việc làm với Centrelink hoặc làm 40 hay gần 40 giờ mỗi tuần theo đúng lịch làm việc của công ty, hãng xưởng.

 

Với công việc ke-rờ, tôi chỉ xin làm 20 tiếng mỗi tuần tức mỗi ngày làm 4 tiếng cho hai khách hàng. Tất nhiên tôi cũng phải tuân theo yêu cầu của công ty tôi đăng ký nhận việc, chứ thực sự không phải tôi muốn gì là được đó. Tiền chênh lệch giữa đồng lương tôi lãnh được và mức trợ cấp xã hội nếu trội thì tôi giữ trọn còn nếu thấp thì “ông xã hội” bù thêm, chẳng đi đâu mà thiệt nhưng được cái chỉ làm khoảng 20 giờ một tuần – thời giờ còn lại tha hồ thong dong.

Công việc ke-rờ xem đa đoan, cực nhọc nên chính phủ chấp nhận cho công ty quản lý dịch vụ chăm sóc tính $63/giờ (từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối các ngày trong tuần, còn làm ngoài khung giờ này và vào thứ Bảy hay Chúa nhật thì tiền dịch vụ mà công ty rút từ quỹ hỗ trợ của khách hàng mỗi giờ sẽ gấp đôi hoặc gấp ba) nhưng khi trả cho ke-rờ, chẳng bao giờ họ trả quá $35/giờ tức công ty nuốt trửng $28 mỗi giờ. Ngoài ra công ty quản lý quỹ và cung cấp dịch vụ chăm sóc dành cho một khách hàng còn được hưởng trên 26 phần trăm của tổng số tiền quỹ. Thí dụ một khách hàng cấp độ III, quỹ hỗ trợ của họ là $35,000/năm, công ty quản lý quỹ hỗ trợ và cung cấp dịch vụ “nuốt” $9,100/năm; cộng thêm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ nữa. Nhiều người làm chủ công ty quản lý quỹ và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người bệnh tật, già yếu trở nên giàu sụ rất mau. Còn người ke-rờ thì cũng làng nhàng.

 

Đối với tập quán truyền thống của người Việt, việc chăm sóc một người than làchuyện bình thường. Cha mẹsanh con nuôi nấng nên người, nay cha mẹgiàyếu, con cháu phải chăm sóc làchuyện đương nhiên; không cócon, cháu nào “bất hiếu” đến cái độruồng rẫy cha

mẹ, bỏ bê ông bà. Thế nhưng ở Úc, người than chăm sóc người than cũng được trả tiền công không trực tiếp thì cũng gián tiếp bằng tiền của quỹ xã hội. Cho nên nhànướcÚc coi việc chăm sóc kháquan trọng đòi hỏi người chăm sóc phải học một số kỹ năng chuyên môn. Nhà nước còn phổ biến tài liệu cảnh báo rằng cónhững thách thức mà người chăm sóc phải đối mặt.

 

Theo đó, những thách thức mà người chăm sóc phải đối mặt bao gồm:

• Thiếu hiểu biết vềtất cảchuyện gìsẽxảy ra khi thực hiện vai tròngười chăm sóc – nhất làngười nhà đứng ra chăm sóc thân nhân.

• Cảm giác tội lỗi của người chăm sóc vì làm mệt hoặc bực mình về việc gì đó đâm ra cáu kỉnh.

• Không biết khi nào nên nói 'Không' với người cần sự chăm sóc.

• Hết thời gian – cứnhư chừng không đủthời giờ để làm tròn việc chăm sóc.

• Căng thẳng về thể chất và cảm xúc mãn tính vì trách nhiệm và mệt nhọc với việc làm.

• Thiếu ngủ - có khi lo lắng đến mất ngủ.

• Bệnh nhân khó tính – rất thường gặp.

• Động lực gia đình – chưa hẳn được gia đình hài lòng về “ngề chăm sóc”.

• Không đủ tiền – đồng lươngít hơn làđi làm việc khác.

