Charles Le Brun, Everhard Jabach (1618-1695) và Gia đình của ông, khoảng năm 1660. Tranh sơn dầu vẽ trên vải bạt. Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. (Phạm vi công cộng)
Một câu hỏi luôn xoáy vào trong tâm trí tôi: Tại sao Charles Le Brun (1619-1690) là một họa sĩ, nhà lý luận nghệ thuật xuất sắc, và là thành viên của Học viện Hội họa, điêu khắc Hoàng gia Pháp, nhưng lại không nhận được chú ý như Nicolas Poussin, hay Peter Paul Rubens?
Bất cứ ai yêu thích nghệ thuật Baroque đầy màu sắc, chắc hẳn đã từng xem các tác phẩm của các bậc thầy, như Poussin, Rubens, Anthony van Dyck... Nhiều cuộc triển lãm, ấn phẩm và các bộ phim đã hình thành cho chúng ta có trí tưởng tượng về những khung cảnh trong Kinh Thánh và Thần thoại, hơn nữa, những hình ảnh đó càng được in sâu vào tâm trí chúng ta.
Tuy nhiên, tại sao Le Brun, một bậc thầy có sức ảnh hưởng lớn trong thời đại Baroque, lại không được coi trọng?
Bức chân dung tự họa của Charles Le Brun. Tranh sơn dầu màu, vải bạt. Bảo tàng Thành phố Paris. (Phạm vi công cộng)
Vua Louis XIV và cung điện Versailles
Mặc dù, phong cách Baroque bắt nguồn từ Ý, nhưng nó nhanh chóng lan sang Tây Âu, và đã chinh phục được triều đình Pháp, mà trung tâm phát triển là cung điện Versailles. Bản thân cung điện Versailles tráng lệ là nơi tập trung của nhiều tác phẩm văn hiến, trong đó cái tên được nhắc đến nhiều nhất là “Louis XIV”.
Bức "Chân dung Vua Louis XIV của Pháp" của Charles Le Brun. Cung điện Versailles. (Phạm vi công cộng)
Louis XIV không phải là một vị vua tầm thường, cuộc đời của ông luôn chìm đắm trong nghệ thuật cổ điển. Ví dụ, ông là một trong bốn người đã mở đường cho múa ba lê Pháp. Vào năm 1653, vua Louis XIV lên sân khấu với vai diễn Thần Mặt trời Apollo, do đó có danh hiệu "Vua Mặt trời" (Thái dương vương).
Đối với nghệ thuật hội họa, bất cứ ai từng đến thăm Cung điện Versailles cũng sẽ rất ấn tượng bởi những bức bích họa lộng lẫy và linh thiêng. Tuy nhiên, du khách sẽ ngạc nhiên, những nghệ sĩ đằng sau những bức tranh tường này hiếm khi được nhắc đến trong tài liệu.
Các bức bích họa trên mái vòm của Sảnh Gương ở Versailles. (Phạm vi công cộng)
Thiên phú của Charles Le Brun
Hãy nhìn lại hào quang trong những tấm hình chụp các bức họa của Le Brun sẽ thấy được tài năng đáng kinh ngạc của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi mọi người đi qua đại sảnh Versailles sẽ vỡ òa vì ngưỡng mộ, Le Brun đã không được ghi nhận xứng đáng. Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu lại Le Brun.
Đi qua những mái vòm khổng lồ của cung điện Versailles, du khách có thể trải nghiệm bầu không khí độc đáo của đại sảnh, cùng các trang trí và các bức bích họa được lồng ghép nhuần nhuyễn, để người ngắm nhìn thấy vẻ đẹp về thế giới và Thiên đường.
Tác phẩm “Sự sa ngã của Thiên Thần phản loạn” của Charles Le Brun, trước năm 1685. Tranh sơn dầu màu, vải bạt. Cho mượn từ Bảo tàng cung điện Quốc gia Versailles. (François Jay / Musée des Beaux-Arts de Dijon)
Kiệt tác "Sự sa ngã của Thiên Thần phản loạn" ở Musée des Beaux-Arts de Dijon, Le Brun đã mô tả những cảnh trong Sách Khải Huyền. Trong tranh, một nhóm Thiên Thần Chiến thắng vây quanh Tổng lãnh Thiên Thần Michael, họ tấn công các Thiên Thần nổi loạn. Các Thiên Thần nổi loạn cùng với con rồng độc ác bị rơi xuống vực thẳm có hình xoắn ốc.
