Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Kerry phát biểu trong cuộc họp báo tại Seoul (Hán Thành), Nam Hàn, vào ngày 18/4/2021. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Seoul qua Getty Images)
Ngày nay, nỗi lo sợ biến đổi khí hậu đã hình thành thể chế khắc nghiệt, một cú đánh bồi thêm lên sự què quặt của tăng trưởng, việc làm sau hàng thập kỷ liên tiếp chìm trong khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó.
Hiếm có một tổ chức nào - công hay tư - không nêu lại giáo lý khí hậu nói rằng khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu: tổng thống Hoa Kỳ; Fed; IMF, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới; Davos (chủ nghĩa toàn cầu), Phố Wall, và mọi giám đốc điều hành của công ty khi muốn tránh một cuộc tranh quyền cổ đông.
Nỗi hoảng sợ cực đoan.
“Hãy xử lý cuộc khủng hoảng khí hậu như một cuộc khủng hoảng thực sự”, nhà hoạt động khí hậu tuổi thiếu niên Greta Thunberg có vẻ đã nói quá lời. Đáng tiếc, ‘thể chế’ biến đổi khí hậu đang gạt những người trẻ tuổi như cô bé Greta khỏi các cơ hội của cuộc sống…
“Bạn nói rằng bạn yêu con mình hơn tất cả những thứ khác, nhưng bạn đang đánh cắp tương lai của chúng ngay trước mắt chúng”, Thunberg phát biểu tại hội nghị khí hậu LHQ 2018 ở Katowice.
Không chỉ cô bé tuổi thiếu niên Thunberg hoảng sợ đến mức gay gắt trước biến đổi khí hậu. Không chỉ hàng loạt các tổ chức quốc tế và chính phủ đồng điệu trong vấn đề biến đổi khí hậu và carbon mà tất cả các nghiên cứu khoa học có kết luận khác hoặc tiếng nói nghi hoặc về biến đổi khí hậu lập tức được xem là tội đồ của loài người.
Biến đổi khí hậu đã thực sự bị biến thành một loại tôn giáo mà không một số liệu, một nhà khoa học nào được phép nghi ngờ, không một ai được chất vấn lại, những người ‘dám làm điều đó’ lập tức bị kết án. Dù vậy, rất nhiều bằng chứng đanh thép, nhiều nghiên cứu khoa học vẫn dũng cảm lội ngược dòng bất chấp sự ủng hộ cực đoan của truyền thông, chủ nghĩa toàn cầu cho vấn đề này.
Bài báo khoa học “sự sai lầm của các mô hình [dự báo] khí hậu, công bố trên trang web của Viện Hoover danh tiếng năm 2017 đã đặt câu hỏi về việc liệu carbon có thực sự là tội đồ của nóng lên toàn cầu hay không?
Bầu khí quyển ngày nay ấm hơn khoảng 0,8 độ C so với năm 1850. Lý thuyết biến đổi khí hậu cho rằng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã tăng 40% kể từ năm 1750 và CO2 là khí nhà kính. Từ đây, giả thuyết rằng khí CO2 chính là tội đồ gây ra 0,8 độ C ấm lên toàn cầu dựa trên hai thông tin nóng lên 0,8 độ C và 40% CO2 gia tăng. Và từ đây, CO2 được đưa vào thể chế để triệt tiêu trong hoạt động sản xuất kháp toàn toàn cầu.
Nhưng các nhà nghiên cứu của Viện Hoover cho rằng, chúng ta [khoa học hiện đại] hầu như không có khả năng thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát, chẳng hạn như tăng và giảm mức CO2 trong khí quyển và đo lường sự thay đổi dẫn đến nhiệt độ. Con người còn làm gì khác được nữa? Con người đã xây dựng các mô hình máy tính phức tạp sử dụng vật lý để tính toán cách năng lượng chảy vào, xuyên qua và ra khỏi đất, nước và bầu khí quyển của hành tinh. Những mô hình như vậy đã được tạo ra và thường xuyên được sử dụng ngày nay để đưa ra những dự đoán thảm khốc về số phận của Trái đất.
