Thực tế cho thấy con người khi chào đời đều chỉ có hai bàn tay trắng, ai cũng như ai; khởi đầu cuộc sống xem như bình đẳng.
Thế nhưng khi trưởng thành, mỗi người mỗi khác. Có người trong tay sẽ đầy vàng bạc, giàu sang; có người trong tay lại nắm được quyền hành, chức vụ oai phong; có người trong tay mang nặng sách vở tỏ ra bên trong một bồ kiến thức; có người cầm tờ đơn xoay ngược xoay xuôi chẳng hiểu chút gì; có người được cha mẹ trọc phú, khỏi làm cũng có tiền muôn bạc biển trong tay; có người lại cam phận tay trắng vẫn hoàn trắng tay; người khác thì da tay dầy cộm, sần sùi mà chén cơm cá thịt không có để cằm; có người lại phải ngửa tay xin bố thí…
Hàng trăm hoàn cảnh khác nhau. Nhìn người rồi nhìn mình… từ đó nảy sanh lòng ganh tỵ hoặc tánh kiêu căng. Người thất bại thì hay ganh tị; người thành công vẫn thường tự cao, tự đại; ít mấy ai rửng rưng trước cái cơ cực hoặc sung sướng của riêng mình. Thế giới trở nên bất bình đẳng. Sự kiêu căng và ganh tỵ va chạm nhau để rồi hận thù, oán ghét bùng nổ.
Dân gian Việt Nam nhiều trải nghiệm trong cuộc sống mới kết tụ thành lời khuyên qua hình ảnh móng tay và vỏ quýt để có câu: “Vỏ quýt dày, móng tay nhọn” hoặc cũng móng tay nhưng với đọt mồng tơi theo ý hướng ngược lại: “Móng tay nhọn có ngọn mồng tơi”.
Quýt là loại trái cây quen thuộc, muốn ăn phải lột vỏ; thường dùng ngón tay “chọc thủng vỏ” rồi bóc bỏ đi. Vỏ quýt mềm, việc bóc vỏ đối với mấy móng tay cùn của người miền quê chân chất “dễ ợt”; nhưng thời hiện đại, các bà cô để móng tay dài hoặc dán móng tay cong, đố bảo cũng không dám lột vỏ quýt.
Đọt mồng tơi mềm, muốn ngắt cũng phải dùng móng tay cái và trỏ để bấm vào đọt mồng tơi như gọng kềm cho đứt. Đấy cũng “dễ ợ”. Chỉ có điều khác là, khi bấm đọt mồng tơi thì bị chỗ bấm đứt, đọt mồng tơi nhả “chất nhớt” làm dính tay. Ngày nay, mồng tơi không nhớt như ngày xa xưa, có thể do được hấp thụ nhiều chất hóa học bón cây. Bởi thế, tục ngữ “vỏ quýt dày, móng tay nhọn” hoặc “móng tay nhọn có ngọn mồng tơi” mất đi phần nào ý nghĩa thực tế; vậy còn “nghĩa bóng” mà người xưa muốn để lại cho hậu thế qua hai câu này thì sao?
Bài học của tiền nhân muốn khuyên nhủ và nhắc nhở đời sau qua tục ngữ, thành ngữ lúc nào cũng còn nếu còn Việt ngữ. Chỉ sợ người Việt sống ở nước ngoài quá lâu không dùng đến chữ nghĩa tiếng Việt mới có thể bị lu mờ tục ngữ, ca dao, kho tàng văn học dân gian quý báu của dân tộc Việt. Bởi vậy, ông chủ báo Nguyễn Văn Phong, Thạc sĩ Khoa học, của hai tờ Dân Việt News (xuất bản hàng tuần tại Sydney) và Nam Úc News (xuất bản hàng tuần tại Adelaide) chịu thiệt thòi tiếp tục hỗ trợ tài chánh để hai tờ báo này làm trách nhiệm “Phục vụ cộng đồng Việt, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt” với mức thu nhập qua dịch vụ quảng cáo chỉ được 1 phần 6 số tiền bỏ ra vận hành. Rất mong độc giả cũng như thân chủ quảng cáo thấu hiểu sự đóng góp rộng rãi của Thạc sĩ Phong mà ủng hộ Dân Việt News và Nam Úc News bằng cách cổ động thêm người đọc hoặc cho đăng quảng cáo về doanh nghiệp, cửa hàng, tiệm buôn trên hai mặt báo này.
