Hậu quả của vụ cháy rừng ở Maui, Hawaii. Nguồn: AAP / Jae C. Hong/AP

 

QUỐC TẾ - Đồng tác giả bản phúc trình khoa học về sự lây lan của các chủng loại xâm lấn cho biết, sự xuất hiện của cỏ châu Phi ở Hawaii, đã góp phần làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng ở Maui. Phúc trình của Hội đồng Liên chính phủ về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái đã phát hiện hàng ngàn loài thực vật, côn trùng, sinh vật biển và động vật ngoại lai đang phá hủy hệ sinh thái, lây lan qua hoạt động du lịch và thương mại quốc tế.

 

Những ngư dân Kenya này đang thu hoạch lục bình, để biến chúng thành khí sinh học.

 

Nhưng, giống như nhiều loài thực vật, côn trùng và động vật khác, những cây lục bình này là những kẻ xâm lược từ các hệ sinh thái khác và đang gây ra sự tàn phá trong môi trường địa phương.

 

Giờ đây, các nhà khoa học từ Ủy ban Liên chính phủ về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái, hay IPBES, đang nêu lên lo ngại về sự lây lan ngày càng tăng của các loài ngoại lai này.

 

Các nhà khoa học đã kiểm tra các hồ sơ có niên đại từ nhiều thập niên trước, để hiểu biết sự lây lan toàn cầu của động vật hoang dã, đang phá vỡ các hệ sinh thái hiện có như thế nào.

 

Họ đã phát hiện ra rằng, có 3.500 loài xâm lấn đáng kinh ngạc đang gây ra tác hại đáng kể.

 

Giáo sư Peter Stoett, là đồng tác giả của bản phúc trình và là Trưởng khoa Khoa học Xã hội của Đại học Công nghệ Ontario, nói "Tất nhiên, có một trường hợp rất, không may, ngay bây giờ ở Hawaii với những đám cháy khủng khiếp mà chúng ta đã thấy, điều này có liên quan đến sự gia tăng của một số loại cỏ châu Phi đã mọc ở đó và được sử dụng cho một chế độ bắt lửa khác, có nghĩa là chúng phát triển và cháy rất nhanh".

"Điều này chúng tôi nghĩ, đã góp phần cùng với biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, vào những đám cháy khủng khiếp mà chúng ta đã thấy".

 

Các tác động tàn phá này thường được các cộng đồng địa phương cảm nhận đầu tiên, bởi có sinh kế của họ bị đe dọa.

 

Được biết có 385 người vẫn mất tích và được cho là đã chết, sau vụ cháy rừng thiêu rụi thị trấn du lịch ven biển Lahaina, trên đảo Maui.

 

Kaipo Kekona là nhà lãnh đạo cộng đồng Lahaina.

 

Ông nói rằng, có những bài học về biến đổi khí hậu cần phải được ghi nhận.

"Có một câu ngạn ngữ cổ, 'Kav'ai ma ua, kav'ai ma hop', tức là 'Câu trả lời cho tương lai của bạn nằm trong quá khứ của bạn'.

"Nếu chúng ta có thể đưa những thực tiễn đó trở lại và coi trọng những điều đó, hiểu những nhu cầu và thực tiễn đó, để cải thiện tác động của biến đổi khí hậu".

 

Ở lục địa Hoa Kỳ, những người khai thác gỗ đang chạy đua với thời gian để thu hoạch cây tần bì, trước khi chúng trở thành nạn nhân của sâu đục thân.

 

Các loài xâm lấn có nhiều dạng, từ côn trùng đến động vật có vú, thậm chí cả nấm.

 

Hiện tại, Hoa Kỳ đang vật lộn với sự lây lan của nấm mũ tử thần.

Giáo sư Peter Stoett nói "Hầu hết mọi cộng đồng đều bị ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác, với các loài ngoại lai xâm lấn".

"Nhiều loài trong số là côn trùng và động vật có vú, thậm chí cả nấm nữa".

"Ngay bây giờ Hoa Kỳ đang đối phó, ví dụ với sự lây lan của nấm mũ tử thần, được đặt tên thích hợp vì nó có thể thực sự gây chết người nếu tiêu thụ”.

“Ước tính của chúng tôi là nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường mà chúng ta có bây giờ, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng thêm 37% hoặc hơn, các loài xâm lấn vào năm 2050”.

 

Trường hợp gần đây ở Úc, trong đó ba người chết sau khi tiêu thụ nấm độc được phục vụ bởi một người thân, là một minh chứng cho sự nguy hiểm.

 

Giáo sư Stoett nói rằng trong khi một số loài xâm lấn đã có mặt trong nhiều thập niên, thì tốc độ xâm lấn của chúng mới thực sự đáng báo động.

"Nhiều cảnh quan địa phương mà chúng tôi coi là tự nhiên, trên thực tế không có nghĩa là các loài xa lạ đã phát triển và chúng ta sống với chúng trong nhiều năm".

"Trên thực tế nhiều người trong chúng ta ăn những loài là loài xa lạ mỗi ngày, phải không? Nó khá khó khăn".

"Vấn đề là mức độ xâm lược đang xảy ra và những tác động đáng kể mà nó gây ra đối với nền kinh tế, sinh kế và thậm chí cả văn hóa".

 

Cuộc xâm lược không chỉ giới hạn ở đất liền, những đàn ‘cua xanh’ từ phía tây Đại Tây Dương đã xâm chiếm bờ biển nước Ý, đe dọa hệ sinh thái biển của nước này vốn là nước sản xuất ngao sò hàng đầu.

 

Được biết những con cua đến trên các tàu từ Đại Tây Dương, đang phá hoại hoặc làm hư hỏng hơn 50% sản lượng ngao, trai và hàu của Ý.

 

Nhưng giữa cuộc khủng hoảng, một số người nhìn thấy cơ hội ẩm thực, với cua xanh chuyển từ lưới đánh cá sang chảo rán.

 

Trong khi đó một nghiên cứu được đưa ra vào năm 2019 để kiểm tra tác động của các loài xâm nhập, bao gồm các nhà nghiên cứu và cộng đồng địa phương ở 49 quốc gia.

 

Kể từ năm 2019, các khoa học gia đã quan sát thấy sự lây lan của côn trùng, động vật biển và các loài khác vào môi trường sống, mới là nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học.

 

Giáo sư Stoett đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về tương lai, ông nói "Đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng những gì mới như biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác đối với đa dạng sinh học toàn cầu và sinh quyển, là tốc độ xảy ra, điều này thực sự gây rắc rối cho chúng tôi".

"Ước tính của chúng tôi là nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường mà chúng ta có bây giờ, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng thêm 37% hoặc hơn, các loài xâm lấn vào năm 2050".

 

Mối quan tâm lớn nhất, là làm thế nào hiện tượng này, dẫn đến sự tuyệt chủng của toàn bộ các loài và nền văn hóa.

 

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, hầu hết các cuộc xâm lược này là không chủ ý, thường được thúc đẩy bởi vận chuyển quốc tế, cho dù bằng đường biển, đường hàng không hay xe lửa.