Hình ảnh đồ họa máy tinh khu trục hạm lớp Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc. Nguồn: Được cung cấp

 

 

AUSTRALIA - Chính phủ vừa công bố kế hoạch cải tổ Hải quân Hoàng gia Úc trị giá 54 tỷ đô-la để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Kế hoạch cho thấy việc mua lại các tàu khu trục mới được chế tạo ở nước ngoài và các tàu không người lái được trang bị vũ khí hạng nặng.

 

Kế hoạch chi tiết mới cho thấy chính phủ mua lại các tàu khu trục mới được chế tạo ở nước ngoài và các tàu không người lái được trang bị vũ khí hạng nặng, trong khi đó một số chương trình đóng tàu hiện tại bị cắt giảm hoặc hủy bỏ.

 

Các thủy thủ đứng nghiêm trang trên tàu HMAS Sydney, với tư cách là người chỉ huy hàng đầu của lực lượng hải quân, cùng Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles để công bố lộ trình mới.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles nói “Chính phủ Albanese đang thông báo việc tăng số lượng tàu chiến để trở thành hạm đội lớn nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai”.

 

Phó Thủ tướng tiết lộ kế hoạch đổi mới lớn đội tàu cũ kỹ của mình vì lo ngại lực lượng này sẽ bị lép vế trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.

 

Số lượng tàu chiến sẽ tăng từ 11 lên 26 chiếc.

 

Phó Đô đốc Hải quân Mark Hammond hoan nghênh khoản đầu tư này, với tổng chi phí là 54 tỷ đô-la.

"Đây sẽ là lực lượng tác chiến mặt nước lớn nhất mà chúng tôi từng vận hành trong nhiều thế hệ, đây cũng sẽ là lực lượng nguy hiểm nhất."

 

Các tàu hiện tại sắp hết tuổi thọ và các dự án đang phải đối mặt với sự chậm trễ và thất bại hàng tỷ đô la, đo đó chính phủ đang thực hiện một cuộc đánh giá sâu rộng do Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu William Hilarides chủ trì.

 

Đơn đặt hàng của Chính phủ với 9 tàu khu trục chống ngầm lớp Hunter được đóng ở Adelaide sẽ giảm xuống còn 6 chiếc.

 

Trong khi đó, ba tàu khu trục tác chiến trên không lớp Hobart hiện tại sẽ được nâng cấp thêm.

 

Mười một tàu khu trục đa năng mới với thiết kế quốc tế hiện sẽ được đặt hàng như một phần của lớp tàu chiến thứ hai.

 

Ba chiếc đầu tiên sẽ được chế tạo ở nước ngoài, tám chiếc còn lại ở Tây Úc để đẩy nhanh quá trình triển khai.

 

Lợi ích chính trị lớn cho Đảng Lao động là duy trì hoạt động đóng tàu ở Nam Úc, nơi tàu lớp Hunter được chế tạo và bảo trì, và Tây Úc là nơi công việc đang được tiến hành để nâng cấp nhà máy đóng tàu Henderson.

 

Thủ hiến Nam Úc Peter Malinauskus, phát biểu tại Adelaide:

"Ngày này đã được mong chờ lâu rồi. Chúng tôi mong muốn sự chắc chắn cho lực lượng lao động đóng tàu ở Nam Úc từ lâu.”

“Thành thật mà nói, đất nước này đang tìm kiếm sự chắc chắn những con tàu sẽ mang lại cho chúng ta chủ quyền và sự an ninh mà chúng ta cần trong những thập kỷ tới.”

“Hôm nay, chính phủ liên bang đã rõ ràng đưa ra cho chúng ta một cam kết có thể tin cậy được."

 

Chính phủ cũng có kế hoạch mua sáu tàu lớn, mỗi tàu được trang bị 32 bệ phóng hỏa tiễn.

 

Các tàu giống máy bay không người lái mang hỏa lực mạnh - hiện đang được phát triển ở Mỹ - sẽ đi vào hoạt động vào giữa những năm 2030.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles giải thích.

"Đúng là những chiếc tàu này đang được phát triển theo cách mà chúng ta có thể được tháo rời, ý định của chúng tôi là có thể điều khiển chúng.”

“Vì vậy chúng tôi sẽ làm việc với Hoa Kỳ về vấn đề này, chúng tôi rất tự tin về việc có thể đưa chúng vào lực lượng hải quân của chúng ta trong khung thời gian mà chúng ta đã mô tả."

 

Chính phủ đã hủy bỏ kế hoạch kéo dài thời gian nâng cấp các tàu khu trục lớp ANZAC được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1980.

 

Khi quá trình ngừng hoạt động tàu HMAS ANZAC bắt đầu - các thiết bị thay thế của nó sẽ không hoạt động trong ít nhất một thập niên.

 

Phát ngôn nhân về Quốc phòng của phe đối lập, Andrew Hastie, cảnh báo hải quân Úc vẫn dễ bị tổn thương trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về xung đột trong khu vực của chúng ta.

"Chúng ta sẽ không nhìn thấy một con tàu nào được đi vào sử dụng cho đến năm 2031, giả sử chiếc máy bay này vẫn hoạt động theo dòng thời gian, nó không đáp ứng được những thách thức chiến lược cấp bách mà thế giới nguy hiểm này gặp phải.”

“Thật là mỉa mai khi lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn có thể có khả năng tấn công tốt hơn hơn Lực lượng Quốc phòng Úc.”

 

Như Jennifer Parker, một chuyên gia tại ANU Security College giải thích - quy mô của đội tàu sẽ giảm trong thời gian ngắn.

"Tôi nghĩ rằng chính phủ đã đưa ra đánh giá rằng rủi ro tiềm tàng không nhất thiết phải lớn như vậy trong bốn năm tới. Hiện tại, điều đó không phù hợp với những gì một số đồng minh của chúng ta đã nói.”

“Nhưng rất khó để có được tàu, bạn không thể gọi cho Amazon và họ sẽ giao hàng. Việc này sẽ mất thời gian."

 

Việc đầu tư vào hạm đội diễn ra khi Hải quân, giống như các bộ phận quốc phòng khác, đang phải vật lộn với những thách thức trong việc tuyển dụng.

 

Tổ chức hiện có khoảng 15.000 nhân viên - mục tiêu là tăng con số đó lên 20.000 vào năm 2040.

 

Bộ trưởng Marles cho biết thông báo này, cung cấp một động lực quan trọng.

"Đã có rất nhiều công việc tuyệt vời được thực hiện để giảm khoảng cách cho Hải quân của chúng ta. Chúng ta thực sự cần phát triển Hải quân của mình nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ thông báo ngày hôm nay thực sự là một phần cơ bản của điều đó."