Nấm chaga là loại nấm rất giàu dinh dưỡng và chứa một lượng hắc tố khổng lồ, được người Siberia gọi là "món quà từ Chúa" và là "nấm trường sinh", được người Nhật gọi là "viên kim cương của rừng". và được người Trung Quốc gọi là "vua của các loài thực vật." (exebiche/Shutterstock)
Phân tử tạo ra hắc tố Melanin có một số đặc tính mà hầu hết các chất khác không thể có được. Một thập kỷ qua, ngoài khả năng chống lại bức xạ UV, Melanin còn được cho là đóng nhiều vai trò hơn nữa đối với cơ thể người.
Melanin được tìm thấy trong cơ thể chúng ta và trong các loại thực phẩm như nấm. Liệu melanin có thể giúp giảm thiểu lượng phóng xạ ngày càng nghiêm trọng mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày không?
Một nghiên cứu gây nhiều tranh cãi gần đây chỉ ra rằng melanin có vai trò tạo ra phần lớn năng lượng của cơ thể. Kết quả của nghiên cứu này đã thách thức quan điểm vốn đã “được công nhận rộng rãi” hơn nửa thế kỷ qua rằng ATP (Adenosin Triphosphat), là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến nơi mà các tế bào cần sử dụng.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng melanin có thể hoạt động theo cách tương tự các sắc tố thu năng lượng như chất diệp lục. Mặc dù melanin có vai trò biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng trao đổi chất có ý nghĩa (dị dưỡng sang quang dị dưỡng), thậm chí melanin còn được nghiên cứu là thực sự có thể bảo vệ chúng ta chống lại bức xạ ion hóa và chuyển hóa một phần bức xạ này thành năng lượng hữu ích về mặt trao đổi chất.
Chúng ta đang bị phơi nhiễm phóng xạ
Các đồng vị phóng xạ đang ngày càng tích tụ trong môi trường sống, chuỗi thực phẩm và trong cơ thể chúng ta. Nó cũng được tích tụ từ ngành công nghiệp hạt nhân, phát tán phóng xạ qua các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, công nghiệp khai phá mỏ bằng thủy lực, nhiệt điện than - và gần đây là bụi phóng xạ toàn cầu từ sự cố tan chảy Chernobyl và Fukushima.
Thêm vào đó, phơi nhiễm phóng xạ không thể tránh khỏi trong ngành y tế, sóng điện thoại di động và công nghệ wifi cũng như các hoạt động của ngành hàng không đã tác động đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc giảm độc tính phóng xạ và/hoặc tăng cường cơ chế giải độc cần được tất cả mọi người lưu tâm.
Thuộc tính bí ẩn của Melanin
Melanin thực sự được đánh giá là một trong những phân tử sinh học thú vị nhất. Được biết đến là chất bán dẫn hữu cơ đầu tiên có khả năng hấp thụ một loạt phổ điện từ (đó là lý do tại sao nó có màu đen), đáng chú ý nhất là chuyển đổi và tiêu tán bức xạ tia cực tím có khả năng chuyển thành nhiệt.
Nó đóng vai trò lớn trong việc nhặt gốc tự do, thải độc, bảo vệ DNA... Nó cũng được cho là một trong những thành phần thiết yếu của sự sống trên hành tinh này. Ngoài khả năng chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng trao đổi chất, nó còn có thể chuyển bức xạ gamma ion hóa thành năng lượng hữu ích. Thật khó mà tưởng tượng nổi rằng điều này là có thật!
Một báo cáo của Nga năm 2001 đã phát hiện ra một loài nấm giàu melanin đang sinh sống và dường như còn phát triển mạnh trên các bức tường của lò phản ứng tan chảy Chernobyl vẫn còn nóng.
