Tàu thăm dò Parker Solar Probe đang bay gần đến mặt trời. Ảnh: NASA/Johns Hopkins APL/Steve Gribbe
Tàu thăm dò Parker của NASA đã xuất sắc bay gần đến Mặt trời chỉ cách 6,1 triệu km. Đây là khoảng cách gần nhất từ trước đến nay mà lần đầu tiên một vật thể do con người tạo ra đạt được. Tàu thăm dò Parker đã đi vào vành nhật hoa tức bầu khí quyển bọc bên ngoài Mặt trời, và nó hoạt động tự động. Dữ liệu mà Parker thu thập được khi bay ngang qua mặt trời dự kiến sẽ bắt đầu truyền về vào ngày 1 tháng 1/2025. Cột mốc khoa học và công nghệ này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của Mặt trời trong chu kỳ Mặt trời kéo dài 11 năm của nó.
NASA đã xác nhận rằng tàu thăm dò Mặt trời Parker của họ đang hoạt động bình thường và an toàn sau khi đã tiến vào vùng khí quyển mặt trời gần nhất từ trước đến nay.
Vào ngày 24 tháng 12/2024, một vật thể do con người tạo ra, tàu thăm dò Parker đã đi vào bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời, vành nhật hoa chỉ cách bề mặt Mặt trời 6,1 triệu km.
Tiến sĩ Joe Westlake là giám đốc vật lý mặt trời của NASA cho biết, "Hôm nay, chúng tôi thực sự đã trở về rất muộn vào ban đêm. Đêm qua, chính xác là đêm qua lúc 11:50 tối theo giờ miền Đông, chúng tôi đã nhận được một tín hiệu màu xanh lá cây từ tàu vũ trụ Parker Solar Probe, cho biết rằng nó đã hoàn thành thành công lần tiếp cận gần nhất của con người đến hành tinh Mặt trời ở khoảng cách gần nhất từng bay ngang qua Mặt trời. Đây thực sự là một thành tựu đáng kinh ngạc. Chúng tôi thực sự có thể bay qua tầng khí quyển trên của vành nhật hoa của Mặt trời, đó đúng là một điều tuyệt vời."
Được phóng vào năm 2018, Parker sử dụng các lần bay ngang qua Sao Kim để thắt chặt quỹ đạo của nó quanh Mặt trời.
Parker di chuyển với tốc độ 692.000 km một giờ, nó chịu được nhiệt độ lên tới 982 độ C nhờ một tấm chắn nhiệt giữ cho các thiết bị điện tử của nó ở mức quản lý được là 29 độ .
Ông Westlake cho biết lần tiếp cận gần nhất của tàu vũ trụ là nó hoàn toàn hoạt động tự động.
"Lần tiếp cận gần nhất của nó diễn ra vào ngày 24 tháng 12/2024, và tất cả đều diễn ra tự động khi tàu vũ trụ hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của riêng nó. Những gì chúng tôi nhận được ngày hôm qua là xác nhận rằng nó đã sống sót. Và, và những gì chúng tôi sẽ sớm nhận được là dữ liệu thực tế từ chuyến bay ngang qua. Vì vậy, nó vẫn tiếp tục tạo hứng khởi và phấn khích."
Việc truyền dữ liệu dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1/2025, với kết quả khoa học ban đầu dự kiến sẽ có trong vòng vài tuần.
Ông Westlake gọi nhiệm vụ này là một bước đột phá về công nghệ và khoa học.
"Tôi muốn nói là, thật tuyệt vời, chính xác là như vậy khi biết rằng bạn thực sự có thể đạt được một điều gì đó cao cả, bạn thử nghĩ xem, nhân loại chúng ta đã tạo ra một tàu vũ trụ, và tàu vũ trụ đó đã đi vào bầu khí quyển của mặt trời. Đó thật sự là một thành tựu công nghệ to lớn và một thành tựu khoa học to lớn đối với chúng tôi tại NASA. Và để có thể làm điều đó, bạn biết không, chúng tôi phải có hiểu biết về Mặt trời đủ tốt để thực sự có thể gửi một thứ gì đó xa như vậy vào bầu khí quyển. Bạn cũng biết là tàu thăm dò Mặt trời là thứ mà nhân loại đã mơ ước thực hiện kể từ những ngày đầu của NASA."
Ông Westlake cho biết nhiệm vụ chính của Parker phù hợp với chu kỳ Mặt trời kéo dài 11 năm của Mặt trời.
"Mặt trời đạt đỉnh Cực đại theo chu kỳ mỗi 11 năm một lần. Và trong chu kỳ 11 năm này, Mặt Trời trải qua các giai đoạn từ solar minimum (đỉnh cực tiểu Mặt Trời) đến solar maximum. Trong giai đoạn solar maximum, số lượng vết đen tăng lên đáng kể, và các hoạt động mặt trời như bức xạ, bão mặt trời cũng mạnh mẽ hơn, có thể gây ảnh hưởng đến các hệ thống điện từ và vệ tinh trên Trái Đất, các kết nối điện thoại vệ tinh, và thậm chí làm gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc các thiết bị liên lạc không dây. Khi chúng tôi chuẩn bị phóng Parker, vào năm 2018 vì chúng tôi biết rằng trong nhiệm vụ đó là nhiệm vụ chính của nó để bay ngang gần nhất, chúng tôi sẽ ở trong thời gian cực đại của Mặt trời và thực sự có thể ghi lại một số hoạt động này."
Các kỹ sư của NASA cũng phải đối mặt với những khoảnh khắc căng thẳng.
"Chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ mất liên lạc. Chúng tôi biết và nó sẽ liên lạc trở lại. Nhưng giống như bạn nghĩ về những ngày Apollo, đúng không? Mọi người biết khi nào họ sẽ mất liên lạc với con người ở phía bên kia của mặt trăng. Đúng vậy. Chúng tôi biết khi nào, khi nào chúng tôi sẽ bị mất liên lạc và chúng tôi biết vào giây thứ hai, chúng tôi chờ đợi sẽ có lại nó. Và vì vậy, ngồi và xem những giây trôi qua để xem khi nào Parker sẽ quay trở lại phạm vi và nhận những cú đánh đầu tiên từ Mạng lưới Không gian Sâu Deep Space Network, thật là khó tin. Chúng tôi thật sự như ngồi trên lửa, căng thẳng lo lắng nó có thành công không? Nó có sống sót không? Chúng tôi rất tự tin vào các kỹ sư của mình, rất tự tin vào nhóm của chúng tôi. Tôi biết chúng tôi có thể làm được."
Với nhiệm vụ chính sắp hoàn thành, Parker vẫn ở trên quỹ đạo ổn định và có đủ nguồn lực cho các hoạt động kéo dài.
"Vì vậy, chúng tôi đang tiến gần đến giai đoạn cuối của nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ chính của nó sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Và chúng tôi đang ở trong một quỹ đạo rất ổn định. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục có nhiều chuyến bay ngang qua mặt trời hơn. Và có đủ nhiên liệu, đủ tài nguyên trên tàu để nhiệm vụ có thể tiếp tục trong một thời gian khá dài. Và vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét một nhiệm vụ mở rộng cho nó nhằm tìm hiểu thêm về khoa học. Và sau đó, khi đỉnh cực đại mặt trời giảm dần trong lúc chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt độngxung quanh mặt trời, chúng ta còn muốn thực hiện nhiều chuyến bay ngang qua nữa và hy vọng ghi lại một số sự kiện thực sự độc đáo."