Theo viện nghiên cứu Hoover, vấn đề là các mô hình này có những hạn chế nghiêm trọng làm hạn chế đáng kể giá trị của chúng trong việc đưa ra các dự đoán và trong việc chỉ đạo chính sách. Cụ thể, có ba vấn đề lớn tồn tại: Sai số, sự không chắc chắn về số liệu đầu vào từ năng lượng mặt trời, giả thuyết đầu vào không đáng tin của mô hình về mây. Các nhà nghiên cứu của Hoover khẳng định rằng, chỉ một trong ba vấn đề ở trên cũng đủ khiến người ta nghi ngờ về những dự đoán. Cả ba cùng nhau giáng một đòn mạnh vào dự báo của các mô hình hiện tại. Ví dụ, nồng độ mây trên bầu trời, cho đến nay vẫn là một bất lực của khoa học hiện đại. Bao nhiêu lớp mây, đến và đi thế nào trên bầu trời, cách hình thành và tụ hội của chúng hiện nằm ngoài mọi dữ liệu khoa học, mọi hiểu biết toàn cầu.
Thực tế, các dự báo nhiệt độ toàn cầu 1998-2014 cho kết quả như sau: chỉ có có 2,6% mô hình dự báo nhiệt độ toàn cầu giảm; 97,6% dự báo cho kết quả nóng lên. Nhưng đáng tiếc, nhóm thuộc 97,6% dự báo nóng lên này lại cho ra kết quả nóng lên tới 2,2 lần so với kết quả thực tế. Với kết quả nóng hơn thực tế lên tới 2,2 lần, sự trầm trọng đang bị đẩy lên thảm kịch khác xa so với thực tế.
Dù vậy, chưa bàn đến việc biến đổi khí hậu và biện pháp khử carbon đang gây tranh cãi như thế nào, tuyên bố gay gắt của các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu cho thấy khử cacbon phải làm từ các thế hệ hiện tại với hy vọng làm điều hòa sự nóng lên toàn cầu cho các thế hệ chưa sinh.
Tức là lý thuyết biến đổi khí hậu đang tạo một sức ép cực lên thế hệ lao động hiện tại, những người phải có trách nhiệm hy sinh cơ hội cuộc đời của họ để trả cho thế hệ tương lai một quả tinh cầu ít nóng hơn (dù giả định nóng trầm trọng đang hết sức đáng ngờ).
Đánh đổi tăng trưởng, việc làm và thao túng giới trẻ.
Sản xuất năng lượng không có hydrocacbon tốn nhiều chi phí hơn và đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn. Nó có nghĩa là tăng trưởng chậm hơn - điều mà thế hệ trẻ ngày nay đã phải đổi mặt gặp phải kể từ cuộc sụp đổ tài chính 2008-2009 diễn ra.
Tăng trưởng kinh tế là thần dược của tuổi trẻ. Nó có nghĩa là tăng trưởng thu nhập nhanh hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn, nhiều chuyến du lịch hơn, nhiều thứ hơn để tiêu tiền và khả năng tiết kiệm lớn hơn khi mang lại tự do và độc lập. Nó ít quan trọng hơn đối với các những lớn tuổi. Họ có thể sống bằng những gì họ đã làm (lương hưu, tiền tiết kiệm) hoặc phụ thuộc vào an sinh xã hội được tài trợ bằng tiền từ những người trẻ tuổi.
Nhưng quá trình khử carbon tàn khốc của “thể chế” biến đổi khí hậu sẽ khiến ước mơ việc làm tăng trưởng của thanh niên thêm tan vỡ, bên cạnh những thống khổ mà thế hệ người trẻ ngày nay phải chịu đựng: tăng trưởng ỳ ạch sau khủng hoảng tài chính Dotcom (2001) và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) và giờ là đại dịch Covid-19. Tất cả cánh cửa cơ hội của cuộc sống dường như đang đóng sập lại; đặc biệt gay gắt với thế hệ trẻ đương đại khắp toàn cầu.
Quá trình khử cacbon đã đẩy nhanh sự suy thoái tương đối của phương Tây, khiến các nền kinh tế này khó khăn phục hồi trong khủng hoảng.
Từ năm 2002 đến năm 2014, phương Tây đã cắt giảm 10,2% lượng khí thải carbon dioxide. Phần còn lại của Thế giới đang sử dụng hydrocacbon để thúc đẩy sự phát triển nó - theo đúng nghĩa đen. Trong cùng thời kỳ, lượng khí thải carbon dioxide của họ đã tăng 76,8%.
