Đường tinh luyện tuy cũng ngọt ngào như đường thật, nhưng nó ẩn chứa nhiều nguy hiểm tinh vi cho sức khỏe của chúng ta... (Pixabay)

 

 

 

Nhiều nhà khoa học tin rằng đường cũng có khả năng gây nghiện như ma túy. Lạm dụng đường tinh luyện không chỉ gây nghiện mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm...

 

 

Khoảng 6000 năm TCN, đường mía đã được thổ dân New Guinea xem là thần dược vì nó chữa khỏi được rất nhiều loại bệnh. Sau đó, khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, mía đã vượt biên sang Nam Mỹ, trở thành nguồn cung cấp đường phổ biến cho cả Tân Thế giới và châu Âu.

 

 

Tuy nhiên, đường chỉ bắt đầu khiến con người bị nghiện từ khi đường tinh luyện xuất hiện, đặc biệt là fructose. Chúng ta thường sử dụng đường tinh luyện dưới dạng đường cát hay siro ngô (high fructose corn sirup viết tắt là HFCS). 

 

 

Thứ ma túy ngọt ngào và hợp pháp

Ngày nay, đường tinh luyện đã trở thành một phần khó có thể thiếu trong cuộc sống: gia vị của vô số các món ăn, ẩn mình trong món quà ngày Valentine của các cặp đôi, ngủ trong bánh cưới, gần như luôn xuất hiện trong các dịp kỷ niệm, và thậm chí đôi khi còn xuất hiện trong cả thi ca.

 

 

Loại đường này có rất ít calories và chủ yếu đem lại vị ngọt. Vì vậy mà người ta rất thích dùng chúng, từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cho đến các nhà hàng ăn uống, các tiệm ăn vặt. Nhìn lại xung quanh thì đâu đâu chúng ta cũng có thể “thấy” đường tinh luyện - kem, chè, xôi ngọt, cà phê, sữa đậu nành, những món bánh ngọt thơm ngon, đồ ăn sẵn, v.v..

 

 

 

Việc gây nghiện chỉ xảy ra từ khi đường tinh luyện bắt đầu xuất hiện... (Pixabay)

 

 

 

 

Khi chúng ta ăn đường, não sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, một cảm giác mà ai ai cũng mong muốn và đeo đuổi. Tuy nhiên, vì đường tinh luyện không có calo nên chúng ta có thể theo đuổi “hạnh phúc” lâu dài hơn. Nhiều quá cũng là thái quá, và đường tinh luyện khiến chúng ta mất khả năng kiểm soát lượng đường “thật” của bản thân.

 

 

Cơ chế này cơ bản giống như cà phê, thuốc lá, hay rất nhiều loại ma túy: người sử dụng đạt được cảm giác hạnh phúc nhất thời, tự tin và tràn đầy năng lượng, thậm chí là bay bổng; nhưng sau một thời gian, khả năng tập trung thông thường bị giảm sút và cơ thể trở nên thèm khát “hạnh phúc”. Tuy nhiên, cảm giác đó lúc này sẽ đạt được chỉ khi sử dụng đủ liều, và liều “hạnh phúc” thì tăng dần theo thời gian.

 

 

Đây là một phản xạ có điều kiện và nó đã lập trình lại tư duy của thể xác, rất tinh vi và khó có thể nhận ra. Đường tinh luyện và cảm giác hạnh phúc, một số nhà khoa học đã khẳng rằng nó gây nghiện cũng giống như ma túy.

 

 

Không chỉ gây nghiện mà còn gây bệnh

Về mặt sinh lý, đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và đặc biệt là các tế bào não. Tế bào não chỉ sử dụng năng lượng từ đường. Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng, đường dư thừa được cơ thể chuyển thành chất béo dự trữ trong gan và các mô mỡ, để khi cơ thể cần thì có thể chuyển hóa thành năng lượng. Tất nhiên, đường tinh luyện không đảm bảo chức năng này.

 

 

GS.TS. Robert Lustig, chuyên gia béo phì của trường Đại học California cho biết: chất làm ngọt nhân tạo có thể khiến cơ thể bị bối rối: 

“Hương vị ngọt ngào của chúng gửi tín hiệu đến não và hệ tiêu hóa để chuẩn bị cho một lượng lớn đường. Điều này khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone như insulin để chuẩn bị, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Tình trạng này theo thời gian sẽ dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất”.

 

 

 

Khi ăn đường, não sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, một cảm giác mà ai ai cũng đeo đuổi... (Pixabay)

 

 

 

 

Nhưng những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra chất làm ngọt nhân tạo nói chung có thể gây tích tụ chất béo về lâu dài, thậm chí làm tăng nguy cơ gây béo phì, tiểu đường, và rối loạn chuyển hóa.

 

 

Năm 2019, các nhà khoa học tại Đại học Purdue đã công bố kết quả của một thử nghiệm lâm sàng so sánh tác động của đường và 4 chất làm ngọt ít calo khác nhau đối với việc tăng cân ở người lớn thừa cân và béo phì. Bốn chất làm ngọt nhân tạo đó là sucraloseaspartameReb-A, và saccharin

 

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy: các nhóm uống đồ uống có chứa sucralose, aspartame và Reb-A ít có thay đổi về trọng lượng cơ thể. Chỉ có những người tiêu thụ đồ uống có đường hoặc saccharin mới tăng trọng lượng cơ thể lên đáng kể - chỉ sau 3 tháng. 

 

 

Một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Tạp chí Y học New England cũng cho thấy: trẻ em uống đồ uống có đường nhân tạo vẫn sẽ tăng cân và tích tụ chất béo, chỉ là ít hơn so với những đứa trẻ tiếp tục uống đồ uống có đường sau 18 tháng.

 

 

 

Làm sao để tránh nghiện đường và những tác động xấu?

Nếu chúng ta tiêu thụ đường tinh luyện một cách chừng mực, bình thường thì sẽ không gây hại gì đến sức khỏe. Ngược lại, việc lạm dụng hay tiêu thụ lượng lớn đường tinh luyện sẽ gây nghiện và đem đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. 

 

 

 

Đường có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng hấp thu ở một lượng vừa phải, thì sẽ ổn hơn cho sức khỏe... (Pixabay)

 

 

 

Có lẽ, cách hữu hiệu nhất là chúng ta nên hạn chế ăn đường tinh luyện, chỉ sử dụng ở mức vừa phải. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chúng ta không nên ăn lượng đường tinh luyện quá 10% mức nhu cầu calories hàng ngày, tốt nhất là ít hơn 5%, tức là khoảng 54g đường tinh luyện - tương đương 1 lon coca nguyên bản.

 

 

Mặc dù, cơ thể muốn đường, nhưng trên thực tế, chúng ta không cần ăn đường. Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ lượng đường cần thiết cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm có chứa đường như gạo, rau xanh, trái cây... - những loại đường “thật” không gây nghiện và ít có tác động tiêu cực đến sức khỏe.