Ảnh từ caritashue.
Làm thế nào để phát hiện ra các lỗi trong lối nói ngụy biện? Bậc thầy Socrates sẽ tiết lộ cho chúng ta thông qua cuộc trò chuyện giữa ông và các học trò của mình.
Ngụy biện là gì?
Các học trò hỏi thầy Socrates: “Thưa thầy, thầy có thể lấy ví dụ để các trò thấy sự ngụy biện không ạ?”.
Socrates suy nghĩ một lát rồi nói: “Một hôm có hai người đến nhà thầy làm khách, một người rất sạch sẽ còn người kia rất dơ bẩn. Lúc đó thầy mời hai người đi tắm, các trò suy nghĩ đi, trong hai người này ai sẽ đi tắm trước?”.
“Tất nhiên là vị khách bẩn thỉu sẽ đi tắm trước”. Một học trò buột miệng nói.
“Không đúng, mà là người sạch sẽ”. Socrates vặn lại. “Bởi vì những người sạch sẽ đã hình thành thói quen tắm, còn người bẩn thỉu nghĩ rằng không có gì bẩn thỉu cả”.
Nói rồi, thầy Socrates lại hỏi lại: “Hãy nghĩ kỹ một lần nữa nhé, ai sẽ đi tắm trước?”.
“Dạ, đó là người sạch sẽ”, hai cậu học trò đồng thanh nói.
“Vẫn không đúng, mà là người bẩn. Bởi vì những người bẩn thỉu cần tắm nhiều hơn những người sạch sẽ”, Socrates nói.
Cuối cùng, Socrates hỏi tiếp: “Vậy, ai sẽ đi tắm trước?”
“Người bẩn thỉu ạ!” – 3 học trò trả lời lớn tiếng.
“Lại nói sai rồi, tất nhiên là cả hai đều được tắm rửa sạch sẽ”, Socrates nói. “Bởi vì những người sạch sẽ có thói quen tắm và người bẩn cần phải tắm”.
“Vậy thì ai sẽ tắm trước đây?”.
Lần này, 4 học trò đều ngập ngừng trả lời: “Có lẽ là cả hai cùng tắm ạ”.
“Vẫn không phải, mà cả hai đều không tắm”. Socrates giải thích: “Bởi vì những người bẩn thỉu không có thói quen tắm, còn những người sạch sẽ không cần phải tắm”.
Các câu trả lời của thầy Socrates đều có lý. Vậy làm thế nào để hiểu cho đúng? Học trò tỏ ra buồn chán vì các câu trả lời khác nhau nhưng lại luôn đúng.
Socrates nói: “Chính xác! Trò thấy đấy, nhìn bề ngoài thì các lý luận đưa ra đều đúng. Thực sự thì nó đang vi phạm luật logic để đưa ra các kết luận chính đáng, đây là ngụy biện. Ngụy biện thông thường sẽ thiếu dữ liệu đề bài, lập luận vòng vo, cưỡng từ đoạt lý, tách sự việc ra khỏi hoàn cảnh thật…”
Lỗi logic trong ngụy biện
Các học trò hỏi Socrates một lần nữa: “Thưa thầy, ngụy biện là một minh chứng có ý thức về việc lấy luận điệu hoang đường làm luận chứng, trong đó nó khôn khéo che lấp để mọi người không phát hiện ra suy luận sai lầm. Thầy có thể lấy ví dụ cụ thể một chút để các trò thể hiểu lỗi logic trong ngụy biện không?”.
Socrates suy nghĩ một lát rồi cho học sinh một đề bài trắc nghiệm trí thông minh.
“Có hai công nhân cùng nhau sửa chữa một ống khói cũ đã sử dụng trong nhiều năm. Khi họ ra khỏi ống khói, một người rất sạch sẽ còn một người thân đầy bụi bẩn. Hỏi các trò ai sẽ đi tắm trước?”.
Một học trò nói: “Tất nhiên là người công nhân với khuôn mặt đầy tro than sẽ đi tắm trước!”.
Socrates nói: “Có đúng thế không? Xin lưu ý rằng người công nhân sạch sẽ nhìn thấy một khuôn mặt khác phủ đầy than đen và cảm thấy rằng khi đi ra từ ống khói sẽ rất bẩn. Còn người kia sẽ nhìn thấy người sạch sẽ, anh ta sẽ nghĩ rằng bản thân không bẩn. Vậy thì ai sẽ đi tắm trước?”.
Hai học trò hào hứng vội vàng trả lời: “Ồ! Trò biết ạ! Công nhân sạch sẽ thấy công nhân bẩn và nghĩ bản thân rất bẩn. Nhưng công nhân bẩn lại nhìn thấy đồng nghiệp của mình rất sạch sẽ nên không nghĩ bản thân bẩn thỉu. Vậy thì phải là người công nhân sạch sẽ đi tắm trước”.
Socrates nhìn các học trò khác và thấy rằng dường như mọi người đều đồng ý với câu trả lời này.
Lúc này, thầy Socrates từ tốn nói: “Câu trả lời này cũng sai. Hai người trèo ra khỏi ống khói cũ cùng một lúc, làm sao lại có thể một người bẩn và một người sạch được? Đây là một lỗi sai và cũng chính là sai lầm trong logic ngụy biện”.
Học trò lại hỏi Socrates một lần nữa: “Vậy thầy nghĩ như thế nào về vai trò của ngụy biện ạ?”.
Socrates trả lời: “Thà nghe còn hơn nói. Ngụy biện thường mang lại hiệu quả nhưng hạn chế không nên dùng. Bởi vì khôn ngoan chi bắng chọn lấy vụng về, nó chứa muôn vàn gian xảo không hợp với đạo đức con người”.
(Theo dkn.tv)