Trên thực tế, mức tăng phát thải không phải phương Tây trong 12 năm đã lớn hơn đáng kể so với lượng phát thải của phương Tây trong một năm (11,6 Gigatons từ năm 2002 đến 2014, so với 9,5 Gigaton của phương Tây năm 2014). Đây không phải là một cuộc đua mà tất cả mọi người đều là người chiến thắng. Nếu nó tiếp tục được vận hành như vậy, thế hệ trẻ sẽ sống trong một thế giới mà phương Tây và các giá trị của nó đang thoái trào, và thậm chí có thể bị tiêu tan.
Khi phô trương tuổi trẻ là nạn nhân vô tội của biến đổi khí hậu trong tương lai, những người lớn tuổi của họ đang cướp từ người trẻ bất kỳ lời biện minh cho hành động chiến tranh chống lại một thế hệ đã khiến họ cực kỳ thất vọng. Hậu quả - dù có ý đồ hay không - là biến biến đổi khí hậu thành một công cụ kiểm soát xã hội.
Những người trẻ tuổi có thể bị thao túng. Trong chiến tranh Việt Nam, với các cuộc biểu tình của sinh viên đang quét qua thế giới phương Tây, chính phủ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã quyết định một cách tiếp cận khác. Theo Roland Huntford, tác giả của “Những người theo chủ nghĩa toàn trị mới”, “khi các chính phủ phương Tây chống lại xu hướng này, các nhà cầm quyền của Thụy Điển đã trở thành đồng minh của nó”. Họ ủng hộ các cuộc biểu tình. Thủ tướng Thụy Điển tố cáo Washington và ca ngợi Hà Nội. Đài truyền hình và đài phát thanh nhà nước đã đưa tin rộng rãi về mọi cuộc biểu tình và dành sự kính trọng cho những người ủng hộ Việt Nam ở Thụy Điển. “Tất cả những điều này đều có lợi cho chính phủ”, Huntford viết. “Thanh niên có một lối thoát cho năng lượng của mình, và đảng [Dân chủ Xã hội] đã đứng về phía họ”. Thanh thiếu niên và những người biểu tình trong độ tuổi 20 chống Mỹ, với “mái tóc dài, cài cúc, phù hiệu và ăn mặc giống dân hippie”, đã trở thành một phần được chấp nhận của cảnh quan này.
Ở Mỹ vào năm 1967, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh đầu tiên đang chia sẻ một Mùa hè yêu thương khi những người khác trong thế hệ của họ bị chuyển đến chiến đấu ở Việt Nam (và vẫn còn những người khác đang chịu đựng những cuộc bạo động chết người ở đô thị). Nét đặc biệt mới của giới trẻ thời đó là tìm quên trong phong trào giải phóng tình dục. Quan hệ tình dục với người lạ được xem như hợp thời. Có lẽ sự cận kề của chiến tranh và sự nguy hiểm thực sự đã tạo ra mối liên hệ giữa thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh đang tắm mình trong Kỷ nguyên Bảo Bình và cuộc nổi loạn của giới trẻ trong những năm ngay sau Thế chiến thứ I mà Zweig mô tả là “một kỷ nguyên của sự cực lạc điên cuồng”; của sự nổi loạn "hoàn toàn vì niềm vui nổi loạn chống lại mọi thứ"; một cuộc cách mạng trí tuệ đang tiến triển với “năng lượng dẻo dai” đã xóa tan bầu không khí của “truyền thống mốc meo, giải tỏa những căng thẳng trong nhiều năm”.
Cực lạc điên cuồng? Năng lượng dẻo dai? Hoàn toàn để giải trí? Những chiến binh khí hậu trẻ trung ngày nay không chịu áp lực chiến tranh, nhưng vì biến đổi khí hậu, cũng đang buộc phải chịu đựng phải áp lực đúng như thế.
Đối với họ, chống lại biến đổi khí hậu là một công việc nghiệt ngã, không mấy vui vẻ. Có ai thấy cô Thunberg mỉm cười, huống chi là cười lớn? Khác xa với việc nổi loạn chống lại chính quyền, giới trẻ ngày nay đang tuân theo một kịch bản được viết bởi những nhà chức trách và bởi những người giàu có và những người có mối quan hệ tốt trong các tổ chức trị giá hàng tỷ USD và trong các tổ chức phi chính phủ. Đối với các chính trị gia - đặc biệt là những người châu Âu - cứu hành tinh là một sự chuyển hướng dễ chịu khỏi nhiệm vụ khó khăn, không được ưa chuộng khi trẻ hóa các nền kinh tế xơ cứng của họ. Thế hệ trẻ ngày nay (Millennials và Gen Z) sẵn sàng tuân theo câu chuyện về khủng hoảng khí hậu vì nó coi họ là bên mắc sai lầm và cha mẹ của họ là người có tội, những người vẫn có thể tự tha thứ cho mặc cảm về khí hậu bằng cách tham gia vào các công trình khí hậu — và kiếm được nhiều tiền khi làm như vậy — hoặc chỉ đơn thuần đăng ký học giáo lý về khủng hoảng khí hậu.