Bức tranh này sử dụng bố cục hình ảnh để dẫn dắt người xem từ khối đa hình có độ tương phản màu mạnh đến một vùng sáng rộng rãi, mang đến cho con người cảm giác đa tầng cao độ.
Trên thực tế, tựa như chúng ta được đưa vào khung cảnh của bức tranh để trải nghiệm cái ác và quy luật của vũ trụ. Mọi thứ tựa như đang diễn ra trong thời gian và không gian chúng ta.
Chúng ta có thể thấy tác giả xử lý hình ảnh thật xuất sắc, cho các thân thể đan xen hiện ra cảm giác hỗn loạn, còn bị bộ dạng dã thú cuốn lấy rất kịch tính và căng thẳng.
Một cảnh khác gần gũi hơn, được mô tả bởi Le Brun, là “Chúa hài đồng ngủ say” (1655), được trưng bày tại Louvre. Rất thú vị bởi bố cục tinh tế và được tắm trong ánh sáng ấm áp. Chúa hài đồng nằm trong vòng tay của Đức Mẹ Maria, cho thấy khả năng xử lý "trọng lượng" cơ thể trong bức tranh tài tình một cách phi thường. Chúa hài đồng đang được chăm sóc bởi tình yêu thương của mẹ và những người xung quanh, bề ngoài nhẵn nhụi như đá cẩm thạch, nằm êm ái trên tấm vải đỏ, xanh và trắng, mang một dáng vẻ siêu phàm.
Từ những ví dụ này, chúng ta thấy rằng, các thiên tài nghệ thuật đã biến tấu nhiều kỹ thuật và chủ đề, từ những tác phẩm kinh điển vượt thời gian, những cảnh nhiều người đến những cảnh cực kỳ ấm áp.
Hoạ sĩ tài hoa bị lãng quên
Charles Le Brun là một họa sĩ cung đình, giám sát nhiều xưởng vẽ và có ảnh hưởng sâu sắc đến Vua Louis XIV Pháp. Ông trở thành người bảo trợ nghệ thuật vĩ đại nhất từ trước đến nay.
Ngoài việc để lại một số lượng lớn các tác phẩm đáng ngưỡng mộ, lý luận của Le Brun đã xây dựng phương pháp giảng dạy nghệ thuật và được đưa vào trong các studio lớn trên khắp thế giới.
Tác phẩm “Everhard Jabach (1618-1695) và Gia đình” của Charles Le Brun, khoảng năm 1660. Tranh sơn dầu màu, vải bạt. Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. (Phạm vi công cộng)
Tuy nhiên, lần cuối cùng cuộc triển lãm dành riêng cho Le Brun được tìm thấy trong tài liệu là từ năm 1963. Vào năm 2016, chỉ có một cuốn tiểu sử về ông bằng tiếng Anh, “The Sovereign Artist: The Image of Charles Le Brun and Louis XIV” của tác giả Wolf Burchard.
Để trả lời tại sao vị họa sĩ thiên tài này lại không được nhớ đến, cần phải hiểu cách chúng ta tôn trọng các nhà nghệ thuật gia và cách nhìn nhận lịch sử. Đầu tiên, Le Brun trở thành họa sĩ của nhà vua vào năm 1664, là một người chuyên nghiệp và có quyền thế. Tên Le Brun, hiếm khi được nhắc đến bên ngoài nước Pháp. Do mối quan hệ thân thiết của ông với Vua Mặt Trời. Mà từ “Vua Mặt Trời” có hàm ý rằng "chế độ quân chủ tuyệt đối".
