Source: (The New York Times)

 

 

 

Đăng tải trên tạp chí thiên văn học Nature Astronomy, các nhà khoa học cho biết tìm thấy dấu vết của phosphine, một loại khí độc trên trái đất do vi khuẩn sinh ra ở những nơi thiếu ôxy.

 

 

Đồng tác giả của báo cáo khoa học là David L. Clements nói đây không phải là bằng chứng của sự sống, nhưng không có cách giải thích nào khác cho sự hiện diện của phosphine trong khí quyển của Kim Tinh.

 

 

"Đó có thể là dấu hiệu của khả năng có sự sống trên những đám mây của Kim Tinh. Nhưng không thể nói đó là bằng chứng, nhưng nó gợi ý một điều gì đó.”

 

 

Nhà khoa học này nói có thể trong những đám mây dày đặt acid sulpheric là những vi sinh vật.

 

 

Đối với Trái đất thì phosphine đồng nghĩa với sự sống. Các vi khuẩn sản sinh ra khí độc này trong môi trường thiếu ôxy.

 

 

Phosphine được dùng trong kỹ nghệ, và có thể làm vũ khí hóa học. Khí này thường tìm thấy trong những nhà máy chất thải, đầm lầy, ruộng lúa, và đất ngập nước, trầm tích ở đáy hồ và chất thải và ruột của nhiều động vật.

 

 

Đồng tác giả bản phúc trình Sara Seager nói các nhà thiên văn học đã tìm hiểu hết mọi nguồn gốc vô cơ khả dĩ của khí phosphine trên Kim Tinh nhưng không giải thích được.

 

 

"Chúng tôi đã tìm hiểu mọi nguồn gốc nguyên nhân khí phosphine tồn tại trong mây trên Kim Tinh nhưng không tìm ra bất kỳ nguyên nhân vô cơ nào. Núi lửa, sét đánh, thiên thạch, tất cả mọi thứ khả dĩ. Chúng tôi suy ra mọi hóa chất tìm thấy trong mây của Kim Tinh, trong khí quyển, và trên và dưới bề mặt của hành tinh, nhưng không một nguyên nhân nào khả dĩ sinh ra khí phosphine trong khí quyển của Kim Tinh được."

 

 

Hành trình đến Kim Tinh

NASA phóng phi thuyền thám hiểm Pioneer 5 lên vào tháng Ba năm 1960, nhưng vì trục trặc kỹ thuận nên nó được giao cho nhiệm vụ khác là tìm hiểu không gian của Trái Đất và Kim Tinh, và lần đầu tiên vẽ bản đồ từ trường giữa hai hành tinh.

 

 

Chuyến thám hiểu thứ nhì hai năm sau đó là Mariner, được phóng lên tháng Tám năm 1962 đã thành công trong việc tìm hiểu ba hành tinh: Kim Tinh, Hỏa Tinh, và Thủy Tinh sau một hành trình 34.854 cây số, kết thúc vào tháng 12 năm 1962.

 

 

Chuyến thám hiểm cuối cùng là Mariner 10 được phóng lên tháng 11 năm 1973, bay ngang Kim Tinh vào tháng Hai năm 1974, đã gởi về trái đất 40.000 tấm hình, trước khi đi tiếp đến Thủy Tinh.

 

 

Đến năm 1978, NASA bắt đầu các chuyến thám hiểm mới để tìm hiểu cặn kẻ hơn về Kim Tinh.

 

 

Chuyến thám hiểm Pioneer Venus 2 gởi lên đó 4 phi thuyền, hai cái hạ cánh và truyền dữ liệu về trái đất trong 67 phút 37 giây trước khi ngưng hoạt động.

 

 

Tháng 11 năm 2005 Âu Châu phóng phi thuyền Venus Express với nhiệm vụ tìm hiểu bầu khí quyền nóng và dày đặt của Kim Tinh. Phi thuyền này gởi dữ liệu về trái đất mãi cho đến tháng 12 năm 2014 trước khi hết nhiên liệu.

 

 

Sự tồn tại của sự sống ngoài Trái đất từ lâu là một trong những câu hỏi quan trọng của khoa học.

 

 

Bước đột phá trên đã được người đứng đầu NASA Jim Bridenstine thốt lên rằng đã đến lúc ưu tiên cho Kim Tinh vì đây là bước phát triển có ý nghĩa nhất đến nay trong việc đi tìm sự sống bên ngoài Trái đất.

 

 

Kim Tinh là hành tinh láng giềng gần nhất của Trái Đất. Kim Tinh có cấu trúc tương tự nhưng nhỏ hơn Trái Đất và là hành tinh thứ hai tính từ mặt trời. 

 

 

Kim Tinh được bao bọc bằng một bầu khí quyển độc hại dày đặc với nhiệt độ bề mặt lên tới 471 độ C, đủ làm tan chảy chì.