Con ngáo ộp ‘biến đổi khí hậu’ đầy sai lầm và mơ hồ từ 1970.
Tháng 6/1988, nhà khoa học khí hậu NASA James Hansen có bài phát biểu gây hoảng sợ cho nhân loại trước quốc hội. Sau đó bài phát biểu của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher về sự nóng lên toàn cầu gây hoang mang. Sau đó, tại hội nghị khí hậu Toronto, người ta nhanh chóng so sánh biến đổi khí hậu với chiến tranh hạt nhân.
Dự báo về ngày tận thế đã là một yếu tố quan trọng ngay từ đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu. Rất thú vị là hiện nay, chúng đã đã có đủ thời gian để kiếm chứng sự thật về con ngáo ộp được tô vẽ suốt 33 năm qua.
Một bài báo năm 2021 của các nhà nghiên cứu David Rode và Paul Fishbeck của Đại học Carnegie Mellon đã theo dõi các tiên tri về ngày tận thế kể từ Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970. Trong suốt nửa thế kỷ dự báo, ngày tận thế luôn là con ngáo ộp trong hơn 20 năm nữa. Vào cuối năm 2020, 61% dự báo về sự sụp đổ của hành tinh đã đến, đi và không được chứng minh. Chúng ta biết, bởi vì chúng ta vẫn ở đây. Trong hầu hết các lĩnh vực, một sự ghi nhận cho đến nay là 100% thất bại liên tiếp sẽ gây ra một mức độ giễu cợt, chưa nói đến sự hoài nghi có lý do.
Một cuộc khảo sát vào tháng 4/2021 đối với những người trưởng thành ở Anh được thực hiện thay mặt cho Tổ chức Chính sách Ấm lên Toàn cầu có trụ sở tại London cho thấy một nghịch lý gợi lên rằng nỗi sợ hãi về biến đổi khí hậu ở những người trẻ tuổi có thể yếu hơn so với mức bình thường. Khi được hỏi về nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng bao nhiêu trong 150 năm qua, những người trẻ tuổi được hỏi tiết lộ rằng họ có quan điểm cực đoan (và thiếu hiểu biết nhất): 54% những người từ 18 đến 24 tuổi và 60% những người từ 25 đến 34 tuổi nghĩ rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng từ 5º C trở lên, trong khi 45% người lớn tuổi nghĩ vậy. Tuy nhiên, cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy tỷ lệ người được hỏi cho rằng “rất quan tâm” đến biến đổi khí hậu là thấp nhất trong hai nhóm tuổi trẻ nhất (lần lượt là 26% và 24%); mối quan tâm đó tăng lên theo độ tuổi, đạt mức cao nhất là 35% đối với những người trên 65 tuổi.
Điều này cho thấy một sự khác biệt rõ ràng: các nhóm tuổi trẻ có quan điểm cực đoan nhất về biến đổi khí hậu trong quá khứ cũng ít quan tâm nhất về nó (họ có tỷ lệ người trả lời “rất quan tâm” thấp nhất). Nó cũng cho thấy sự không kết nối với chính sách khí hậu. Mục đích của các chính sách khí hậu Net Zero được công bố rộng rãi là ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5º C so với mức tiền công nghiệp. 1º trong 1,5º C đó đã xảy ra. Tuy nhiên, chỉ 18% thanh niên 18-24 tuổi và 15% thanh niên 25–34 tuổi trả lời đúng rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ tăng 1º C, trong khi tương ứng là 22% và 20,5% cho rằng nhiệt độ toàn cầu đã tăng 10º C trong 150 năm qua. Tại sao phải lo lắng về tương lai ấm lên 0,5º nếu thế giới đã ấm lên 5 hoặc 10º?