Thuật ngữ "chế độ quân chủ tuyệt đối" sau đó đã bị ô danh hoá và được dùng để châm ngòi cho sự bùng nổ Cách mạng Pháp. Việc chế độ quân chủ sụp đổ, triển vọng và di sản của nhiều chuyên gia của hoàng gia sẽ mất hết. Sau Cách mạng Pháp, ô danh vẫn còn tồn tại trên thân những nghệ sĩ đã tạo ra Versailles; quan trọng nhất, cũng làm tổn hại đến danh tiếng của Le Brun.
Nghệ thuật chạm khắc chân cùng các thuộc tính khác nhau. Tác giả: Charles Lebrun. (Phạm vi công cộng)
Khi một nghệ sĩ đồng thời đóng vai trò hàng đầu trong lĩnh vực của mình, thì trong tiềm thức, chúng ta sẽ kiểm tra xem các phẩm chất nghệ thuật của ông đã hoàn thiện chưa. Le Brun đang ở một vị trí hoàn hảo, cùng một thời điểm nghệ thuật đang phát triển rực rỡ, được tự do trong một nền thủ công truyền thống chân chính. Vì vậy, tầm nhìn của Le Brun sẽ phù hợp với sự nghiệp nghệ thuật lớn lao của nhà vua.
Tuy nhiên, nhà sử học nghệ thuật Anthony Blunt đã gọi Le Brun là "kẻ độc tài của nghệ thuật Pháp", đã làm ông rớt xuống hạng hai. Một lời buộc tội dường như hoàn toàn dựa trên chính trị hơn là dựa trên đánh giá chân thành về nghệ thuật.
Không chỉ có vậy, Le Brun hoàn toàn không phải là hình ảnh nghệ thuật gia lãng mạn vất vả phấn đấu, và dựa vào lòng hảo tâm của nhiều nhà tài trợ. Trong cuốn tự truyện của mình, ông cũng không có hành động tai tiếng nào giống như các bậc thầy Baroque người Ý Caravaggio, Bernini, để các nhà sử học nghệ thuật phê phán. Vào thời của mình, Le Brun nhận được tôn trọng, không hề bị khinh thường.
Tác phẩm “Gió” - một trong bốn tác phẩm thảm treo “Seasons and Elements”, được thiết kế bởi Le Brun. Thêu bằng vải; lụa, len và sợi kim loại. Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. (Phạm vi công cộng)
Truyền tải các giá trị phổ quát
Nếu bạn muốn trải nghiệm ý nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật, điều quan trọng nhất là tự hỏi bản thân: "Bản chất của tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng đến tôi như thế nào với tư cách là một người xem?"
Tác phẩm của Le Brun không chỉ là một bức tranh vẽ, hay một bức bích họa trên trần nhà, tác phẩm của ông còn mang một ý nghĩa sâu rộng. Ngước nhìn vào thế giới do Le Brun tạo ra, chúng ta có thể thấy được nội tâm của thiên tài này. Những tác phẩm đề cập đến một khía cạnh tinh thần có giá trị phổ quát, chứ không chỉ là những sự kiện thay đổi của xã hội, vốn là những thứ rất dễ bị lãng quên trong chiến tranh hay cách mạng.
Tác phẩm “Chiến thắng của Đức tin” của Charles Le Brun,1658-1660. Trung tâm đổi mới nghệ thuật. (Phạm vi công cộng)
Khi nền văn minh phát triển, đôi khi những bảo vật chân chính bị lãng quên. Nhưng chỉ là vấn đề thời gian trước khi những người khao khát tìm cảm hứng sẽ nhìn lại, và đánh giá cao các thành tựu đáng kinh ngạc mà nền văn minh của chúng ta đã tạo ra.
Có lẽ, khai quật được những báu vật này chưa phải là điều quan trọng nhất. Điều chúng ta cần làm là mở rộng tầm nhìn và tấm lòng. Khi “vẻ đẹp vĩnh hằng” hiện ra trước mắt, chúng ta sẽ nhận thức được sự tồn tại của nó.
(Thông tin về tác giả: Johanna Schwaiger là một nhà điêu khắc và là giám đốc chương trình tại học viện New Masters Academy).
(ntdvn.net - Theo Epochtimes)