Ảnh trái Kinhtedothi, ảnh phải Bocongthuong.

 

 

 

 

 

 

Thêm 30 ca COVID-19

 

 

Sáng 14/5, Bộ Y tế Việt Nam ghi nhận 30 ca dương tính nCoV, trong đó 29 ca trong nước ở khu vực cách ly và phong toả, không phát hiện các ổ dịch mới.

 

 

 

30 ca mắc mới được ghi nhận từ số 3711-3740, trong đó 29 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (10, Bắc Ninh (6), Hà Nội (5), Lạng Sơn (4), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 (1), Bệnh viện K (3). Một ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Giang.

 

 

 

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 713, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, địa bàn Hà Nội 179 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 88 ca, 16 ca ở Bệnh viện K), Bắc Ninh 137, Đà Nẵng 112, Bắc Giang 101, Vĩnh Phúc 78, Hưng Yên 24, Hà Nam 18, Thái Bình 13, Hải Dương 7, Lạng Sơn 10, Hòa Bình 6, Thừa Thiên Huế 5, Quảng Nam 3, Quảng Trị 3, Nam Định 3, Đăk Lăk 2, Điện Biên 2, Phú Thọ 2, Đồng Nai, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM, Yên Bái mỗi nơi một ca.

 

 

 

 

 

60% bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, phát hiện thì dịch đã bùng.

 

VnExpress – Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, thống kê trong đợt dịch này khoảng 60% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gây khó khăn cho truy vết, sàng lọc, thời gian ủ bệnh kéo dài 21 ngày.

 

 

 

Khoảng 1.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 50 cơ sở y tế trên cả nước. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị đông bệnh nhân nhất, khoảng 300 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

 

 

Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19, sáng nay cho biết các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc khi họ đến viện.

 

Giáo sư Kính nói “Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng”.

 

 

 

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho rằng khó khăn nhất của công tác phòng chống Covid-19 hiện nay chính là rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh, rất khó biết được ai là người mang mầm bệnh. Có những người xét nghiệm hai, ba lần đều âm tính nCoV, song đến gần ngày hết cách ly thì mới dương tính với coronavirus.

 

 

Ông Hà nói “Điều này khiến công tác truy vết vô cùng khó khăn”.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, cách duy nhất phòng bệnh là phải cách ly tất cả mọi người tiếp xúc gần khi có người mắc Covid-19, khử khuẩn những nơi mà bệnh nhân đi qua. Mỗi người cần đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân; làm sạch các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ nhiễm nCoV cao hàng ngày.

 

 

Bộ Y tế VN kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày. Ông Hà lưu ý tất cả người trong diện nguy cơ, không nên chủ quan khi thấy cơ thể không có triệu chứng. Tất cả vẫn cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Ông nhấn mạnh “quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân”.

 

 

 

Bắt cựu phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

 

Cơ quan chức năng TP Hà Nội vừa khởi tố, tạm giam bà Hưởng, cựu phó giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng mua sắm, Tổ trưởng Tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội với cáo buộc liên quan sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

 

 

Bà Hưởng bị nghi có dấu hiệu phạm tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2015. Cùng tội danh với bà Hưởng còn có 3 thuộc cấp của bà kế toán trưởng và hai phó phòng phụ trách Phòng Vật tư, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu.

 

 

 

 

Trục xuất 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

 

Theo vnexpress, Công an TP HCM, ngày 13/5, đã trục xuất 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện trên địa bàn thời gian gần đây. Những người này khai được một số người Việt Nam môi giới, đưa qua biên giới bằng đường tiểu ngạch ở phía Bắc. Họ sau đó theo xe khách đi vào TP HCM để tìm việc làm hoặc chờ vượt biên sang Campuchia.

 

 

Đây là lần thứ hai những người nhập cảnh trái phép đến Sài Gòn bị trục xuất, từ đầu năm đến nay. TP HCM xác định người nhập cảnh trái phép có nguy cơ lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán rất lớn, trong bối cảnh diễn biến dịch ở các nước láng giềng đang rất phức tạp. Một tháng qua, Công an TP HCM phát hiện hơn 100 người nhập cảnh trái phép.

 

 

 

Truy vết 69 hành khách chuyến bay VN1559, có người cúp máy, có người chửi luôn.

 

Theo báo Tuoitre – Lãnh đạo CDC Khánh Hòa nói rất khó trong xác minh, liên hệ được trực tiếp với tất cả hành khách trong chuyến bay VN1559 có bệnh nhân 3141.

 

 

 

Khi nhân viên CDC gọi điện thoại xác minh, có người không nhận đi chuyến đó, có người cúp máy, có người chửi luôn…

 

 

 

Chiều 13-5, bác sĩ Tôn Thất Toàn, phó giám đốc CDC Khánh Hòa, cho biết phải mất hơn 4 ngày CDC Khánh Hòa mới xác minh, liên hệ được với 69 hành khách (chỉ có 17 hành khách ở Khánh Hòa) trên chuyến bay với bệnh nhân COVID-19 số 3141. 

 

 

Theo bác sĩ Toàn, một trong những nỗi vất vả nhất trong việc truy vết liên quan đến bệnh nhân COVID-19 đã nêu là tìm kiếm, xác minh để liên hệ với những hành khách ở ngoài tỉnh.

