Tàu thăm dò Perseverance của NASA, sáng ngày 19/2, đã hạ cánh xuống sao Hỏa để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại. Perseverance là bước tiến mới nhất trong lịch sử khám phá hành tinh Đỏ lâu đời của NASA, dựa trên các bài học kinh nghiệm từ các nhiệm vụ trước đó, với các mục tiêu mới để làm sáng tỏ hơn lịch sử của sao Hỏa.

 

 

 

Dưới đây là những bức ảnh đẹp nhất trong lịch sử chinh phục hành tinh Đỏ.

 

 

 

Bức chân dung tự họa năm 2016 của tàu thám hiểm Curiosity chụp chiếc xe tự hành tại vị trí khoan Quela ở vùng thấp của núi Sharp. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Bức ảnh kênh sông được bảo tồn trên sao Hỏa này được một vệ tinh quay quanh bầu khí quyển sao Hỏa chụp. Bức ảnh đã được phủ màu để hiển thị các độ cao khác nhau. Màu xanh lam là thấp và màu vàng là cao. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh miệng núi lửa Korolev rộng hơn 50 dặm và chứa đầy nước đá, gần cực bắc do sứ mệnh Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp năm 2018. Ảnh: ESA.

 

 

 

 

 

 

Tàu quỹ đạo do thám sao Hỏa đã sử dụng máy ảnh HiRISE để chụp hình ảnh khu vực có kết cấu khác thường ở phía nam miệng núi lửa Gale. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Dung nham nguội đã giúp bảo tồn dấu vết của nơi các cồn cát từng di chuyển qua khu vực đông nam sao Hỏa. Trông nó giống như biểu tượng "Star Trek". Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Mặc dù sao Hỏa không hoạt động địa chất như Trái đất, nhưng gió cũng định hình nhiều đặc điểm bề mặt ở đây. Những đặc điểm được "chạm khắc" bằng gió như thế này rất phổ biến trên hành tinh Đỏ. Hiện tượng này được gọi là yardang. Trên cát, gió tạo thành những gợn sóng và những đụn cát nhỏ. Trong bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa, ánh sáng không bị phân tán nhiều, vì vậy bóng đổ của các yardang rất tối và sắc nét. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Những viên đá nhỏ, giàu hematit này nằm gần miệng núi lửa Fram, được tàu thăm dò  Opportunity của NASA chụp vào tháng 4-2004. Khu vực được hiển thị có chiều ngang 3 cm. Những khoáng chất này cho thấy sao Hỏa từng có nhiều nước. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Hình ảnh này cho thấy các dòng chảy theo mùa ở Valles Marineris trên sao Hỏa. Những vụ lở đất trên sao Hỏa này xuất hiện trên các sườn dốc trong suốt mùa xuân và mùa hè. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

 

Sao Hỏa được biết đến là nơi có các cơn bão bụi bao quanh hành tinh. Những hình ảnh năm 2001 này từ tàu quỹ đạo sao Hỏa Global Surveyor của NASA cho thấy sự thay đổi đáng kể về diện mạo của hành tinh khi sương mù bốc lên do bão bụi ở phía nam đã tỏa ra khắp toàn cầu. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Hình ảnh về các vùng cao hơn của núi Sharp được tàu thám hiểm Curiosity của NASA chụp vào tháng 9-2015. Ở phía trước mặt là một rặng núi dài đầy hematit. Ngay phía xa hơn là một đồng bằng nhấp nhô giàu khoáng chất đất sét. Và xa hơn nữa là vô số ụ đất tròn chứa nhiều khoáng chất sunfat. Sự thay đổi về khoáng vật trong các lớp này cho thấy môi trường thay đổi ở sao Hỏa thời kỳ đầu, mặc dù tất cả đều liên quan đến việc tiếp xúc với nước hàng tỷ năm trước. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Máy đo địa chấn của tàu đổ bộ sao Hỏa InSight lần đầu tiên ghi lại một "cơn bão" vào tháng 4-2019. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Từ vị trí cao trên một đỉnh núi, năm 2016, xe tự hành Opportunity đã ghi lại hình ảnh một xoáy bụi đang xoắn qua thung lũng bên dưới. Bức ảnh còn in hình bánh của xe tự hành lúc lên dốc. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Máy ảnh HiRISE đã chụp lại các lớp trầm tích và một chỏm băng sáng ở cực bắc của sao Hỏa. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Nili Patera là một vùng trên sao Hỏa, nơi các cồn cát và gợn sóng đang di chuyển nhanh chóng. Máy ảnh HiRISE trên tàu thám hiểm quỹ đạo sao Hỏa tiếp tục theo dõi khu vực này vài tháng một lần để xem những thay đổi theo mùa và hàng năm. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã chụp được bức tranh toàn cảnh bề mặt sao Hỏa có độ phân giải cao nhất vào cuối năm 2019. Bức ảnh này bao gồm hơn 1.000 hình ảnh và 1,8 tỷ pixel. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

Hình ảnh vùng cực bắc của sao Hỏa được chụp bằng cách kết hợp dữ liệu từ hai thiết bị trên tàu Global Surveyor của NASA trên quỹ đạo sao Hỏa. Chỏm băng dài 621 dặm, và những dải bóng tối ở rất sâu. Phía bên phải là một hẻm núi lớn mang tên Chasma Boreale, gần như chia đôi chỏm băng. Hẻm Chasma Boreale sâu đến 1,2 dặm. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

Một miệng núi lửa sau vụ va chạm mạnh được máy ảnh HiRISE chụp vào tháng 11-2013. Miệng núi lửa rộng khoảng 30 mét và được bao quanh bởi một vùng tia rộng lớn do vụ nổ tạo ra. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Gò đất màu tối này được gọi là đồi Ireson, nằm trên vùng thấp của núi Sharp. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

 

Cồn cát ở vùng cực phủ đầy băng và cát trông giống như bánh quy kem trên sao Hỏa. Ảnh: ESA.

 

 

 

 

 

Đám mây giữa bức ảnh này là một tháp bụi được tàu thám hiểm quỹ đạo Reconnaissance Orbiter chụp vào năm 2010. Mây trắng xanh là hơi nước. Ảnh:  NASA.

 

 

 

 

Máy ảnh HiRISE đã chụp miệng núi lửa có kích thước hàng km ở bán cầu nam của sao Hỏa vào tháng 6-2014. Miệng núi lửa này cho thấy băng giá phủ trên các sườn núi phía nam vào cuối mùa đông khi sao Hỏa đang vào mùa xuân. Ảnh: NASA.

 

 

 

 

Đây là bức ảnh đầu tiên từng được tàu đổ bộ Viking 1 chụp từ bề mặt sao Hỏa vào ngày 20-7-1976, ngay sau khi nó chạm xuống hành tinh. Ảnh: NASA.

(Theo CNN)