Giáo sư Margaet Stanle, người tiên phong cho vắc-xin HPV. Ảnh: AP

 

 

 

ANH QUỐC - Ung thư cổ tử cung có thể ngày càng trở nên hiếm gặp hơn vì vaccine đã cho thấy có hiệu quả giúp ngăn ngừa căn bệnh này. Tỉ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm 87 phần trăm trong số các phụ nữ đã được tiêm vaccine chống lại virus papillomavirus khi họ 12 và 13 tuổi, theo một nghiên cứu mới tại Anh Quốc.

 

 

Ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus papilloma gây ra. Phụ nữ rất dễ bị nhiễm virus này, khi bắt đầu có sự quan hệ tình dục. Chúng tôi biết rằng phần lớn phụ nữ sẽ bị nhiễm một vài chủng virus HPV ở một vài giai đoạn nhất định - nhưng chúng tôi hiện nay cũng biết rằng phần lớn trong số họ - ít nhất là 85% phụ nữ - sẽ tự mình loại bỏ được căn bệnh nhiễm trùng này.

 

Đó là tiến sĩ tế bào học người Anh Peta Fairweather phát biểu trên một bài đăng Youtube của bà, bà nói về virus gây ra ung thư cổ tử cung phổ biến như thế nào và hầu hết phụ nữ đều có thể tự mình vượt qua virus này mà không để lại hậu quả gì.

 

 

Tuy nhiên, theo tổ chức y tế thế giới, ung thử cổ tử cung vẫn là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư của phụ nữ trên khắp thế giới.

 

 

Tại Úc, một chương trình chích ngừa vaccine HPV quốc gia miễn phí được tung ra từ nằm 2007, bởi vì các cuộc thử nghiệm đã chứng minh phụ nữ trẻ được tiêm vaccine HPV có thể giảm nguy cơ nhiễm virus, và mắc bệnh ung thư cổ tử cung, cũng như có thể ngăn chặn được ca tử vong vì căn bệnh này.

 

 

Nghiên cứu mới tìm hiểu về chương trình chích ngừa tương tự tại Anh vừa xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet.

 

 

Nghiên cứu tiết lộ gần 500 trường hợp bị nhiễm ung thư cổ tử cung đã được ngăn chặn, và 17,200 trường hợp tiền ung thư khác đã được bảo vệ hoàn toàn.

 

 

Giáo sư Margaret Stanley thuộc trường đại học Cambridge, tham gia vào những gian đoạn nghiên cứu ban đầu về vaccine HPV.

 

 

Tôi đã nghiên cứu về ung thư cổ tử cung và vaccine HPV trong hơn 40 năm, tôi đã ở trong câu chuyện về HPV ngay từ đầu, bạn hỏi liệu tôi có ngạc nhiên trước kết quả hay không ư? Không, tôi không ngạc nhiên chút nào. Còn tôi có vui không ư? Tôi sung sướng quá đi chứ. Những loại vaccine này chúng tôi biết là sẽ hoạt động tốt, nhưng chúng tôi chưa nhận được dữ liệu chứng minh nó thật sự có thể ngăn chặn được ung thư cổ tử cung, vì vậy hôm nay khi có những dữ liệu thực tế khắp trên thế giới, chúng tôi có thể thuyết phục mọi người rằng vaccine thật sự sẽ giúp được, và nó sẽ làm được.

 

 

Các chuyên gia nghiên cứu nói tỉ lệ nhiễm ung thư cổ tử cung đã giảm 62 phần trăm trong số phụ nữ được tiêm vaccine từ 14 đến 16 tuổi, và tỉ lệ giảm xuống hơn 1/3 trong số phụ nữ tiêm vaccine khi họ 16 đến 18 tuổi.

 

 

Các số liệu mới nhất tại Úc cho biết năm 2017, có hơn 80% nữ giới Úc 15 tuổi đã tiêm đủ 3 liều vaccine HPV.

 

 

Trong khi đó tỉ lệ tiêm vaccine này ở nam giới là 76 phần trăm.

 

Nam giới được giới thiệu chương trình vaccine HPV quốc gia từ năm 2013.

 

 

Giám đốc Thông tin Sức khoẻ thuộc Viện nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, Karis Betts nói điều quan trọng là phải làm sao để vaccine này luôn có sẵn cho các em thiếu niên và vị thành niên.

 

 

Độ tuổi tiêm vaccine rất quan trọng, nhằm chống lại virus HPV, đó là một loại virus rất phổ biến, và hầu hết mọi người ai cũng mắc phải trong một vài giai đoạn của cuộc đời. Hầu hết thì sự nhiễm trùng đều tự nó biến mất và không để lại nguy hại gì. Nhưng có một vài dạng nhất định và nếu sự truyền nhiễm kéo dài thì có thể  khiến tế bào thay đổi và dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì vậy để vaccine đạt được hiệu quả tốt nhất, thì phải được tiêm trước khi một người có thể bị phơi nhiễm với virus.

 

 

Tuy nhiên như các chuyên gia y tế vừa nhận biết về vaccine COVID-19, có một số người kiên quyết không muốn chích ngừa.

 

 

Với vaccine HPV cũng vậy, nhiều phụ huynh lưỡng lự không muốn cho con tiêm vaccine này.

 

 

Phó giáo sư Anna Beavis thuộc học viện Johns Hopkins Medicine tại Mỹ nói điều quan trọng với các bác sĩ và chuyên gia y tế là phải giải thích vaccine an toàn như thế nào, và liệu con họ có cần tiêm vaccine khi con họ chưa bắt đầu quan hệ tình dục hay không.

 

Vì vậy các bác sĩ cần phải hiểu rằng cha mẹ vẫn lo lắng về sự an toàn và về sự cần thiết của vaccine. Với sự giáo dục nhiều hơn về vaccine, các bác sĩ có thể mang đến cho cha mẹ những thông tin có thể giúp thuyết phục họ đưa con em đi chích ngừa chống lại căn bệnh ung thư quan trọng này.

 

 

Trong năm 2018, ước tính 570 ngàn phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, và hơn 311 ngàn phụ nữ bị tử vong vì ung thư này.

 

 

Giáo sư Margaret Stanley nói ung thư cổ tử cung là một căn bệnh toàn cầu và khoa học chứng minh rằng căn bệnh có thể xoá sổ được.

 

Hiện nay 86 phần trăm phụ nữ bị nhiễm bệnh ung thư này là thuộc những quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tồi tệ nhất là tại Đông Phi. Vì vậy Kenya, Tanzania, Zimbabwe và Uganda là những nước có tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao nhất thế giới. Nếu chúng ta có thể chích ngừa cho phần lớn những bé gái vị thành niên tại những quốc gia này thì ung thư cổ tử cung có thể bị đẩy lùi, các quốc gia này đang cố gắng thực hiện việc tiêm chủng HPV, nhưng nhiệm vụ này vẫn còn khó khăn.