Bất kỳ loại trái cây nào được bán vào tiểu bang Nam Úc sẽ cần nhãn dán thân thiện với môi sinh khi lệnh cấm có hiệu lực.

 

 

NAM ÚC - Tiểu bang Nam Úc đã hoãn việc khai triển lệnh cấm nhãn  làm bằng nhựa dán trên trái cây, áp dụng trên toàn quốc, do lo ngại chi phí sẽ quá cao đối với nông dân.

 

Tiểu bang Nam Úc dự kiến sẽ trở thành khu vực pháp lý đầu tiên trên cả nước thực hiện động thái thân thiện với môi trường này vào tháng Chín, trong khi tiểu bang NSW đang xem xét một lệnh cấm tương tự.

 

Nhưng Chánh quyền đã tạm dừng việc áp dụng lệnh cấm trên tại tiểu bang Nam Úc, và hiện cho biết cả hai tiểu bang sẽ hợp tác để tiết kiệm chi phí, sau những lo ngại rằng các công ty sản xuất trái cây và rau quả đang gặp khó khăn và chi phí cho nhãn dán mới sẽ khiến họ khó khắn trong việc tiếp tục cung cấp sản phẩm ra thị trường ở tiểu bang Nam Úc.

 

 

Bộ trưởng Môi sin Tiểu bang Nam Úc, Susan Close, cho biết: "Tiểu bang NSW đã cam kết sẽ loại bỏ những nhãn làm bằng nhựa dán trái cây và chuyển sang nhãn làm bằng vật liệu phân hủy sinh học vào năm 2030 — cuộc thảo luận của chúng tôi sẽ là chúng ta có thể thực hiện sớm hơn được chừng nào so với dự định. Chúng ta sẽ có thể loại bỏ những (nhãn dán) mà phải thừa nhận là ai cũng ghét… nhưng tôi không muốn gây gián đoạn cho những người muốn mua sản phẩm tại siêu thị, và tôi cũng không muốn gây ra quá nhiều thiệt hại cho các công ty sản xuất ở địa phương.”

 

Khắc laser là một cách để hiển thị thông tin về sản phẩm và mã vạch một cách thân thiện với môi sinh. Ảnh: NewsWire

 

 

Giải pháp thay thế cho nhãn làm bằng nhựa dán trên trái cây là nhãn phân hủy sinh học, nhãn làm bằng giấy không tráng nhựa, hoặc khắc laser.

 

Việc tiểu bang Nam Úc đi đầu trong việc loại bỏ nhãn dán làm bằng nhựa đồng nghĩa với việc nông dân sẽ gặp khó khăn; nhãn dán phân hủy sinh học có giá gấp khoảng hai lần, và bất kỳ loại trái cây nào được bán trong tiểu bang đều phải dán nhãn, bất kể nó được trồng ở tiểu bang khác hay không.

 

Nhưng quy tắc thân thiện với môi sinh bắt đầu từ ngày 1 tháng Chín vẫn sẽ mang lại những thay đổi trong chánh sách chống nhựa.

 

Từ tháng Chính tại tiểu abng Nam Úc, chai nước tương nhỏ mang đi xài một lần (plastic fish-shaped soy sauce bottle) làm bằng nhựa sẽ bị cấm, cũng như dao kéo và ống hút làm bằng nhựa, thường được đặt chung vào với thức ăn và đồ uống, chẳng hạn như ống hút trên hộp nước ép, sẽ bị cấm.

 

Nam Úc là tiểu bang đầu tiên cấm túi mua sắm bằng nhựa nhẹ, có hiệu lực từ năm 2009; tiểu bang Victoria và sau đó là tiểu bang NSW là những nơi cuối cùng làm theo, hơn một thập niên sau đó.

 

 

(Theo savietnews.com.au)