Hình ảnh một con cá voi xanh Pygmy Blue Whale. Photograph Australian Antarctic Division.Source: The Australian Antartic Division Source: THE AUSTRALIAN ANTARCTIC DIVISION

 

Các nghiên cứu cho biết chủng loại cá voi xanh mới dường như gia tăng, sau khi phân tích trong gần hai thập niên các dữ kiện về tiếng kêu của loài vật này. Các băng ghi âm loài cá voi xanh Chagos Pygmy, bằng các máy dò được đặt dưới đáy Ấn độ Dương.

 

Những bài hát của cá voi, có thể ru hồn một số người để đi vào giấc ngủ.

 

Thế nhưng những âm thanh đặc biệt này, đã khiến các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học New South Wales khá thích thú.

 

Đó là do những con cá voi tạo ra âm nhạc, là một quần thể mới của loài phụ là Cá voi xanh Lùn hay Tí Hon, chỉ được phát hiện vào năm ngoái.

 

Bà Tracey Rogers là giáo sư Sinh thái học tại đại học New South Wales, vốn là thành viên của nhóm xác định thứ được gọi là Cá voi xanh Chagos Pygmy.

Bà Tracey Rogers nói “Cá voi Xanh rất lạ lùng khi chúng có nhiều tiểu chủng loại hay nhiều nhóm nhỏ".

"Vì vậy khi chúng tôi nghĩ đến cá voi Xanh, có lẽ là nghĩ đến lại cá voi Xanh ở Bắc Băng Dương mới thật là cá voi Xanh, thế nhưng cũng có các nhóm khác nữa".

"Mặc dù chúng tôi gọi chúng là cá Tí Hon, nhưng chúng thực sự lớn lao, quí vị không thể phân biệt giữa cá voi Xanh Bắc Băng Dương và loại cá voi Xanh Tí Hon, nếu chúng chỉ bơi một mình”.

 

Được biết cá voi xanh là loài động vật lớn nhất thế giới.

 

Trong khi loài phụ lùn hay tí hon, nhỏ hơn các thành viên khác của chi Cá voi xanh, nhưng chúng vẫn có thể đo được chiều dài lên tới 24 mét.

 

Thế nhưng điều tạo nên sự khác biệt của Cá voi xanh Chagos, so với các loài Cá voi xanh lùn khác, chính là bản chất của bài hát.

 

Các nghiên cứu gia lần đầu tiên phát hiện ra con cá voi, khi bài hát của nó được máy dò bom dưới nước sâu ở Ấn Độ Dương, thu được.

 

Được gọi là hydrophone, các thiết bị này đã được thiết lập trên khắp thế giới, theo Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Nguyên tử Toàn diện của Liên hiệp quốc, để giám sát bất kỳ vụ thử hạt nhân bất hợp pháp nào.

 

Thế nhưng chúng cũng đang được các khoa học gia sử dụng, để thu thập dữ liệu về những thứ như hoạt động địa chấn, theo dõi thời tiết và quần thể động vật, với bà Tracey Rogers giải thích: “Bạn biết đấy, có những bộ hydrophone này được thiết lập dưới nước và chúng ghi âm 24 giờ một ngày, năm này qua năm khác và sau đó tín hiệu được bằng một dây cáp trở lại bờ".

"Sau đó thông tin đó được lưu trữ và những người như tôi có thể sử dụng nó và đó là một nguồn tài nguyên tuyệt vời".

"Nó không chỉ giúp chúng ta an toàn trước những người không có ý định thử bom hạt nhân, mà còn là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho khoa học”.

 

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu có giá trị trong 18 năm, để phát triển một bức tranh toàn cảnh về quần thể Cá voi xanh Chagos Pygmy trong khu vực, đã thay đổi như thế nào theo thời gian.

 

Họ sử dụng một thuật toán, để đối chiếu hơn một triệu giờ bài hát của cá voi, trong khoảng thời gian đó.

 

Họ nhận thấy, tần suất bài hát của nó tăng lên theo thời gian, điều này cho thấy dân số của nó có thể đang tăng lên.

