Một bức tường chắn biển đang được xây dựng tại Collaroy ở Sydney, để bảo vệ nhà ở khỏi mực nước biển dâng cao. Nguồn: Getty / Brook Mitchell

 

 

 

AUSTRALIA - Phúc trình về Tình hình Khí hậu Úc năm 2024 đã được công bố và cảnh báo rằng nếu hành động bị trì hoãn, chi phí thích ứng với khí hậu luôn thay đổi sẽ tiếp tục tăng. Với việc Úc chỉ còn chưa đầy một thập niên nữa là đến điểm bùng phát khí thải, các chuyên gia về khí hậu đang kêu gọi các nhà lãnh đạo, tăng cường hành động để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

 

Bản phúc trình về Tình hình Khí hậu năm 2024 đã phát hiện ra rằng khí hậu Úc tiếp tục thay đổi, với nhiều hiện tượng nhiệt độ khắc nghiệt hơn, mùa cháy rừng kéo dài và bất ổn hơn, lượng mưa lớn hơn và mực nước biển dâng cao.

 

Báo cáo 2 năm một lần do C-S-I-R-O và Nha Khí tượng công bố, đánh giá các xu hướng dài hạn về khí hậu và thời tiết của Úc và năm nay cảnh báo rằng, quỹ đạo hiện tại của các kiểu thời tiết và mức phát thải có nghĩa là, những ngày nóng hơn và điều kiện khắc nghiệt hơn đang ở phía trước.

 

Tiến sĩ Karl Braganza là Giám đốc Giám sát Khí hậu tại Nha Khí tượng cho biết, phần lớn sự nóng lên được dự báo, không còn có thể đảo ngược được nữa.

 

Tiến sĩ Karl Braganza nói, "Hiện tượng nóng lên này phần lớn đã được xác định, nguyên nhân là do khí nhà kính đã tích tụ trong khí quyển và chúng sẽ tiếp tục làm nóng các đại dương nói riêng trong vài thập niên tới”.

 

Phúc trình cũng cho thấy kể từ năm 1900, mực nước biển đã dâng cao 22 cm, trong đó khoảng một nửa là kể từ năm 1970.

 

Tiến sĩ Jaci Brown là Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Khí hậu và là người đứng đầu Trung tâm Khoa học Khí hậu của CSIRO.

 

Bà cho biết hiện tượng nóng lên và mực nước biển dâng cao, không chỉ là mối lo ngại của các quốc đảo nhỏ.

Bà nói "Mọi thứ khi được làm ấm lên sẽ nở ra và điều đó cũng đúng với nước".

"Vì vậy khoảng 1 phần 3 mực nước biển dâng mà chúng ta đang thấy, chỉ đơn thuần là do các đại dương ấm lên".

"Mực nước biển dâng không tăng đều trên toàn cầu, một số mực nước biển dâng trùng với nơi ấm lên, ngoài khơi bờ biển đông nam của Úc và không chỉ đơn giản là đến bãi biển và nhìn vào 22 cm cao hơn, mực nước biển dâng làm thay đổi tình trạng ngập lụt ven biển, tạo nên thủy triều lớn và sóng bão trên các bờ biển dễ bị tổn thương, không thực sự được tạo thành từ đá có thể bị xói mòn và chúng ta đang xem xét một số mối quan tâm thực sự nghiêm trọng trong thế kỷ này”.

 

Được biết nhiệt độ gia tăng ở đại dương đã tăng tốc trong những thập niên gần đây, với nhiệt độ ấm hơn khiến nó trở nên có tính axit hơn.

 

Quá trình axit hóa đại dương đôi khi được gọi là ‘ tình trạng loãng xương ở biển’, tạo ra các điều kiện ăn mòn các khoáng chất, mà hàu, trai, san hô và các sinh vật biển khác sử dụng để xây dựng vỏ và bộ xương của chúng.

 

Derk Manzello, là Điều phối viên theo dõi rặng san hô của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ.

Trong Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học COP-16 vào tháng Mười, ông đã nói với các phóng viên rằng, thế giới có thể đang hướng tới tình trạng san hô bị tẩy trắng mãn tính.

