Từ lâu, Hồ Con Rùa đã không còn bóng dáng “con rùa” nào, nhưng như là một thói quen, người dân Sài Gòn vẫn gọi khu bùng binh xung quanh hồ nhỏ nằm gọn giữa đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) là Hồ Con Rùa.

 

 

 

Vào thời Pháp mới chiếm được thành Gia Định, vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm trên một con đường thẳng thớm đâm ra sông Sài Gòn, được đánh số là đường 16. Sau đó đường số 16 đổi tên thành đường Catinat, là đoạn từ bờ sông thẳng tới đường Mayer (tức Võ Thị Sáu ngày nay).

 

 

 

 

Tháp nước thời Pháp ở vị trí Hồ Con Rùa

 

 

 

 

 

Đến gần cuối thế kỷ 19, người Pháp xây tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay một Tháp nước để cung cấp nước cho cư dân. Đồng thời đường Catinat cũng chia làm 3 đoạn khác nhau:

 

 

Đoạn 1: Từ đường Mayer đến “Tháp nước” mang tên là đường Garcerie.

 

Đoạn 2: Từ “Tháp nước” đến Nhà Thờ tên là Blanc Subé.

 

 

 

 

 

 

 

Từ trên nhà thờ nhìn về tháp nước. Con đường ngắn này mang tên Blancsubé, bên kia tháp nước là đường  Garcerie. Sau năm 1955, 2 con đường này trở thành 1 và mang tên Duy Tân. Sau năm 1975 đổi thành tên Phạm Ngọc Thạch

 

 

 

 

Sau 1955, 2 đoạn đường này ghép lại thành 1 và được đặt tên là đường Duy Tân, sau năm 1975 được đổi tên thành Phạm Ngọc Thạch như ngày nay.

 

 

 

Đoạn 3: Từ bờ sông cho tới Nhà Thờ vẫn mang tên Catinat, sau 1955 đổi tên thành Tự Do, và sau 1975 đổi thành đường Đồng Khởi.

 

 

 

Trở lại với “vị trí Hồ Con Rùa”, ban đầu là 1 tháp nước cao 20m, nhưng đến năm 1921 thì bị phá bỏ do dân số đã tăng cao, không còn đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước cho Sài Gòn nữa.

 

 

 

 

 

 

Thay vào đó, vị trí này được xây một hồ nước nhỏ ở vị trí giao giữa 3 đường Testard (nay là Võ Văn Tần), Larclauze (nay là Trần Cao Vân) và Blanc Subé (nay là Phạm Ngọc Thạch), với chính giữa là tượng đài 2 người lính Pháp. Tên chính thức của giao lộ này là Công trường Maréchal Joffre, nhưng người Việt quen gọi là Công Trường Ba Hình (vì có tượng 2 hình người lính bên dưới và 1 tượng bên trên tháp cao).

 

 

 

 

 

 

Từ năm 1956, giao lộ này được đổi tên thành Công trường Chiến Sĩ. Lúc này 3 con đường của giao lộ được mang tên Trần Cao Vân, Duy Tân và Trần Quý Cáp. Tượng đài lính Pháp vẫn còn tồn tại trong suốt thời đệ nhất cộng hòa, cho đến năm 1964 mới bị giật đổ.

 

 

 

 

 

 

 

Khoảng năm 1967, khi bắt đầu nền đệ nhị cộng hòa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho xây dựng Hồ Con Rùa. Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa được trùng tu và chỉnh trang. Nhìn từ xa, hồ nước là một khối kiến trúc hình thành một vòng xoay xung quanh, có một cái tháp cao nhất ở giữa nhìn như một bông hoa xoè ra.

 

 

 

 

 

 

Tháp chính có chiều cao 34 mét. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn ghi tên các nước đồng minh viện trợ cho VNCH. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa, và đài kỷ niệm bên trong có tên chính thức là Đài kỷ niệm Quốc Tế Viện Trợ.

 

 

 

Từ năm 1972, giao lộ này được gọi là Công trường Quốc Tế, và giữ tên cho đến ngày nay.

 

 

 

Xung quanh Hồ Con Rùa là nhiều trường đại học Luật Khoa, Y Khoa, Kiến Trúc, và con đường đi ngang hồ tên là Duy Tân có cây dài bóng mát như trong nhạc Phạm Duy. Với những tán lá 2 bên đường đan vào nhau thơ mộng, đường Duy Tân là nơi hẹn hò lý tưởng cho những cặp đôi đang ở lứa tuổi đôi mươi ở giảng đường đại học, và Hồ Con Rùa cũng thường là nơi hẹn gặp nhau để cùng tản bộ trên con đường mát mẻ này.

 

 

 

Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị đục bỏ. Vài năm sau đó thì con rùa bị phá hủy, chỉ còn lại tấm bia. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức. Các trụ bê tông vẫn còn giữ nguyên hình dạng cho đến ngày nay.

 

 

 

Mời các bạn xem lại hình ảnh so sánh Hồ Con Rùa xưa và nay được chụp tại cùng một vị trí do nhacxua.vn thực hiện:

 

 

 

 

 

Hình ảnh xưa quen thuộc là các nhóm học sinh – sinh viên ngồi tụ họp ngồi quanh các bệ xi măng tròn giữa hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

Con Rùa nay đã không còn

 

 

 

 

 

 

 

Tháp chính có chiều cao 34 mét

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh được chụp từ đường Duy Tân (phía Nhà Thờ nhìn qua)

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ ngày xưa, hồ đã có các vòi phun nước

 

 

 

 

 

 

Từ chính giữa hồ nhìn về phía Nhà Thờ

 

 

 

 

 

 

 

Từ ngã tư đường Duy Tân – Hồng Thập Tự nhìn về bùng binh. Ngày nay 2 con đường này mang tên Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

 

 

 

 

 

Những hàng ghế hò hẹn

 

 

 

 

 

 

Một góc ảnh khác

 

 

 

 

 

 

Con rùa xưa, nay chỉ còn bệ đỡ tấm bia trơn

 

 

 

 

 

Nhìn từ đường Trần Cao Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên chính thức của vị trí này là Công Trường Quốc Tế, có từ năm 1972 cho đến nay

 

 

 

 

 

Vị trí trung tâm Hồ Con Rùa, có bậc thang leo lên để nhìn toàn cảnh xung quanh

 

 

 

 

 

 

 

Áo dài xưa

 

 

 

 

 

 

 

Lối đi bộ xoắn ốc trên hồ

 

 

 

 

 

Tấm bia ghi tên các nước đồng minh

 

 

 

 

 

 

Cận cảnh con rùa và tấm bia ghi tên các quốc gia (nay đã bị xóa bỏ)

 

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)