Đây chính là Logo của thành phố Sài Gòn năm 1870, khi chiếm Sài Gòn, người Pháp đã sáng tác ra Logo này, hình ảnh hai con cọp trong logo thể hiện đây là vùng đất hoang sơ, nhưng dòng chữ Latinh Paulatim Crescam có nghĩa là : “Cứ từ từ, tôi sẽ phát triển”, ngoài ra hình ảnh con tàu hơi nước ở giữa logo cho biết đây là vùng đất nhiều kênh rạch, phía trên có vương miện 5 cánh như thông báo Sài Gòn sẽ giao thương với năm châu bốn biển.

 

 

Logo này đã theo chúng ta qua các thời kỳ và Sài Gòn chúng ta với hơn 300 năm hình thành và phát triển cũng như đã trải qua nhiều thời kỳ và nếm trải khá nhiều thăng trầm lịch sử cùng con người phương nam.

 

Ebook. source : gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5839002c/f5.image

 

Tìm hiểu sơ lược Sài Gòn thân yêu qua các thời kỳ …

 

 

- Thời kỳ đầu ngàn năm trước (trước 1698)

Theo sổ sách ghi lại và hiện được lưu giữ tại Pháp Trước khi Chúa Nguyễn thiết lập bộ máy cai trị (1698) thì Sài Gòn – Gia Định còn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sông nước, xen lẫn những gò đất cao nằm trong vùng đất mới, rộng lớn, mênh mông ở phía Nam trải dài tới biển Đông, cách đây khoảng 3000 – 4000 năm trên vùng đất này đã có những nhóm cư dân cổ sinh sống với nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những cư dân cổ từng sinh sống trên vùng đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ trước đã biết canh tác nông nghiệp và bắt đầu chinh phục vùng đất thấp ở phía nam và phía đông nam. Lúc bấy giờ cuộc sống con người ở đây hết sức tự do, không có lãnh thổ quốc gia, không có địa giới hành chánh và cũng chưa có khái niệm về vùng đất “Sài Gòn.”

 

 

- Sài Gòn vào thế kỷ 16 – 17

Mãi đến giữa thế kỷ 17, vào thời Chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) được đặc quyền cai trị đất Đàng trong, đã bắt đầu công cuộc di dân người Việt đến khai phá vùng đất mới phía Nam. Vùng đất Sài Gòn lúc bấy giờ ở vị thế trung tâm vùng đất mới, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống, là một trong những nơi mà nhóm dân cư Việt đầu tiên đến đây định cư, đến năm 1623 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đặt trạm thu thuế thương chính đầu tiên tại Sài Gòn và Bến Nghé. Đây là dấu hiệu ban đầu xuất hiện hình thức kiểm soát của nhà nước trên vùng đất Sài Gòn xưa, tháng 3 năm 1679 Chúa Nguyễn lại cho lập đồn binh Tân Mỹ (vùng chợ Thái Bình, quận I ngày nay). Quyền lực nhà nước của Chúa Nguyễn được áp đặt vào vùng đất mới phía Nam chuẩn bị cho việc hình thành bộ máy cai trị. Cho đến thời điểm này, vùng đất mới phía Nam vẫn chưa phân định địa giới hành chánh, song Sài Gòn đã giữ vị trí trung tâm vì quyền lực cai trị vùng đất phía Nam tập trung ở đây, về địa danh Sài Gòn tên “Sài Gòn” đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, cách đây đã hơn 300 năm. Đó là tên gọi một vùng đất (địa danh) do cư dân Việt đặt ra để chỉ một khu vực đông dân cư sinh sống tập trung, sinh hoạt theo vùng đất đô thị ở vùng đất mới phía Nam, tên gọi “Sài Gòn” đã lần lượt để chỉ bốn vùng đất khác nhau.

 

 

Thoạt đầu “Sài Gòn” dùng để chỉ đất của tiểu quốc Thù Nại, bao gồm phần lớn vùng đất Đông Nam bộ (khoảng 20,000 – 25,000 cây số vuông [km2]).

 

 

Năm 1698 tên Sài Gòn để chỉ vùng đất huyện Tân Bình rộng khoảng 5.000 km2, tính từ phía bờ tây sông Sài Gòn, một phần của xứ Sài Gòn ngày nay là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. “Sài Gòn” còn là tên gọi của vùng đất của hai khu vực đô thị được bảo vệ bởi lũy Lão Cầm (1700), lũy Hoa Phong (1731) và lũy Bán Bích (1772) với diện tích khoảng 25 km2. Sài Gòn cũng là tên gọi của khu vực chợ buôn bán của người Hoa vào thế kỷ 18 (rộng khoảng 1km2), sau này trở thành khu Chợ Lớn, thành phố Sài Gòn ngày nay bao gồm cả đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Chợ Lớn cũ, địa bàn thành phố rộng lớn hơn xưa, nhưng cũng là khu vực trung tâm của đất Gia Định xưa.