Mỗi người chúng ta dù tài ba lỗi lạc, dù giàu
sang tột đỉnh; đối với nhân gian rộng lớn thì cũng chỉ là một phần nhỏ bẻ. Mình ở tầng lớp này tưởng là cao, nhưng có những người còn cao hơn thế. Những ai thua thiệt, đừng cho là mình thấp kém để tủi thân vì thực tế vẫn còn có những người thấp hơn thế nữa. Hãy vui thỏa trong phạm vi của riêng mình với ý nghĩ “thắng không kiêu, thua không nản” để lúc nào cũng cố gắng vươn lên trong chính trực của mình và sức lực được Trời ban.
Tiền nhân mượn hình ảnh móng tay, vỏ quýt và đọt mùng tơi để chúng ta nhận diện ra những đối chọi trong cuộc sống. Mình mạnh, người khác mạnh hơn; mình tài người khác tài hơn. Nếu cuộc đời chăm chú tranh đua, chỉ chuốc mệt vào thân. Hãy phấn đấu và hoàn thiện bản thân là hơn cả. Làm theo sức lực, không bị mệt mỏi. Vươn lên theo tầm mức, không sợ hụt chân hoặc giãn gân tay vì xa tầm với. Ngón tay chúng ta dù nhọn, nếu gặp vỏ quýt quá dày (như vỏ cam) thì móng có thể bị gẫy.
Trên đời này, người không lượng sức mình, lại đi bon chen, cố gắng quá độ để một là “xem trời bằng vung”, hai là “nhái muốn to bằng bò”… thì đó không phải là người khôn ngoan. Xã hội hiện đại không đơn giản như trước; bây giờ rất phức tạp. Xấu, tốt đan chen; ngay thẳng và gian dối lẫn lộn; người hiền mặc áo bạc màu, kẻ ác ăn diện bảnh bao… mọi thứ pha trộn khó lường. Nên mình tỏ ra giỏi giang, giàu có chưa hẳn được nhiều người khen mà chỉ có them người đố kỵ. Sự kiêu hãnh sẽ đem hại vào than; thậm chí hãnh diện là đúng nhưng cũng phải giấu sự hãnh diện trong long, không nên phô trương. Người xưa đặt ra câu nói “vỏ quýt dày, móng tay nhọn” hoặc “móng tay nhọn, có ngọn mồng tơi” âu cũng là muốn mỗi người nên sống khiêm nhường để bảo toàn tấm thân, không làm mục tiêu cho kẻ xấu tấn công, quậy phá.
Khi đọc câu tục ngữ “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” của người xưa để lại, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đếnnhững conngười phách lới, ngang tàng, ương ngạnh nhưng lại bị những người cao tay, tai to mặt lớn hơn để trừng trị. Họ tự cho mình là nhất rồi thản nhiên xem thường người khác khiến cho những con người yếu thế hơn phải chịu biết bao uất ức. Thật ra, người này ngang ngược còn có người ngang ngược hơn để trị. Trong tiếng anh có câu “Talented people are punished by more talented people” tương đương với câu trong tiếng Việt “Cao nhân tất hữucao nhân trị”. Chúng ta có thể biết trước rằng những người ỷ mình hơn người rồi từ đó xem thường người chung quanh cách thiếu suy nghĩ đôi khi không chỉ hại cá nhân họ mà còn hại cả những người yêu thương mình nữa. Tiếng tốt đồn gần, tiếng xấu đồn xa người than yêu có cách nào mà không bị ảnh hưởng. Còn ai ỷ vào mình và làm mạnh hơn nữa chẳng hạn tung tiền hay dùng thế lực để chèn ép hoặc ám hại lẫn nhau, một khi bị vạch trần tất nhiên bị luật pháp trừng trị; nỗi đau đó, sự tổn thương đó người than quen, gia đình cũng vạ lây.
Suy gẫm câu “móng tay nhọn có ngọn mồng tơi” hay “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” để tu tỉnh bản thân, sống hòa đồng với mọi người trong sự chân thành và vị tha. Sống hữu ích cho xã hội, đem điều tốt đẹp cho gia đình qua đức tánh khiêm nhường, ôn hòa, hiền lương, không ganh đua, không chèn ép, không kiêu kỳ ấy mới thật là hiểu ý của người xưa gói ghém qua hai câu tục ngữ này. ª
(N.R - Viết cho Nam Úc & Dân Việt)