Các khoa học gia đang cố gắng nghiên cứu mối liên hệ giữa vi khuẩn với chứng suy giảm trí nhớ ở người qua đường lỗ mũi nhưng đã xảy ra ở chuột hay không. Ảnh: Getty / iStock

 

Một thói quen gây khó chịu hay một thói quen có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng? Các chuyên gia nghiên cứu Úc đang xem xét liệu việc ngoáy mũi có thể giúp vi khuẩn liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ xâm nhập vào não hay không.

 

Mối liên hệ tiềm ẩn giữa ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi và chứng suy giảm trí nhớ hay còn được biết đến là sa sút trí tuệ (dementia) sẽ là một phần trong nghiên cứu mới.

 

Các khoa học gia đang cố gắng tìm hiểu xem một loại vi khuẩn có liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ có xâm nhập vào não người qua đường mũi giống như ở chuột hay không.

 

Các khoa học gia của Đại học Griffith đã chứng minh rằng vi khuẩn Chlamydia pneumoniae có liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ khởi phát muộn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của chuột thông qua các dây thần kinh khứu giác ở mũi của chúng.

 

Giáo sư James St John cho biết các tế bào não chuột phản ứng với vi khuẩn bằng cách tích tụ protein amyloid beta, tụ lại thành mảng làm rối loạn tế bào thần kinh và tế bào ở các bệnh nhân Alzheimer.

Ông nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước "Chúng tôi là người đầu tiên cho thấy Chlamydia pneumoniae có thể đi trực tiếp lên mũi và vào não, nơi nó có thể gây ra các bệnh lý giống như bệnh Alzheimer,"

"Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra trong một mô hình chuột và bằng chứng này có khả năng đáng sợ đối với con người."

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy vi rút và vi khuẩn có thể vượt qua hàng rào máu bằng cách đi đường tắt trực tiếp đến não thông qua dây thần kinh khứu giác.

 

Giáo sư St John cho biết nhóm đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu khác để chứng minh đường mũi tương tự tồn tại ở người, những người cũng có vi khuẩn Chlamydia pneumoniae trong não của họ.

Ông nói "Những gì chúng tôi biết là các vi khuẩn này có ở người, nhưng chúng tôi chưa tìm ra cách chúng đến được não của họ."

 

Ông nói, mất khứu giác là một dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer, vì vậy các xét nghiệm khứu giác có thể giúp đưa ra chẩn đoán sớm hơn.

 

Giáo sư St John cũng cảnh báo rằng có một nguy cơ tiềm ẩn là ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

"Chúng ta không muốn làm tổn thương bên trong mũi và việc ngoáy mũi hay nhổ lông mũi có thể gây ra điều đó. Nếu bạn làm tổn thương niêm mạc mũi, bạn có thể làm tăng số lượng vi khuẩn có thể đi lên não."