Những người ủng hộ hy vọng các bộ trưởng giáo dục có thể cải thiện nhiều học sinh khuyết tật trong một thỏa thuận tài trợ mới cho trường công. Nguồn: Getty / Fly View Productions/Getty Images

 

 

AUSTRALIA - Các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa các Bộ trưởng giáo dục tiểu bang và liên bang về một thỏa thuận tài trợ cho trường công mới, trong bối cảnh lo ngại rằng các trường học đang bỏ lỡ hàng tỷ đô-la. Điều này phần lớn ảnh hưởng đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vốn có nhiều nhu cầu phức tạp. Một Ủy ban quốc hội ở New South Wales hiện phát động một cuộc điều tra, hầu xem xét trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật có thể được hỗ trợ tốt nhất như thế nào, trong hệ thống giáo dục của tiểu bang nầy.

 

Trong năm qua, một hội đồng chuyên gia đã xem xét việc theo học trường công lập ở Úc và phiếu báo cáo của họ hiện được quan tâm.

 

Jason Clare nói "Khoảng cách giữa trẻ em, từ các gia đình giàu có và trẻ em từ các gia đình nghèo ngày càng lớn, trong khi khoảng cách về kết quả học tập của trẻ em từ thành phố và khu vực nông thôn cũng vậy".

"Còn khoảng cách giữa trẻ em bản địa và không bản địa ngày càng lớn hơn với mỗi năm học".

"Đây là những gì chúng tôi phải sửa chữa”.

 

Trong khi đó tình hình cũng không khá hơn, cho các học sinh khuyết tật.

 

Bà Corena Haythorpe, chủ tịch liên bang của Liên đoàn Giáo dục Úc cho biết, các trường học đang phải phấn đấu để hỗ trợ cho những em nầy.

Bà Corena Haythorpe nói "Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc với hơn 7.800 hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên hỗ trợ trường công lập vào đầu năm nay".

"Có 87% vị hiệu trưởng nói rằng, họ không có đủ nguồn lực đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của học sinh khuyết tật, và 89% cho biết họ phải lấy nguồn lực từ các lãnh vực khác trong ngân sách của mình, để tài trợ cho sự hỗ trợ mà những đứa trẻ đó yêu cầu”.

 

Trong khi đó những khó khăn về hành chính liên quan đến việc giúp đỡ học sinh khuyết tật, làm phức tạp thêm vấn đề.

 

Nhà giáo Beck Andrews nói rằng, các yêu cầu về giấy tờ có thể rất nặng nề.

"Đối với những người có thể không biết, thực sự phải mất rất nhiều công việc giữa giáo viên và phụ huynh và rất nhiều người bên ngoài, để chẩn đoán khuyết tật và sau đó điều trị nó".

"Đôi khi thậm chí không thể có điều đó xảy ra trong năm mà bạn có chúng".

 

Trong khi đó bà Kristen Desmond là người sáng lập nhóm Cải cách Giáo dục Người khuyết tật Tasmania nói rằng, dữ liệu từ Liên đoàn các Tổ chức Người khuyết tật Úc cho thấy, những hậu quả do việc thiếu hỗ trợ có thể gây ra.

Bà Kristen Desmond nói "Có 32% người khuyết tật trên 20 tuổi đã hoàn thành lớp 12, so với 62% người không khuyết tật".

"Nếu đến với những đứa trẻ bị khuyết tật nặng hoặc nặng hơn, bạn chỉ nhìn thấy có 25% trong số chúng đã hoàn thành lớp 12 mà thôi".

 

Còn những người ủng hộ nói rằng, một phần của vấn đề đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật này, là thiếu kinh phí trong các trường công lập.

 

Bà Penny Allman-Payne từ đảng Xanh, đã đưa ra các số liệu vào đầu năm nay tại Thượng viện.

Bà nói "Các trường công lập hiện đang thiếu 6,6 tỷ đô-la một năm".