Ông nói "Tính đến ngày 10 tháng Mười năm 2024, khoảng 77% diện tích rặng san hô trên thế giới đã trải qua tình trạng căng thẳng nhiệt độ ở mức tẩy trắng, kể từ tháng Một năm 2023, vì vậy đây là một kỷ lục mới".

"Kỷ lục trước đó là 65,7% diện tích rặng san hô trên thế giới đã trải qua tình trạng căng thẳng nhiệt độ ở mức tẩy trắng, trong sự kiện san hô bị tẩy trắng toàn cầu lần thứ 3, từ năm 2014 đến năm 2017".

"Trong khi đó, trong sự kiện san hô bị tẩy trắng toàn cầu lần thứ 4, chúng ta đã vượt quá con số đó khoảng 11% trong khoảng một nửa thời gian”.

 

 

Ngoài ra sự a-xít hóa đại dương cũng nguy hiểm đối với con người, khiến tảo có hại sinh sôi nhanh hơn và làm ô nhiễm cả hải sản và khả năng lưu trữ chất ô nhiễm của đại dương, bao gồm cả lượng khí thải carbon trong tương lai.

 

Báo cáo Tình hình Khí hậu cho biết, khoảng một nửa lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của con ngườ,i được hấp thụ bởi các bồn chứa trên đất liền và đại dương, có tác dụng làm chậm tốc độ gia tăng CO2 trong khí quyển.

 

Cũng như các sự kiện thời tiết khắc nghiệt thường xuyên và bất ổn hơn, báo cáo Tình hình Khí hậu cũng nêu chi tiết về cách thực phẩm, bảo hiểm và thậm chí cả kỳ nghỉ của chúng ta, sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi của người Úc.

 

Các nghiên cứu cho thấy, riêng ngành du lịch Úc đã chịu tổn thất 2,8 tỷ đô-la trong mùa cháy rừng Mùa Hè Đen năm 2020, với gần 7.300 việc làm biến mất.

 

Tiến sĩ Brown cho biết, ngay cả khi lượng khí thải không tăng hàng năm, nếu Úc tiếp tục ở mức hiện tại, chúng ta sẽ vượt quá giới hạn ngân sách carbon trong vòng 7 năm.

 

Tiến sĩ Jaci Brown nói, "Chúng ta đang xem xét mực nước biển dâng cao, các điều kiện ấm hơn trong tương lai".

"Một cách dễ dàng để nghĩ về điều đó, là những gì đã xảy ra sẽ trở nên trầm trọng hơn trong tương lai".

"Vì vậy mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao, lũ lụt ven biển xảy ra thường xuyên hơn, mang theo các đợt nắng nóng trên biển".

"Những ngày nóng nực, nhiệt độ không chỉ nóng hơn 1,5 độ so với mức trước đây, khi chúng ta đạt đến ngưỡng đó".

"Chúng ta thấy nó diễn ra trong nhiều đợt nắng nóng hơn và đó là mối quan tâm đặc biệt đối với sức khỏe của chúng ta, các cộng đồng dễ bị tổn thương và cách chúng ta sống ở nơi chúng ta đi nghỉ”.

 

 

Mùa cháy rừng kéo dài hơn và lượng mưa giảm, có nghĩa là việc trồng trọt và sản xuất lương thực phải đối mặt với nhiều điều kiện khó khăn hơn, đẩy giá lương thực lên cao và gây áp lực không thể tránh khỏi, cho cả người nông dân và người tiêu dùng.

 

Báo cáo phát hiện ra rằng, nhiệt độ tăng cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng do nhiệt đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, làm tăng nhu cầu làm mát và đòi hỏi cơ sở hạ tầng kiên cường hơn.

 

Với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đặt ra câu hỏi trong số những người Úc trẻ tuổi, về việc liệu họ có sở hữu nhà trong tương lai hay không, Tiến sĩ Brown cho biết đó chỉ là một phần trong thách thức, mà họ đang phải đối mặt.

Tiến sĩ Brown nói "Không phải, tôi không nghĩ liệu họ có đủ khả năng mua nhà hay không".