 

 

- Sài Gòn buổi ban đầu

Năm 1698 là mốc lịch sử đánh dấu sự khai sinh vùng đất Sài Gòn xưa, khi Thống xuất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh Chúa Nguyễn vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Diện tích phủ Gia Định lúc này khoảng 30.000km2, huyện Tân Bình được lập ra từ xứ Sài Gòn với dinh Phiên Trấn và những đơn vị hành chánh cơ sở đầu tiên (lân, làng, phường, xã, thôn, ấp) là hình dáng Sài Gòn trong buổi ban đầu, trong suốt thế kỷ 18, thời Sài Gòn thuộc Gia Định phủ (1698-1802) thì địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay gồm địa phận hai tổng Bình Dương và Tân Long của huyện Tân Bình, (thuộc Dinh Phiến Trấn) và trên một nửa địa phận tổng Bình An (tức huyện Thủ Đức) của huyện Phước Long thuộc Dinh Trấn Biên. Năm 1795, Le Brun vẽ bản đồ vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn có ghi vị trí thành Bát Quái, các phố thị Minh Hương, Bến Nghé rồi đặt tên chung là Thành phố Sài Gòn.

 

Có thể hình dung tổng quát vào cuối thời Gia Định phủ, địa bàn Thành Phố (nay) được phân biệt bởi hai vùng với hai bộ mặt khác nhau: vùng chợ nằm trong vòng “cổ lũy” và vùng quê đất rộng, thưa dân thuộc các tổng Bình Dương, Tân Long, Bình An.

 

Sài Gòn thời Gia Định Trấn và Gia Định Thành (1802-1832), sau khi chiến thắng Tây Sơn lấy lại kinh thành Phú Xuân – Huế (năm 1802), Nguyễn Ánh bỏ Gia Định kinh, đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn và đến năm 1808 lại đổi Gia Định trấn ra Gia Định thành, các “dinh” đều đổi thành “trấn”. Gia Định thành thống quản năm trấn (toàn Nam Bộ). Dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An. Huyện Tân Bình đổi thành phủ, 4 tổng của huyện Tân Bình nâng lên thành huyện lập ra nhiều tổng mới. Thời kỳ này địa bàn thành phố nay bao gồm địa phận của 2 tổng Bình Trị, Dương Hòa của huyện Bình Dương và 2 tổng Tân Phong, Long Hưng của huyện Tân Long (4 tổng trên đều thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An), phần còn lại là địa phận của tổng An Thủy – Huyện Bình An và một phần của tổng Long Vĩnh – huyện Long Thành (thuộc phủ Phước Long – trấn Biên Hòa), từ sau 1820, dưới mắt của thương gia và phái bộ nước ngoài đã có một thành phố gồm hai đô thị lớn không kém gì kinh đô nước Xiêm ở cách nhau hai dặm, thành phố Sài Gòn (là Chợ Lớn nay) và thành phố Bến Nghé mới xây dựng.

 

Họ gọi chung là thành phố Sài Gòn nơi đô hội cả nước lúc bấy giờ không đâu sánh bằng.

 

 

- Sài Gòn thời Lục tỉnh Nam kỳ (1832-1862)

Từ sau năm 1832, Minh Mạng giải thể cấp Gia Định thành, chia năm trấn thành sáu tỉnh. Trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa, năm 1836, tỉnh Phiên An được đổi tên là tỉnh Gia Định có thêm một phủ mới là phủ Tây Ninh. Năm 1841, phủ Tân Bình lại lập thêm huyện Bình Long (lỵ sở tại Hốc Môn). Vì vậy, sau 1841, địa bàn thành phố (nay) nằm trên địa phận ba huyện Bình Dương, Bình Long, Tân Long (của phủ Tân Bình) và một phần đất của huyện Ngãi An và Long Thành thuộc phủ Phước Long tỉnh Biên Hòa.

 

 

- Sài Gòn thời Pháp cai trị (1862-1955)

Địa bàn thành phố (nay) lúc này bao gồm địa giới của hai huyện Bình Dương, Tân Long của phủ Tân Bình, với phần đất đai của huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh (tỉnh Gia Định) và cộng thêm trên một nửa địa phận huyện Bình An cùng với địa phận tổng Long Vĩnh Hạ, huyện Long Thành, cùng thuộc phủ Phước Long của tỉnh Biên Hòa, vùng đô thị Sài Gòn – Bến Nghé nằm trên đất của phủ Tân Bình, được xác lập ranh giới từ chùa Cây Mai đến rạch Thị Nghè, nằm trong kênh vành đai giáp tới sông Tân Bình (sông Sài Gòn nay) được qui hoạch là thành phố Sài Gòn (theo bản đồ Coffin năm 1862). Năm 1865 qui hoạch “Thành phố Sài Gòn” lại được chia thành hai thành phố: Thành phố Sài Gòn ở về phía Đông địa bàn thành phố cũ, tức vùng Bến Nghé xưa nơi có tỉnh thành Gia Định và thành phố Chợ Lớn, vùng trước đây gọi là “Phố thị Sài Gòn”.

 

 

- Sài Gòn thời kỳ 1956-1975,

Trong khoảng 20 năm (1955-1975), thành phố Sài Gòn cũng có nhiều biến đổi. Từ năm 1956, đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành thủ đô chính quyền ở miền Nam, được quen gọi là “đô thành Sài Gòn”. Năm 1959, đô thành Sài Gòn được chia thành 8 quận hành chánh, mỗi quận chia ra nhiều phường. Tháng 12-1966, quận I thêm hai phường mới từ xã An Khánh (Gia Định) lập ra. Tháng 1-1967 tách hai phường mới của quận I (xã An Khánh cũ) lập thêm quận 9. Tháng 7-1969 lập thêm quận 10 và quận 11. Từ đấy đến năm 1975, đô thành Sài Gòn có 11 quận ..,và sau năm 1975 chắc chắn nhiều người cũng đã biết...

 

Sài Gòn Xưa

===========

(Theo facebook oldsaigon)