Cầu Chà Và xưa đầy kỷ niệm, cây cầu bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
Cầu có bề dài lịch sử hơn 100 năm, là thông thương vùng Chợ Lớn năm xưa nối giữa quận 8 và quận 5, từ thời xưa, vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải, nhưng người dân Việt Nam nhầm họ là người đến từ đảo Java của Indonesia, nên gọi trại là người Chà Và, về sau này, người Chà Và là tên dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như: Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Philipines), Chà Nam Dương (Indonesia)…
Vì vậy, cây cầu ở đây được gọi là cầu Chà Và, Cầu Chà Và lúc đó có rạp hát Phi Long thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.
Vùng Chợ Lớn xưa nối giữa Quận 6 – Quận 5 và một phần Q8 khi xưa chằng chịt kênh rạch, ngoài con rạch Hàng Bàng nối Kênh Lò Gốm Q6 ra đến Kênh Tàu Hủ Q5 ( Nơi Cầu Quới Đước ), còn có những con kênh rạch khác ở vùng Quận 5 như Đường Khổng Tử ( Hải Thượng Lãn Ông ) thời Đông Dương là một con kênh dài ngoằn ngèo – Khu Vực đèn 5 ngọn – Phùng Hưng-Trịnh Hoài Đức cũng là kệnh rạch ,nhìn bản đồ đầu tiên tại Chợ Lớn chúng ta thấy đường Hải Thượng Lãn Ông ngày xưa là 1 con rạch, đó là lý do vì sao con đường này méo mó, đoạn rộng đọan hẹp và cong như không còn gì có thể cong nữa, cái miếng đất hình tam giác, như 1 giọt nước trong hình đó là bưu điện Chợ Lớn ngày nay và chúng ta thấy trước mặt nó có 1 con kênh nhỏ nữa bao quanh Chợ Lớn là các kênh rạch, nên ngày nay nhìn hình chúng ta không biết ở đâu với ở đâu vì ngày nay những con rạch đó đã là những con đường, sẽ có rất nhiều người sai lầm khi nghĩ Cầu Malabars và Cầu Chà Và đó là một, nhưng thật ra 2 cầu nầy nằm ở 2 vị trí khác nhau.
Cầu Malabars năm ở vị trí đường Mạc Cữu, sau đó được phá bỏ và xây lại ở vị trí đường Vạn Kiếp là Cầu Chà Và hiện nay, đường Vạn Kiếp khi xưa là con kinh, sau đó bị lấp lại nên còn được gọi là Kinh Lấp.
Cũng giống như cầu Chà Và ,cầu Malabars cũng là tên 1 địa danh bên Ấn Độ, chứng tỏ nơi này ngày xưa đã có rất nhiều người Ấn đã vào nam chúng ta sinh sống và làm ăn bên cạnh người Hoa, mà người Nam chúng ta khi xưa còn gọi họ là người “Chà Và”, nên mới có tên là Cầu Chà Và.
Trong dân gian hay nhầm lẫn người “chà và” và người Ấn độ, từ “chà và” xuất phát từ “Java” (ngày nay là tên một hòn đảo của Indonesia), ngày xưa dân ta thường gọi các dân tộc đến nước ta từ vùng biển phía nam là “chà và”,thực ra họ là người Malaysia (đa số) hoặc người Nam dương (Indonesia), hai chủng tộc nầy có một phần tương đồng về ngôn ngũ (Bihasa) và tôn giáo (Hồi) nên dân ta gọi chung là “người Chà” hay “chà và”, ngày nay người Chà thường sống nhiều miền tây ,nhất là ở Tân Châu (An giang) và dọc theo sông Mekong đến tận Campuchia,ngày nay ta còn gọi là người “Chăm”, đây cũng là một sai lầm vì nhầm lẫn với người Chàm hay Champa (thường sống ở miền đông nam bộ trở ra miền trung), người Chà và Chămpa tuy cùng tôn giáo Hồi nhưng khác hệ.
Dân ta rất sợ giao tiếp với người Chà vì cho rằng họ biết “thư” tóc,đinh sắt vào bụng của người nào thất tín với họ người Chà thường sống trên sông nước, buôn bán dạo,dệt vải.vóc dáng khá giống người Việt, vậy từ “chà và” không có gì là xấu vì chỉ là người đến từ Java, người Ấn-độ (kể cả Pakistant) sống ở Sài Gòn chúng ta được dân ta gọi là người “Chà Bombay”, ngoại hình khác người Việt, họ mắt to tròn, mi dài, mũi cao, da có thể trắng (Pakistant) hoặc ngâm đen (Ấn), tôn giáo có thể là Hồi hoặc Hindu.,thường họ sống bằng nghề kinh doanh ở các thành phố lớn.
Đây là những gì chúng tôi sưu tập được và kết lại thành một bài viết hoàn hảo cho quý vị tham khảo về người Chà Và xưa cũng như Cầu Chà Và, trong bài viết có điều gì sai sót kính mong quý vị hãy góp ý chân thành nhé.
(Theo dansaigon.com)