• Căng thẳng trong các mối quan hệ khác – ngại ngùng khi bè bạn biết mình là ke-rờ.

Đó là chuyện các chuyên gia về chăm sóc liệt kê, còn thực tế trong nghề chăm sóc phải thực sự "nằm trong chăn mới biết chăn có rận". Trong số báo tới tôi sẽ kể tất tật để quý đồng hương thương cho nghề ke-rờ!!

 

 

 

 

Thống kê về ke-rờ và người sử dụng dịch vụ chăm sóc

 

• Có hơn 3 triệu người chăm sóc trên khắp nước Úc,

riêng tại NSW có khoảng 958,500 ke-rờ

• Người chăm sóc chiếm gần 12% dân số Úc

• 4.6% trong số tất cả người Úc (1.2 triệu người) là người chăm sóc chính, những người cung cấp hỗ trợ không chính thức nhất cho thành viên gia đình hoặc bạn bè

• 40% người chăm sóc chính dựa vào trợ cấp của chính phủ làm nguồn thu nhập chính của họ

• Hai phần ba người chăm sóc chính là phụ nữ

• Độ tuổi trung bình của người chăm sóc chính là 54

• 11% người chăm sóc dưới 25 tuổi - tăng 60% kể từ năm 2018

• 30% người chăm sóc chính được chăm sóc 40 giờ mỗi tuần trở lên

• 43.8% người chăm sóc chính bị khuyết tật

• 58.3% người chăm sóc có mức độ hạnh phúc thấp so với 30.4% người Úc.

• 10% chăm sóc người khác

• 24% chăm sóc trẻ em

• 40% chăm sóc người phối ngẫu

• 26% chăm sóc cha mẹ.

 

 

DỮ LIỆU VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC

 

• Vào ngày 30 tháng 6 năm 2023, có khoảng 456,000 người sử dụng dịch vụ chăm sóc bao gồm do người nhà, người chăm sóc đến tại nhà, chăm sóc chuyển tiếp hoặc chăm sóc phục hồi ngắn hạn tại Úc. Con số này bao gồm 193,000 người sử dụng dịch vụ chăm sóc từ người nhà lâu dài hoặc tạm thời, 258.000 người sử dụng dịch vụ chăm sóc đến tại nhà và 4,500 người sử dụng dịch vụ chăm sóc chuyển tiếp hoặc chăm sóc phục hồi ngắn hạn.

• Những người sống trong cơ sở chăm sóc lưu trú cố định lớn tuổi hơn (58% người nhận sự chăm sóc từ 85 tuổi trở lên), trong khi những người tiếp cận hỗ trợ tại nhà và đến nhàchăm sóc trẻ hơn (lần lượt là 29% và 40% từ 85 tuổi trở lên).

• Trong chăm sóc tại nhà và đến nhàchăm sóc, có khoảng 5,100 người dưới 65 tuổi - trong sốnày có khoảng 2,100 người trẻ sống trong cơ sở chăm sóc lưu trú cố định.

• Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi dưới 65 tuổi cao hơn một chút trong dịch vụ hỗ trợ tại nhà (1.9%) so với dịch vụ đến nhà chăm sóc (1.2%) và dịch vụ chăm sóc lưu trú cố định (1.1%).

• Khoảng 2 trong 3 người (65%) sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi là phụ nữ.

• Các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có tỷ lệ phụ nữ lớn nhất là dịch vụ chăm sóc lưu trú cố định (66% phụ nữ, 34% nam giới), dịch vụ chăm sóc tại nhà (65% phụ nữ, 35% nam giới) và dịch vụ hỗ trợ đến nhà (64% phụ nữ, 36% nam giới).

• Số lượng người sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại nhà đã tăng 13% trong 6 năm từ 723.000 người vào năm 2016–17 lên 816.000 người.

• Xu hướng trong giai đoạn từ năm 2013–2023 cho thấy rằng: Tỷ lệ nam giới tham gia chăm sóc tại nhà ngày càng tăng theo thời gian (nam giới chiếm 31% số cư dân vào năm 2013, so với 34% vào năm 2023).