Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne  phát hiện protein SMOC1, được sản xuất tự nhiên trong gan, có thể giảm được lượng đường huyết.

 

 

 

 

 

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: medicalnewstoday.com)

 

 

 

Hơn 400 triệu người mắc tiểu đường tuýp 2 trên thế giới đã có tia hy vọng mới sau khi các nhà khoa học Úc Đại Lợi có phát hiện mang tính đột phá, mở đường cho các phương pháp mới chữa trị căn bệnh mạn tính này.

 

 

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne  phát hiện protein SMOC1, được sản xuất tự nhiên trong gan, có thể giảm được lượng đường huyết.

 

 

Điều này có nghĩa việc tạo ra một dạng SMOC1 có thể giúp chữa trị các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

 

Các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy một dạng SMOC1 dài, do nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Melbourne phát triển có thể kiểm soát được lượng đường huyết hiệu quả hơn so với các biện pháp hiện nay.

 

 

Trưởng nhóm nghiên cứu và là nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Melbourne, Magdalene Montgomery, khẳng định việc tạo ra SMOC1 có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn loại thuốc chữa trị hàng đầu hiện nay, mang tên metformin.

 

 

Protein SMOC1 có thể giảm được lượng mỡ trong gan, cũng như lượng cholesterol trong máu - những vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải.

 

 

Trong bối cảnh số ca mắc tiểu đường tuýp 2 đang ngày một tăng trên thế giới, việc tìm ra các biện pháp chữa trị mới ngày càng có ý nghĩa quan trọng, giúp bệnh nhân có thể giảm các nguy cơ khác như tim mạch, thận mạn tính, tổn thương mạch máu có thể kéo theo mù lòa, đoạn chi hay tổn thương dây thần kinh gây đau đớn. 

 

 

Các nhà nghiên cứu Úc Đại Lợi cho biết bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm trên người, với sự tham gia của ngành dược phẩm.