 

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, là bà Lyra Hoàng, cho biết sự gia tăng tương ứng của loài ruốc biển hay krill vốn là thức ăn ưa thích của loài cá voi ở cùng một địa điểm, khiến nó trở thành địa điểm kiếm ăn hấp dẫn cho cá voi.

 

Bà  Lyra Hoàng nói “Vì vậy tại các hòn đảo, chúng tôi đang xem xét cả hai phía và sử dụng một số bản ghi âm tiếng kêu của cá voi, để hiểu sự hiện diện của chúng".

"Chúng tôi nhận thấy ở phía đông nam, có nhiều cá voi hơn khi có nhiều thức ăn hơn, cũng như đã tìm thấy một số mối liên hệ giữa sự hiện diện của chúng và một số điều kiện đại dương, chẳng hạn như tại Lưỡng cực của Ấn Độ Dương”.

 

Thế nhưng các khoa học gia vẫn chưa biết, có bao nhiêu loài Cá voi xanh Chagos Pygmy và chưa ai thực sự nhìn thấy chúng.

 

Tuy nhiên bà Tracey Rogers nói rằng, những phát hiện này cho thấy một tin tốt lành cho một trong những loài, có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Bà nói “Cá voi xanh là một loài thực sự quan trọng, bởi vì chúng là loài động vật lớn nhất lớn hơn cả khủng long và chúng tôi nghĩ rằng, đã suýt đánh mất chúng".

"Với việc thu hoạch và săn bắn vào thế kỷ trước, số lượng cá voi Xanh thấp đến mức không giống như các loài khác đã phục hồi rất tốt, như Cá voi lưng gù".

"Vì vậy, ngành công nghiệp quan sát cá voi trên lưng gù của chúng cho thấy số lượng gia tăng, thế nhưng với Cá voi Xanh chỉ quay trở lại với một số lượng rất nhỏ với loại Cá voi Xanh Nam Cực, do chỉ có 0,15% số lượng của chúng trước các vụ săn bắt cá voi".

"Vì vậy việc tìm thấy một nhóm cá voi mới thuộc Cá voi Xanh, mà chúng tôi không nhận ra, đây là lý do tại sao chuyện nầy rất thú vị”.

 

Người ta tin rằng, có từ 10 ngàn đến 25 ngàn cá voi xanh trên toàn cầu và mặc dù chúng đang bị đe dọa, nhưng tình trạng của chúng dường như ổn định.

 

Tuy nhiên ông Umair Sahid của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết ,các mối đe dọa như đánh bắt cá quá mức, vận chuyển thương mại và biến đổi khí hậu vẫn còn.

Ông Umair Sahid nói “Càng nhận được nhiều thông tin, chúng ta càng có thể có nhiều biện pháp bảo vệ hơn và yêu cầu chính phủ của các quốc gia khác nhau, cũng như các tổ chức quản lý nghề cá khu vực tiếp nhận dữ liệu này và bảo đảm rằng, họ có bảo vệ, bảo tồn và quản lý tốt”.

 

Được biết cá voi xanh nổi tiếng là khó nghiên cứu vì chúng nhút nhát, sống xa bờ và không thường xuyên gây ồn ào, như những người anh em họ lưng gù của chúng.

 

Vì vậy, người ta thường sử dụng các bản ghi âm để tìm hiểu thêm về chúng.

 

Thế nhưng nghịch lý của việc sử dụng một thiết bị giám sát hoạt động hạt nhân, để nghiên cứu môi trường, không bị mất trên Ấn độ Dương.

 

Ông Umair Sahid nói “Tôi nghĩ cũng khá tuyệt vời, khi cùng một hệ thống giữ thế giới an toàn trước bom nguyên tử, lại cho phép chúng ta tìm ra các quần thể thế giới mới, về lâu dài có thể giúp chúng ta nghiên cứu về tình trạng của môi trường biển".

"Nếu không có những thứ này ghi âm, chúng tôi không biết rằng có một quần thể cá voi xanh, mới được tìm thấy ở Ấn Độ Dương”.