Từ ngày 1 tháng Bảy, một số nhà bán lẻ lớn sẽ phải trả mức thuế 4 xu cho mỗi sản phẩm may mặc mới được bán ở Úc. Ảnh: SBS

 

 

AUSTRALIA - Từ thứ Hai ngày 1 tháng Bảy, một số nhà bán lẻ lớn sẽ phải trả khoản thuế 4 xu cho mỗi sản phẩm may mặc mới, được bán ở Úc. Đây này là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Liên bang, nhằm hạn chế rác thải dệt may đối với người Úc, những người tiêu dùng quần áo lớn nhất thế giới tính theo bình quân đầu người. Bất chấp thành tích kém cỏi về rác thải của người Úc, các chuyên gia cho biết xu hướng bền vững ngày càng gia tăng.

 

Raquel Calandre nói, "Tôi rất vui mừng được cho bạn xem những gì tôi có”,

Lucy Gee nói, “Đầu tiên tôi có chiếc áo này, quả thật dễ thương. Sau đó, tôi có chiếc áo này, đúng là tôi bị ám ảnh”

Raquel Calandre nói “Giày để múa ba-lê đang là xu hướng”,

Lucy Gee nói “Chiếc túi như cái bị màu vàng này có giá 13 đô-la”.

Đó là video giới thiệu quần áo, video mở hộp và thử sản phẩm, với các mạng xã hội tràn ngập các xu hướng mới nhất.

 

Raquel Calandre, học sinh lớp 11 tại trường Cao đẳng Santa Sabina ở Nội ô phía Tây Sydney, mô tả áp lực phải theo kịp.

 

Raquel Calandre nói "Em đi dự rất nhiều bữa tiệc và mỗi lần ra ngoài, em lại nghĩ 'Tôi cần một bộ quần áo mới’.

“Có xu hướng là bạn không thể đăng thứ gì đó 2 lần lên mạng, khi mặc cùng một bộ quần áo”.

 

Giới trẻ bước vào thời trang thật nhanh, với giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, như học sinh lớp 12 là Lucy Gee mô tả, nó có ở khắp mọi nơi.

 

Lucy Gee nói "Trên xe buýt và ở các tòa nhà, nó luôn hiện rõ trên khuôn mặt bạn".

'Các xu hướng đến và đi rất nhanh".

"Em đoán bản năng tự nhiên của con người, là chạy theo những xu hướng đó và nó quá rẻ và quá tiện lợi”.

 

Thế nhưng năm rồi, một thời điểm đáng suy ngẫm đối với những sinh viên quan tâm đến tình trạng này.

 

Lucy Gee nói "Chúng em có thể bán quần áo hết sức rẻ giống như thời trang nhanh và chúng em cũng có thể thực sự tiện lợi”.

 

Và thế là cửa hàng quần áo được yêu thích, có tên là 'Santa Style' đã ra đời.

 

Cửa hàng hiện là một địa điểm cố định, trong khuôn viên trường Cao đẳng Santa Sabina ở Nội ô phía Tây Sydney.

 

Raquel Calandre cho biết, số quần áo được quyên góp được thường là quần áo hàng hiệu, nhưng có giá chỉ từ 2 đến 20 đô-la.

 

Ngoài ra còn có một cửa hàng trực tuyến nữa.

 

Raquel Calandre nói, "Chúng em có thể mang thứ gì đó mà người khác sẽ không mặc lại rồi đến tặng, và người khác có thể mặc nó, em có thể mua thứ gì đó ở đây, mà người khác sẽ không mặc nữa".

"Chúng em không lãng phí, chúng em đang thực sự là tái sử dụng chúng".

"Em có thể mua được những thứ ở đây, thay vì mua một chiếc váy với giá 100 đô-la và mặc nó một lần”.

 

Trong tháng này, học sinh lớp 11 là Emma Wong đã đến thăm các trường khác trong khu vực, để quảng bá ý tưởng này.

 

Emma Wong nói, "Không cần phải là tập đoàn lớn như Vinnies mới làm được điều đó, bạn thực sự có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ để tạo ra tác động lớn”.

 

Trong khi đó theo một phúc trình được Viện Australia công bố vào tháng trước, người Úc là nước tiêu dùng quần áo, giày dép và túi xách lớn nhất thế giới tính theo đầu người.

 

Mỗi năm, chúng ta mua trung bình 56 mặt hàng mới.

 

Và giá trị trung bình của những mặt hàng đó chỉ là 13 đô la, thấp hơn nhiều so với Anh, Mỹ, Nhật Bản và Brazil.