"Tuy nhiên, kể từ đánh giá Gonski ban đầu, tài trợ của chính phủ cho các trường tư thục đã tăng gấp đôi, so với các trường công lập”.

 

Thế nhưng bà Kristen Desmond cho biết, đó cũng là một vấn đề văn hóa.

 

Bà nói rằng việc giáo dục học sinh khuyết tật bị giới hạn bởi những kỳ vọng thấp và xu hướng tách họ thành các cơ sở riêng biệt, nơi các vụ lạm dụng và bỏ bê có thể phát triển.

"Tôi nghe rất nhiều về chuyện là ‘Kristen, điều đó là vấn đề rất khao khát của bạn muốn điều đó' và tôi nghĩ đó là sai lầm của chúng ta".

"Điều tôi không muốn thấy là một hệ thống giáo dục nói rằng, một nhóm học sinh được hưởng loại hình giáo dục này, nhưng nhóm học sinh khác này không thể làm điều đó, vì vậy chúng ta sẽ không có chúng ở trường đó”,.

 

Được biết các bộ trưởng giáo dục của tiểu bang hiện cộng tác với ông Jason Clare, để hoàn thiện các điều khoản của một thỏa thuận mới, về tài trợ cho các trường công lập và những người ủng hộ như bà Kristen Desmond hy vọng, vấn đề khuyết tật là một phần của cuộc thảo luận đó.

Bà nói "Điều chúng ta cần xem xét trong các cuộc đàm phán này là, liệu chúng ta có thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về giáo dục hòa nhập không?".

"Và nếu chúng ta là như vậy, điều đó trông như thế nào?".

 

Các cuộc đàm phán tài trợ trùng hợp với đánh giá riêng biệt, nhưng có liên quan về Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia và hy vọng của Bộ trưởng Dịch vụ Chính phủ Bill Shorten rằng, các tiểu bang có thể tham gia để cung cấp nhiều tài trợ và dịch vụ khuyết tật hơn cho sinh viên, để NDIS không phải là cái gọi là 'con tàu trong đại dương'.

 

Còn bà Corena Haythorpe nói rằng, có rất nhiều điều để những cuộc thảo luận đó thông qua và đối đầu.

Bà nói "Bản chất phân mảnh của hệ thống hiện tại, khiến các gia đình rất khó khăn trong việc điều hướng, cũng như gây thêm áp lực cho các hiệu trưởng và giáo viên, những người có nhiệm vụ đảm bảo rằng có sự hỗ trợ liên tục cho trẻ em khuyết tật trong các trường học của chúng tôi".

"Vì vậy chúng tôi có một số câu hỏi chưa được trả lời về cách thức hoạt động của một hệ thống hỗ trợ nền tảng như vậy, ý nghĩa tài nguyên sẽ là gì và điều đó sẽ được tích hợp với hệ thống trường học như thế nào".

 

Trong khi đó bà Nicole Rogerson, từ Hiệp Hội Hiểu Biết về Tự Kỷ Úc Châu hay Autism Awareness Australia nói rằng, bà không rõ mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ có thể cảm thấy thế nào, về việc đảm nhận một số trách nhiệm.

Bà Nicole Rogerson nói "Những gì chúng tôi biết là, chính phủ đã xác định rằng có quá nhiều trẻ em trong chương trình này, đối với một số trẻ em đó, chúng sẽ được hỗ trợ tốt hơn bên ngoài NDIS".

"Do đó họ sẽ chuyển chi phí đó sang các tiểu bang, nhưng hiện tại chúng ta không biết liệu các tiểu bang có sẵn sàng nhặt quả bóng đó và chạy với nó hay không".

 

Tuy nhiên New South Wales dường như đã sẵn sàng để khám phá những vấn đề này.

 

Tiểu bang đã công bố một cuộc điều tra của Thượng viện, mà Chủ tịch ủy ban Abigail Boyd, cho biết sẽ hướng dẫn phản ứng của chính phủ đối với đánh giá về NDIS và những phát hiện đáng chê trách của Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Người Khuyết tật.