Ảnh: được cung cấp /Giáo sư Nguyen Van Tuan (SBS)

 

 

Làm thế nào để tránh cho các vị cao niên khỏi té ngã? Có phải nguyên nhân là do xốp xương hay loãng xương? Đó là một trong những đề tài nghiên cứu trong hơn 20 năm qua của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn để phát minh ra một công cụ được thể hiện bằng một ứng dụng (app) có tên BoneCheck. Đây là một cống hiến vô vụ lợi của một nhà khoa học Úc gốc Việt, giúp người dùng app kiểm tra tình trạng xương của mình về nhiều phương diện.

 

Về ý nghĩa, ứng dụng BoneCheck được thiết kế cho người cao tuổi trong Cộng đồng, chứ không phải là cho bệnh nhân.

 

 

Ảnh: được cung cấp /Giáo sư Nguyen Van Tuan (SBS)

 

 

Câu chuyện về nguồn gốc phát minh ra ứng dụng BoneCheck như sau.

 

Trong cộng đồng, những người trên 50 tuổi thì có đến 25 phần trăm là nữ và 10 phần trăm là nam bị loãng xương mà không hay biết, cho đến khi bị gãy xương mới biết và đó là hậu quả của loãng xương mà không phải ai cũng biết.

 

 

Người bị gãy xương thường bị thêm biến chứng phiền phức và nghiêm trọng hơn là tử vong.

 

Số phần trăm bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi rất cao và hậu quả là có thể chết trong vòng 12 tháng.

 

Đó là một con số rất lớn và là một vấn đề làm đau đầu giới chức y tế, các bác sĩ cùng những nhà nghiên cứu, để làm sao có thể nhận ra những người có nguy cơ cao.

 

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Garvan và sau đó là Đại Học Công Nghệ Sydney tức UTS, đã tiến hành trong 2 năm.

 

Nhóm có xây dựng một công cụ để giúp mọi người trong gia đìnhcó thể truy cập miễn phí, mà chỉ cần vài thông tin căn bản để biết được nguy cơ loãng xương hay gãy xương là bao nhiêu.

 

Đó là mục đích quan trọng nhất của công cụ BoneCheck, mới được công bố khoảng 4 đến 5 tháng qua.

 

 

 

Ảnh: được cung cấp /Giáo sư Nguyen Van Tuan (SBS)

 

 

Công cụ này có nhằm kiểm tra độ đậm đặc của xương hay không?.

 

Đây là việc kiểm tra sức khoẻ của xương - bone health - gồm nhiều khía cạnh chứ không phải chỉ là mật độ của xương.

 

Đó là việc kiểm tra nguy cơ bị té ngã, tiền sử bị té ngã, kiểm tra về tuổi của xương cũng là một khái niệmđược đề xuất cách nay khoảng 2 năm, giống như tuổi của da.

 

Nhiều người có thể ở tuổi 70, nhưng da của họ chỉ ở tuổi 60 thôi, trong khi tuổi xương có thể định được khi một người ở tuổi 65 nhưng tuổi xương của họ có thể lên đến 70, do đó nguy cơ gãy xương cao hơn người khác.

 

Đó là những yếu tố có trong công cụ BoneCheck, dưới hình thức một app và được tạo ra hoàn toàn miễn phí cho mọi người trên thế giới có thể truy cập.

 

Hiện nay BoneCheck được triển khai qua trang web có địa chỉ là Bonecheck.org và app có thể download từ Apple store hay Google play.

 

Người dùng có thể download vào điện thoại, ipad, máy tính một cách miễn phí, để có thể cùng với bác sĩ đề nghị liệu pháp chữa trị.

 

Về độ đậm đặc của xương, đây là một ý tưởng mới mẻ khi bác sĩ chẩn đoán loãng xương do độ đậm đặc, thí dụ nếu dưới 2,5 độ so với tuổi 20 đến 30, thì bác sĩ có thể chẩn đoán là bị loãng xương và đề nghị nên được điều trị để tránh trường hợp gãy xương.

 

Được biết có không hơn 50 phần trăm ca gãy xương là không nằm trong nhóm loãng xương, với mật độ xương có thể bình thường hay thấp hơn một chút.

 

Câu hỏi đặt ra là làm sao nhận dạng người bị loãng xương, nhưng có nguy cơ bị gãy xương cao?.

 

Có một số yếu tố: trước nhất là tiền sử gãy xương, nếu đã bị gãy xương thì xác suất cao từ 3 đến 4 lần.

 

Thứ hai là té ngã, có 95 phần trăm các trường hợp là gãy cổ xương đùi là do té ngã, do đó số lần té ngã cũng quan trọng.

 

Thứ ba là di truyền gen, ông đã theo đuổi việc nghiên cứu trong 25 năm qua nhằm xây dựng một chữ ký gen nagy khi mới sinh.

 

Việc này tương đối đắt tiền và hy vọng khoảng 10 năm nữa sẽ khá hơn và cha mẹ có gen gãy xương có nguy cơ cao.

 

Thứ tư là tuổi xương, do việc gãy xương làm giảm tuổi thọ từ 2 đến 6 năm, trong khi bệnh nhân hầu như không quan tâm về tỷ lệ phần trăm bị gãy xương, nhưng lại chú ý khi đề cập đến chuyện làm giảm tuổi thọ.

 

Một người 65 tuổi bị gãy xương thì tuổi thọ giảm xuống 3 năm, tức là tuổi xương mất đi 3 tuổi và bị gãy xương thì bệnh nhân khó hồi phục.

 

Ảnh: được cung cấp /Giáo sư Nguyen Van Tuan (SBS)

 

 

Được biết công cụ BoneCheck hiện được khoảng 10 ngàn người trên thế giới sử dụng, tại 65 quốc gia và được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

 

Đây cũng là một vinh dự của cộng đồng người Việt tại Úc, với giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cống hiến nghiên cứu khoa học của mình nhằm phục vụ cho mọi người trên khắp thế giới miễn phí.