Năm 2004, quan sát tương tự đã được thực hiện đối với các loại đất xung quanh khu vực Chernobyl. Theo một báo cáo năm 2008, vi khuẩn sản xuất pyomelanin phát triển mạnh trong những khu vực đất đai bị ô nhiễm uranium ở các nước thuộc địa.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 1961 cho thấy, nấm giàu melanin mọc trên khu đất của địa điểm thử nghiệm hạt nhân ở Nevada vẫn sống sót sau khi tiếp xúc với liều phóng xạ lên tới 6400 Grays (gấp khoảng 2.000 lần liều gây chết người). Rõ ràng, có thứ gì đó ở melanin khiến những loài sinh vật này không chỉ sống sót mà còn phát triển khi tiếp xúc với những tia bức xạ gây chết người. Có thể nào loài nấm này đang “dùng” melanin để 'ăn' bữa trưa phóng xạ miễn phí do con người gây ra?
Máy đo nhiễm bức xạ xung quanh khu vực Chernobyl. (Ảnh: unsplash.com)
Đáng chú ý, vào năm 2007, một nghiên cứu được công bố trên PLoS có tiêu đề, “Bức xạ ion hóa làm thay đổi các đặc tính điện tử của hắc tố và tăng cường sự phát triển của nấm bị hắc tố hóa,” tiết lộ rằng nấm phát triển tốt hơn sau khi tiếp xúc với bức xạ. Đặc tính điện tử của các hắc tố trong những loại nấm này sau khi tiếp xúc với bức xạ cũng thay đổi. Điều này gợi lên những câu hỏi hấp dẫn về vai trò tiềm năng của hắc tố trong việc hấp thu và sử dụng năng lượng”.
Hợp chất melanin trong nấm có đặc tính chống lại phóng xạ
Báo cáo năm 2007 trên Tạp chí Công nghệ MIT có tiêu đề, Ăn bức xạ: Một dạng năng lượng mới?
Câu hỏi đặt ra là liệu việc tiêu thụ melanin từ nấm có giúp những sinh vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn (như con người) khỏi bị phơi nhiễm phóng xạ hay không?
Nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Toxicology and Applied Pharmacology tiêu đề: “Melanin, một chất bảo vệ phóng xạ đầy hứa hẹn: Cơ chế hoạt động trên mô hình chuột,” đã phát hiện ra rằng khi melanin, phân lập từ nấm Gliocephalotrichum simplex, được dùng với liều 50 mg/kg trọng lượng cơ thể ở chuột BALB/c trước khi tiếp xúc với bức xạ gamma 6-7 Grays, đã giúp chuột tăng 100% tỷ lệ sống sót lên 30 ngày. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng melanin với liều lượng 100 mg/kg (ip) không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của chuột.
Trong phần kết luận nghiên cứu, các tác giả cho biết: “Tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ của melanin là rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp hạt nhân. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu chi tiết hơn đối với nhóm đối tượng là con người
Theo kết quả của các nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng trong những trường hợp khẩn cấp về hạt nhân, chế độ ăn giàu melanin có thể có lợi để khắc phục độc tính phóng xạ đối với con người.”
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Cancer Biotherapy & Radiopharmaceuticals đã xác nhận melanin và hợp chất chứa melanin trong nấm có đặc tính bảo vệ phóng xạ.
Trang web Small Things Considered cho biết “Các tác giả đã cho chuột ăn mộc nhĩ một giờ trước khi cho chúng uống một liều 9 Gy cực mạnh với bộ phát beta Caesium137 (liều lượng gần 0,1 Gy được coi là liều cao nguy hiểm đối với con người). Những con chuột đối chứng (không dùng nấm) đã chết hết trong vòng 13 ngày trong khi gần 90% số chuột được ăn nấm vẫn sống sót. Những con chuột ăn nấm trắng (porcini) chết nhanh như chuột đối chứng, trong khi chuột ăn nấm trắng bổ sung melanin cũng sống sót”.
Cơ chế mà melanin bảo vệ chống lại bức xạ là gì?
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 trên tạp chí Hóa điện sinh học có tiêu đề, “Bức xạ gamma tương tác với melanin để thay đổi khả năng oxy hóa-khử của nó và dẫn đến sản xuất dòng điện”, trong đó bức xạ ion hóa được tìm thấy để thay đổi khả năng oxy hóa-khử của melanin.