 

 

Bởi theo danh sách họ tên, địa chỉ, số điện thoại của hành khách đi trên chuyến bay VN1559, cán bộ, nhân viên CDC Khánh Hòa đã liên hệ nhưng lại có những người không thừa nhận mình là người đi chuyến bay đó và cúp điện thoại nhưng không chịu giải thích gì thêm.

 

 

Khi gọi lại thì có người lại bực bội, chửi luôn cán bộ, nhân viên CDC. Hoặc trong danh sách được cung cấp không ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại cụ thể của người đi trong chuyến bay, nên phải tìm kiếm lại mới có để liên hệ.

 

 

Do đó, để việc truy vết, xác minh, hỗ trợ, xử lý y tế đối với những trường hợp liên quan đến bệnh nhân COVID-19 số 3141, rất cần có sự tăng cường kỹ năng, trách nhiệm truy vết.

 

 

Đồng thời, việc thực hiện quy trình phối hợp xác minh truy vết giữa nhiều tỉnh, thành phố của các cơ quan chức năng các cấp cũng cần được tăng cường để giúp việc xác minh, xử lý được kịp thời, hiệu quả hơn.

 

 

 

 

Đà Nẵng cấm tụ tập quá 5 người nơi công cộng.

 

VnExpress đưa tin, Chủ tịch TP. Đà Nẵng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà, không tập trung quá 5 người nơi công cộng, ngoài công sở, trường học.

 

 

Quy định trên được ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch TP. Đà Nẵng ban hành tối 13/5, nâng mức độ phòng dịch cao hơn so với quy định tạm dừng các hoạt động không thiết yếu, không tập trung quá 30 người ban hành 10 ngày trước đó.

 

 

Theo ông Chinh, việc ban hành quy định dựa trên cơ sở xem xét diễn biến Covid-19, hạn chế tối đa sự lây lan trong giai đoạn cao điểm hiện nay. Nguy cơ lây nhiễm dịch rất cao trong gia đình, vì thế người dân cần hạn chế tổ chức hoạt động tập trung đông người tại nhà.

 

 

Thành phố dừng hoạt động lễ hội, tôn giáo, quán bar, vũ trường, karaoke, cấm tắm biển… từ ngày 4/5; không bán ăn uống tại chỗ, khuyến khích bán mang về từ 12h ngày 7/5; duy trì việc phát thẻ cho người dân đi chợ. Từ ngày 4 đến 13/5, Bộ Y tế ghi nhận 112 ca Covid-19 cộng đồng tại Đà Nẵng.

 

 

Bộ Ngoại giao lên tiếng việc cách ly các thương nhân TQ sang mua vải thiều.

 

Mofa – Cũng trong buổi họp báo chiều ngày 13 tháng 5, trước câu hỏi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an đã đồng ý cho 164 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh để thu mua vải thiều. Hiện Việt Nam đang trong đợt dịch mới, quy định phòng chống dịch đối với các thương nhân này thế nào?

 

 

Đáp lại, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các thương gia, chuyên gia nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh và phòng chống dịch của Việt Nam hiện nay.”

 

 

Người phát ngôn nhấn mạnh: “Các cơ quan chức năng và địa phương liên quan sẽ thực hiện việc quản lý người nhập cảnh theo đúng thẩm quyền và phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trong nước cũng như trên thế giới.”

 

 

Trước đó, vào chiều 5/4,  trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thế Thi, phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), cho biết để tiêu thụ vải thiều diễn ra thuận lợi, trong tình hình dịch COVID-19, huyện Lục Ngạn đã có kế hoạch tổ chức đón thương nhân Trung Quốc đến thu mua vải thiều và cách ly y tế tại địa phương.

 

 

Ông Thi nói: “Hiện tại đã có 291 thương nhân Trung Quốc đăng ký sang thu mua vải thiều. Dự kiến, mùa vải thiều 2021 sẽ có 400 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn thu mua và giám sát thu mua vải thiều”.

 

 

Ông  Thi nói thêm: “Chúng tôi đang phối hợp cùng các đơn vị để ngày 8, 10 và 15-5 sẽ đón các thương nhân Trung Quốc về cách ly”.

 

 

 

 

Chỉ giảm tiền điện cho cơ sở du lịch, khu cách ly, điều trị COVID-19?.

 

Tuoitre đưa tin – Theo chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật, trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành.

 

 

Các đối tượng dự kiến được hỗ trợ miễn, giảm tiền điện sẽ thu hẹp, khi chỉ tập trung miễn giảm cho cơ sở lưu trú du lịch, các khu cách ly, cơ sở khám chữa cho bệnh nhân COVID-19. Như vậy, người dùng là hộ tiêu dùng sinh hoạt, các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở hành chính không được xem xét để hưởng chính sách này.

 

 

Trong khi năm ngoái, với tác động của dịch COVID-19, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có 2 đợt hỗ trợ giảm giá tiền điện cho hầu hết các khách hàng, với tổng số tiền lên tới 12,300 tỉ đồng.

 

 

Trong đó, hộ tiêu dùng sinh hoạt được giảm 10% giá bán lẻ điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4, cơ sở lưu trú du lịch và khách hàng có kho chứa hàng hóa được áp dụng mức giảm giá bằng mức giá bán lẻ áp dụng cho các ngành sản xuất; giảm 100% tiền điện cho các cơ sở cách ly, khám bệnh.