Gần 60 lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi
Ngày 14/9, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho Zing biết, trên địa bàn có gần 60 cán bộ, lãnh đạo từ cấp xã đến cấp tỉnh xin nghỉ hưu trước tuổi.
Ông Dụng nói “Trong số này có 3 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Tỉnh ủy viên – Chủ tịch tịch UBND TP. Quảng Ngãi viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi do không đủ tuổi tái cử. Nhiều cán bộ, lãnh đạo cấp xã, huyện, TP Quảng Ngãi đã nghỉ hưu trước tuổi bắt đầu từ ngày 1/9”.
“Đây là cơ hội cho đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có năng lực được bổ nhiệm, đề bạt tiếp tục gánh vác trọng trách nhiệm kỳ 2021-2026 thay cho các lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi”, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi nói.
Đất Đà Nẵng rớt giá thê thảm, nhiều người vỡ nợ
Theo Tuổi Trẻ, sau thời gian ngắn ‘sốt’ giá, từ đầu năm 2020 trở lại đây đất ở Đà Nẵng rớt giá, người bán ồ ạt nhưng không có người mua. Nhiều đại gia vỡ nợ, trong khi nhà đầu tư bất động sản đang ‘ôm bom’, nhiều đại gia bất động sản thậm chí đã bị “knock-out” và vướng vòng lao lý.
Anh D.V.H. – giám đốc một công ty bất động sản tại Đà Nẵng chia sẻ, nếu dịch COVID-19 đợt 1, công ty của anh còn thực hiện được một vài giao dịch bất động sản với khách thì đợt 2 đến nay hoàn toàn không có. Nguồn thu không có, chi phí lớn anh H. phải đưa ra chính sách các nhân viên chính thức đã gắn bó lâu năm cố gắng để không giảm lương, còn cộng tác viên thì không nhận lương hoặc giảm 50% lương.
Hồ sơ, đối tượng cho vay của ngân hàng cũng làm chặt chẽ hơn” – anh H. cho biết “Sau vụ mất sổ đỏ ở chi nhánh văn phòng đất đai quận Sơn Trà đang bị điều tra thì dòng tiền trong bất động sản lưu thông tại Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Theo anh H. theo thống kê biến động giá đất nền tại 16 dự án ở Đà Nẵng trong thời điểm trước dịch-tháng 6/2020 đã giảm 13-30% so với đầu năm 2019. Và từ khi dịch đến này thì gần như đóng băng.
“Khi thị trường chững lại và có dấu hiệu giảm giá mạnh như hiện nay, nhiều người gom đất bắt đầu “thải” một lượng đất lớn mà họ đã “ôm” trước đây. Tuy nhiên, thực tế hiện giá có giảm nhưng người có nhu cầu mua rất ít. Hiện tại, các tay đầu cơ đất “ôm” hàng với số lượng lớn đã tìm cách “nhả” hàng cắt lỗ nhưng không có người mua. Có thể thấy các tay đầu cơ đất ở nhiều khu vực đang ôm đất như ôm bom” – Ông Nguyễn Văn Lan, giám đốc Công ty bất động sản Minh Lan cho biết.
Xe tải tông trạm BOT Cai Lậy
Trên báo Zing, vụ tai nạn xảy ra rạng sáng 13/9. Cảnh sát xác định xe tải này do tài xế Trần Quốc Cường (37 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) cầm lái, lưu thông từ cầu Mỹ Thuận đi ngã ba Trung Lương.
Đến khu vực trạm thu phí BOT Cai Lậy, xe tải tông vào mũi tàu, sau đó làm hỏng barie và cabin thu phí trên quốc lộ 1.
Vụ tai nạn không gây thương vong về người. Tuy nhiên, xe tải biến dạng sau cú va chạm mạnh.
Cảnh sát đã làm việc với tài xế và chờ kết quả định giá tài sản thiệt hại. Theo nhà chức trách, nguyên nhân vụ việc có thể do tài xế buồn ngủ.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy hoạt động đầu tháng 8/2017. Việc thu phí tại trạm này vấp phải sự phản đối gay gắt của các tài xế do thu phí cho tuyến tránh nhưng lại đặt trạm trên quốc lộ 1. Sau nhiều lần xả trạm vì tài xế tụ tập phản đối, trạm phải dừng thu từ cuối năm 2017.
Đường sắt bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Tân Sửu 2021
Cụ thể, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn nhận đăng ký mua vé tập thể Tết 2021 (cả lượt đi và lượt về, mỗi lượt từ 5 vé trở lên) từ nay đến hết ngày 25/9.
Ngành đường sắt sẽ ưu tiên các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, khu chế xuất, các tổ chức xã hội… Đơn vị có nhu cầu mua vé liên hệ phòng bán vé tại ga Sài Gòn (số 1 Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM) từ 7h30 – 19h30 hằng ngày.
Về thủ tục đăng ký, người đặt vé mang theo giấy giới thiệu của đơn vị và danh sách mua vé ghi rõ, chính xác họ tên, số điện thoại, số giấy tờ tùy thân của người đi tàu.
Theo ông Văn, dự kiến tháng 10/2020 ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tàu Tết Tân Sửu 2021 thông qua mạng và các nhà ga, đại lý…
(Theo dkn.tv)