Việc từ bỏ chính sách khí hậu cho thấy rằng những biểu hiện lo ngại về biến đổi khí hậu là mang tính trình diễn thay vì phản ánh niềm tin được xem xét sâu sắc từ góc độ khoa học. Chúng được thiết kế để báo hiệu sự thừa nhận về sự đồng thuận đối với điều “tạo nên hương vị tốt và quan điểm đúng đắn về mặt đạo đức” để sử dụng những lời của Elisabeth Noelle-Neumann trong “Vòng xoáy của sự im lặng”.
Noelle-Neumann, nhà thăm dò hàng đầu của Đức về thời kỳ hậu chiến, đã ví dư luận như một lớp da xã hội. Các cá nhân có nỗi sợ hãi về sự cô lập xã hội. Bà đã trích dẫn câu nói của James Madison: “Lý lẽ của con người, giống như bản thân con người, là rụt rè và thận trọng khi bị bỏ lại một mình; và có được sự vững chắc và tự tin, tương ứng với con số mà nó có liên quan".
Quan điểm xung quanh biến đổi khí hậu là một lực lượng xã hội mạnh mẽ - quả thực là lực lượng xã hội mạnh mẽ nhất ở phương Tây hiện nay. Nó hoạt động độc lập với các sự kiện và khoa học về biến đổi khí hậu. Nó không có gì là tai họa cho thế hệ millennials và Gen Z, tuy nhiên cấu trúc của nó được thiết kế để thu hút họ: nó cho họ một vầng hào quang của việc trở thành nạn nhân của khí hậu trong khi che giấu sự thật rằng để thực thi thể chế khí hậu, kẻ mất mát và thua cuộc là chính họ.
Họ thực sự là nạn nhân; triển vọng của họ đã bị tàn phá bởi cuộc khủng hoảng tài chính và sự tích tụ của các khoản nợ công lớn, họ là thế hệ sẽ gánh chịu gánh nặng chính của các chính sách về biến đổi khí hậu. Quá trình khử cacbon sẽ hút oxy ra khỏi các nền kinh tế vốn đã suy yếu. Thế hệ người trẻ và con cái của họ sẽ không được bất kể lợi ích gì từ các chính sách khí hậu, mà ngược lại.
Vòng xoáy của sự im lặng — một hình thức phủ nhận khí hậu nghiêm trọng duy nhất — ngăn cản những người trẻ tuổi nhận thức được những thực tại này. Họ đã bị tước vũ khí trong cuộc chiến vì lợi ích kinh tế của chính họ. Trừ khi họ loại bỏ được những ràng buộc vô hình của chế độ chuyên chế của cha mẹ, họ sẽ vẫn là nạn nhân chính của biến đổi khí hậu.
Không chỉ để kiểm soát xã hội, biến đổi khí hậu còn trở thành công cụ sắc bén của Chủ nghĩa toàn cầu, một con ngáo ộp hoàn hảo để chủ nghĩa toàn cầu phát triển, bảo vệ loài người. Và song song với nghị trình chủ nghĩa toàn cầu, ngay hôm nay, biến đổi khí hậu đang tạo ra một nền tài chính xanh - công cụ tài chính được cho là để ngăn biến đổi khí hậu - nơi các tài phiệt nhiệt tình với chủ nghĩa toàn cầu, đầy trách nhiệm với nhiệt độ trái đất, đang nỗ lực đầu cơ, thao túng… Một cuộc khủng hoảng tài chính xanh sẽ xảy ra. Thế hệ trẻ và con cái của họ sẽ lại trở thành nạn nhân lớn nhất của nghị trình này khi họ đã, đang và sẽ phải cõng trên lưng một khối nợ khổng lồ mới.
(Theo ntdvn.com)
Bài viết sử dụng các phân tích và lập luận từ tác giả Rupert Darwall, trong bài viết “Biến đổi khí hậu đã trở thành công cụ kiểm soát xã hội”, đăng tại Epoch Times (https://www.theepochtimes.com/has-climate-change-become-a-tool-of-social-control_3797398.html). Tác giả Rupert Darwall là thành viên cấp cao của Tổ chức RealClear và là tác giả của “Chế độ chuyên chế xanh : vạch trần gốc rễ toàn trị của Tổ hợp công nghiệp khí hậu” và báo cáo “ Thòng lọng khí hậu: Kinh doanh, Net Zero, và Chủ nghĩa chống tư bản của IPCC .”
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.