(Bài viết này của thầy Nguyễn Văn Tuấn, được đăng trên trang facebook cá nhân của Thầy tại địa chỉ: https://www.facebook.com/t.nguyen.2016)

 

 

 

 

 

Hiện nay, có 2 giả thuyết về nguồn gốc của virus Vũ Hán [1]: từ thiên nhiên (gọi tắt là 'giả thuyết tự nhiên') và từ phòng thí nghiệm Vũ Hán (gọi tắt là 'nhân tạo'). Những chứng cớ khoa học gần đây có vẻ nghiêng về giả thuyết nhân tạo. Cái note này chia sẻ một thông tin quan trọng để giải thích tại sao giả thuyết nhân tạo là có cơ sở.

 

 

 

Để dễ theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt vài dòng để các bạn ngoài di truyền học nắm rõ. Tất cả coronavirus đều có cấu trúc RNA với 4 mẫu tự A, U, C, G (con người chúng ta thì được cấu trúc bằng DNA với 4 mẫu tự A, T, C, G). Các mẫu tự này được sử dụng để viết thành chữ, và mỗi chữ có 3 mẫu tự, gọi là 'codon'. Ví dụ như chúng ta có thể có những codon như CCC, UCG, CGG, v.v. Những chữ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhiều chữ (codon) cấu trúc thành một bộ gen.

 

 

Trong bộ gen của con virus Vũ Hán có một cặp chữ mà không tìm thấy ở bất cứ con virus nào khác: CGG-CGG.

 

 

Tiến sĩ Stephen Quay (cũng là một bác sĩ) cho biết ông đã xem xét 580,000 codons trong các con virus khác, nhưng ông không tìm thấy cặp chữ CGG-CGG. Zero. Do đó, ông suy luận rằng thiên nhiên không sử dụng cặp chữ đó. Nó (cặp chữ đó) có thể được ai đó đưa vào hệ gen của con virus Vũ Hán (SARS-COV-2) là nguyên nhân của đại dịch ngày nay.

 

 

Các bạn có thể đọc bài báo rất công phu của Quay tại đây [2]. Trong bài này, Quay dùng phương pháp thống kê Bayes để chỉ ra rằng xác suất mà giả thuyết nhân tạo (hay virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán) lên đến 99.8%.

 

 

Năm 2020 bà Shi Zhengli (được mệnh danh là ‘Dơi Nữ’ vì chuyên nghiên cứu về coronavirus trong dơi) và đồng nghiệp công bố bài báo về cấu trúc di truyền của virus Vũ Hán, nhưng họ không đề cập đến CGG-CGG trong bài báo. Tuy nhiên, trong phần phụ chú thì có cặp chữ CGG-CGG. Rất có thể họ không chú ý đến mảng DNA này, chớ không hẳn là họ giấu diếm.

 

 

 

Ý nghĩa của chữ CGG-CGG là nó có thể làm tăng chức năng (Gain-of-Function hay GoF) của con virus. Nói là GoF, nhưng thật ra là làm cho con virus độc hại hơn. Trong một đơn xin patent (bằng sáng chế), nhóm nghiên cứu có đề cập đến CGG-CGG như là một biện pháp làm tăng chức năng độc hại của con coronavirus.

 

 

Một điều thú vị là sau khi nghe tin dịch bộc phát ở Vũ Hán, bà Shi mới đi dự một hội nghị khoa học về, và câu hỏi đầu tiên bà nói với đồng nghiệp trong lab là (dịch sang tiếng Anh) "Could this have come from our lab" (Có thể nào con virus này nó xuất phát từ phòng thí nghiệm của chúng ta). Bà Shi còn nói rằng có thể các giới chức y tế đã sai khi nói rằng con virus này xuất phát từ chợ Vũ Hán, bởi vì bà không nghĩ ra được tại sao nó lại xảy ra ở Vũ Hán.

 

 

Trong phần kết luận của bài báo công phu và dài (140 trang), Tiến sĩ Quay viết rằng sự hiện diện của CGG-CGG là chứng cớ mạnh nhứt cho thấy có sự can thiệp của ai đó để tạo ra con virus Vũ Hán có thêm chức năng độc hại. ‘Ai đó’ ở đây dù không nói ra chính là Viện virus học Vũ Hán.

 

 

 

Thật ra, ngay từ giữa năm 2020, ông cựu tổng thống Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đầu tiên nêu lên giả thuyết rằng virus Vũ Hán xuất phát từ Viện virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology — WIV). Dạo đó, tôi không tin, và giới báo chí và khoa học nhạo báng ông Trump về một phát biểu mà họ xem là ... tào lao. Nhưng nhiều bằng chứng mới nhứt (xem bảng tóm tắt) cho thấy 'giả thuyết nhân tạo' của hai ông Trump và Pompeo có cơ sở khoa học.

 

 

 

 

[1] Tôi biết một số (ít thôi) bạn miền ngoài rất khó chịu khi có người đề cập đến 'virus Vũ Hán' mà không là SARS-Cov2. Có lẽ họ quá thân Tàu cộng và thấy xúc phạm? Nhưng 'virus Vũ Hán' là cái tên ban đầu người ta gọi vì nó xuất phát từ Vũ Hán.

[2] https://zenodo.org/record/4642956#.YIa66ehKhPY