 

Ngoài ra mỗi năm, hơn 200 ngàn tấn quần áo bị đưa vào bãi rác, tương đương với trọng lượng của gần bốn cây cầu cảng Sydney.

 

Đó là vấn đề mà Tổng trưởng Môi Sinh, Tanya Plibersek, đang tìm cách giải quyết, thông qua Chương trình Quản lý Sản phẩm Quần áo Quốc gia, chính thức bắt đầu vào tuần này.

 

Phát biểu hồi đầu tháng này tại sự kiện ra mắt ở Sydney, bà Plibersek cho biết việc hạn chế tiêu thụ quần áo ‘là một thách thức đáng kinh ngạc đối với chúng ta, với tư cách là một quốc gia’.

Bà nói "Đó là một vấn đề môi trường thực sự nghiêm trọng và đó là một vấn đề môi trường thực sự nghiêm trọng, đặc biệt khi chúng ta đang thấy một lượng lớn thời trang giá rất thấp”.

 

Được biết trong 12 tháng qua, 62 nhà bán lẻ đã tự nguyện đăng ký và từ ngày 1 tháng 7, họ sẽ phải trả khoản thuế 4 xu cho mỗi sản phẩm may mặc mới ,được đưa ra thị trường.

 

Nguồn vốn sẽ được chuyển hướng sang đào tạo các doanh nghiệp cải tiến thiết kế sản phẩm, giảm thiểu chất thải và giáo dục người tiêu dùng.

 

Bà Nina Gbor, Giám đốc Chương trình Chất thải và Kinh tế Tuần hoàn tại tổ chức tư vấn chính sách Australia Institute cho biết, đây là một khởi đầu tốt nhưng cho rằng, mức thuế quá thấp để thay đổi hành vi của thương hiệu.

Bà nói “Thật vui khi thấy Chính phủ đang làm điều gì đó về vấn đề rác thải quần áo ở đất nước này, nhưng tiếc là điều đó là chưa đủ, chúng tôi cần thêm khoảng 50 xu cho mỗi bộ quần áo”.

 

Ngoài ra bà Gbor cũng đang kêu gọi Úc áp dụng cách tiếp cận tương tự như Pháp, quốc gia đang tìm cách áp thuế 16 đô la, đối với việc bán các mặt hàng thời trang nhanh và cấm quảng cáo những sản phẩm như vậy.

 

Tiến sĩ Eloise Zoppos là giám đốc nghiên cứu và tham gia tại Phòng Nghiên cứu Bán lẻ và Người tiêu dùng Úc, của Trường Kinh doanh Monash.

 

Bà cho biết tính bền vững không còn là xu hướng nữa, mà là ‘một phong trào tiêu dùng’.

Bà nói "Những gì chúng tôi đang tìm thấy, cả trong nghiên cứu của chúng tôi và trong xu hướng lớn hơn trên khắp nước Úc và toàn cầu là, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mọi người đang tìm kiếm những cách mới và khác nhau để tham gia vào các hành vi bền vững và thực sự mua sắm theo giá trị của họ".

"Nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện vào đầu tháng 6 cho thấy, gần một nửa số người mua sắm ở Úc nói rằng, tính bền vững là một yếu tố quan trọng khi mua hàng lẻ".

"Vì vậy, chúng ta đang thấy việc hoán đổi quần áo, chúng ta ngày càng thấy nhiều hơn".

"Ví dụ mọi người mua đồ cũ, hoặc mua hàng đã qua sử dụng từ các chợ trực tuyến”.

 

Trên mạng, ngày càng có nhiều người sáng tạo nội dung phản đối thời trang nhanh còn gọi là ‘mì ăn liền’.

 

Bà Maggie Châu có trụ sở tại Melbourne, nằm trong số đó.

Bà nói "Vì vậy vào năm 2019 tôi đã quyết định, trước đó tôi đã làm việc với các thương hiệu thời trang nhanh, nhận quà tặng, mặc quần áo mới của họ".

"Việc đó thật vui và thực sự lôi cuốn, nhưng sau một thời gian nó để lại vị chua trong miệng tôi, nó có thể khó khăn".

"Có rất nhiều xu hướng trong xã hội, nhưng tôi thực sự cố gắng giảm mức tiêu dùng của mình và chỉ mua những thứ cần thiết”.

 

Được biết hầu hết quần áo trong tủ quần áo của bà Châu đều đã qua sử dụng nhưng bà kiên quyết khi rằng, mọi người vẫn có thể nhận được tác dụng kích thích từ việc mua sắm đồ cũ.