"Tôi nghĩ đối với nhiều người, vấn đề là liệu họ có đủ khả năng mua bảo hiểm hay không".

"Vì vậy đó là một số tác động trực tiếp, mà chúng ta sẽ phải đối mặt với lũ lụt và cháy rừng".

"Vậy thì điều đó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế của chúng ta và nơi chúng ta sinh sống, cũng như cách mà những đứa con của tôi đang tìm mua nhà, liệu đó có phải là một lựa chọn dành cho chúng không?".

 

Tiến sĩ Braganza cho biết biến đổi khí hậu là một rủi ro tích hợp và có thể có một số tác động vẫn chưa được nhận thức đầy đủ.

Tiến sĩ Braganza nói "Điều đó có nghĩa là có những tác động vật lý từ hệ thống khí hậu thay đổi và sau đó có những tác động từ những thay đổi đó chảy qua cách xã hội, nền kinh tế và những thứ khác của chúng ta vận hành".

"Đây là một vấn đề nan giải, có nghĩa là khá khó khăn ở giai đoạn này để xác định những tác động đó sẽ diễn ra như thế nào và điều đó đáng lo ngại".

"Điều đó có nghĩa là biến đổi khí hậu và tốc độ thay đổi nói riêng, có thể gây ra một số bất ngờ về tác động mà nó gây ra trên khắp nước Úc và điều hữu ích là lưu ý rằng, cả hai mức trung bình đều đang thay đổi".

"Vì vậy những mức trung bình đó chảy qua những thứ như kho chứa nước, nhưng các sự kiện cực đoan cũng đang thay đổi, vì vậy lũ lụt và hỏa hoạn, vì vậy nếu bạn ở trong một cộng đồng thường xuyên trải qua những mối nguy hiểm đó, thì việc gia tăng tần suất của những điều đó có thể là khía cạnh hữu hình trực tiếp hơn của biến đổi khí hậu, mà Úc sẽ cảm nhận được về mặt thiên tai và chi phí của chúng”.

 

Các chuyên gia lập luận rằng, việc trì hoãn hành động về biến đổi khí hậu, sẽ chỉ khiến những sự thích ứng cần thiết trở nên khó khăn và tốn kém hơn trong tương lai.

 

Phúc trình nhận thấy rằng, việc xây dựng khả năng phục hồi ngay bây giờ và giảm thiểu khí thải, để hạn chế tình trạng nóng lên trong tương lai là rất quan trọng, để bảo vệ không chỉ Úc mà cả thế giới khỏi mức độ nghiêm trọng tiềm tàng của biến đổi khí hậu.

 

Tiến sĩ Brown cho biết, mặc dù nhiệm vụ xoay chuyển tình hình sẽ không dễ dàng, nhưng đó không phải là điều chúng ta có thể bỏ qua.

"Thật đáng suy ngẫm và khó khăn, 7 năm để toàn bộ thế giới xoay chuyển tình thế".

"Nếu chúng ta vượt qua được con số đó, vẫn còn hy vọng để đưa nó trở lại mức 1,5, nhưng điều đó khó khăn hơn nhiều khi khí nhà kính đã xuất hiện để đưa nó trở lại mức 1,5 độ và một số tác động sẽ không thể đảo ngược".

"Vì vậy, thật đáng suy ngẫm khi tự hỏi liệu chúng ta có thực sự dừng lại ở mức 1,5 độ hay không, đặc biệt là đối với các quốc gia dễ bị tổn thương hơn".

"Khi nói chuyện với các đảo Thái Bình Dương, phương châm của họ là 1,5 để tồn tại, vì vậy 1,5 và mực nước biển dâng cao mà họ sẽ thấy và những thay đổi đối với khí hậu của họ".

"Chúng ta có các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương hỏi chúng ta, khi nào chúng ta phải rời đi?".

"Thật là vấn đề rất đối đầu, rất cấp bách, chúng ta có công nghệ sẵn sàng".

"Tôi cố gắng giữ thái độ tích cực và lạc quan rằng, chúng ta có thể cùng nhau thực hiện điều đó”.