Không giống như hầu hết các phân tử sinh học khác, mặc dù bị tổn thương oxy hóa có tính hủy diệt do tiếp xúc với bức xạ, melanin không chỉ nguyên vẹn về mặt cấu trúc và chức năng, mà dường như còn có khả năng tạo ra dòng điện liên tục.
Về mặt lý thuyết, dòng điện này có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng hóa học/trao đổi chất trong các hệ thống sống. Điều này giải thích tốc độ phát triển tăng lên, ngay cả trong điều kiện dinh dưỡng thấp, ở một số loại nấm được chiếu xạ gamma.
Vì vậy, bạn có thể tự hỏi, đâu là nguồn bổ sung melanin tốt cho những người quan tâm đến đặc tính bảo vệ và dinh dưỡng phóng xạ (“ăn bức xạ”) của nó? Tôi tin rằng chaga (Inonotus obliquus) là một trong những “ứng cử viên” triển vọng nhất.
Đây không chỉ là một trong những loại nấm giàu dinh dưỡng, chứa một lượng hắc tố khổng lồ mà còn được người Siberia gọi là “món quà từ Chúa” và là “nấm trường sinh”, được người Nhật gọi là “viên kim cương của rừng xanh”, và được người Trung Quốc gọi là “vua của các loài thực vật”. Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh được lợi ích về mặt sức khỏe của nó đối với các loại bệnh nghiêm trọng như ung thư.
Cần lưu ý, các loại phơi nhiễm bức xạ khác nhau gây ra tác động khác nhau rất rõ rệt đối với cơ thể.
Có hai loại bức xạ: một là từ bên ngoài vào, ví dụ bị chiếu xạ từ bên ngoài ở khoảng cách xa và hai là từ trong ra ngoài ví dụ hấp thụ đồng vị phóng xạ liều thấp. Loại thứ hai có thể nguy hiểm hơn nhiều, vì các đồng vị phóng xạ như uranium-238, cesium-137 và plutonium-239, có thể ngấm vào các mô và tồn tại ở đó suốt đời, khiến cơ thể bị tàn phá trong từng khoảnh khắc.
Do một hiện tượng được gọi là hiệu ứng quang điện, các hạt nhân phóng xạ liều thấp như uranium-238, là chất phát bức xạ alpha yếu về mặt kỹ thuật, có thể gây hại cho DNA của chúng ta gấp hàng chục nghìn lần so với các mô hình đánh giá rủi ro phóng xạ ngày nay.
Việc bổ sung một thực phẩm/chất có chứa melanin qua đường ăn uống có thể làm giảm thậm chí ngăn ngừa những tác động tiêu cực khi cơ thể tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, đối với phơi nhiễm từ trong ra ngoài, thì chúng ta cần loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Pectin là một chất xơ hòa tan có trong trái cây và rau quả, đặc biệt là táo và vỏ cam quýt. Đó là một chất keo mạnh được sử dụng để làm dày mứt và thạch. Pectin táo đã được sử dụng thành công sau vụ Chernobyl để hỗ trợ cho hàng nghìn trẻ em Nga bị hấp thụ phóng xạ.
Trong khi bầu sinh quyển của chúng ta càng ngày càng bị ô nhiễm phóng xạ do các chất độc phóng xạ duy trì độc tính của chúng trong hàng ngàn, và trong một số trường hợp, hàng triệu năm (ví dụ: plutonium-239 có chu kỳ bán rã 24.100 năm và Uranium-238 có chu kỳ bán rã 4,4 tỷ năm), thì giải pháp (nếu có) loại bỏ dần và cố gắng giảm thiểu bụi phóng xạ trên toàn hành tinh từ các hoạt động của ngành công nghiệp hạt nhân là vô cùng cần thiết.
(ntdvn.net; Thùy Minh - Theo The Epoch Times tiếng Anh)