" Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do

Có Chợ Quán, có Cầu Kho,

Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm ...."

 

 

 

 

Thủ là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông như:Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ, Thủ Thừa (Long An),Thủ Dầu Một.

 ....Còn : Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa là tên những viên chức được cử đến cai quản các Thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. ....Dầu Một do xưa có một cây dầu mọc lẻ loi ở Thủ này.

 

 

Theo từ điển Địa danh Sài Gòn, tên Thủ Thiêm có từ cuối thế kỷ XVIII. Lúc đó, vùng này còn hoang sơ, có nhiều đình, chùa, miếu thờ, người dân đến sống chưa nhiều. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, khi bến đò Thủ Thiêm ( sau nay là phà Thủ Thiêm) xuất hiện, nhiều người kéo đến sinh sống, làm ăn và khu vực này dần trở nên đông đúc. Ban đầu, người ta dùng sức người chèo đò sang sông, về sau  thay thế bằng thuyền máy đuôi tôm. Những năm 1930, Phà mới xuất hiện, có thể chở được ôtô thay vì chỉ chở người. Trên cầu dẫn xuống phà có một mâm quay. Xe hơi muốn qua phà đều phải chạy lên chiếc mâm quay này để xoay đầu rồi mới chạy xuống phà. Từ 0 giờ ngày 1-1-2012, Phà Thủ Thiêm chính thức ngừng hoạt động, kết thúc sứ mệnh lịch sử , gần 100 năm chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn.

 

 

Năm 1960 Các Kiến Trúc sư của Sài gòn nhận thấy nếu phát triển khu trung tâm thành phố không khéo sẽ phá vỡ kiến trúc cũ thời thuộc địa, và làm đảo lộn đời sống người dân nên chính quyền thời đó dự định bắc cầu, phát triển khu hành chính mới ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, do chiến tranh nên dự án này không thực hiện được...

(Theo facebook SÀI GÒN XƯA)