Bèo nói chung là các loài thực vật (có lá) sống nổi trên mặt nước, không có rễ bám xuống đất bùn bên dưới, vì thế bèo có kiếp sống trôi nổi lênh đênh. Bèo cũng có nhiều loài khác nhau thuộc nhiều họ thực vật, có loại có hoa, có loại không, nhưng hầu như các loài bèo chỉ chủ yếu sinh sản vô tính bằng cách nẩy chồi, phân nhánh tách ra thành cây con.
Trong các loại bèo thì có Bèo Hoa dâu được trồng trên ruộng lúa và cày giập xuống đất làm phân xanh nhờ khả năng cố định chất đạm (N) trong không khí. Bèo Cám, Bèo Cái thu hoạch cho gia súc ăn - ví dụ như bèo được băm nhỏ nấu chung với cám để cho heo ăn; Bèo Lục bình có thể ăn hoa hay đọt non như rau và hiện nay lấy cọng phơi khô đan hàng thủ công mỹ nghệ.
Xem ra, bèo cũng là một thứ hữu ích nhưng thường bị đánh giá rất thấp “rẻ như bèo”. Trong cuộc sống, người đời hay nói “bèo dạt mây trôi” vì mây trên trời trôi theo gió đẩy, bèo trên sông cũng bị lùa đi theo dòng nước rồi một lúc nào đó bị dạtvào bờ. Cảbèo và mây chẳng đứng yên một chỗ mà muốn cũng không được; do vậy người đời ví thân phận phụ nữ tựa như bèo dạt, mây trôi. Đó là quan niệm của người xưa, phụ nữ ngày nay thì chẳng còn lệ thuộc vào gia đình; các bà, cô có bản lãnh riêng, có thể mạnh mẽ, có thể yếu mền nhưng khá độc lập; nên bèo dạt khộng còn thể tượng trưng cho nữ giới hiện đại.
Bèo còn được dân gian Việt Nam kết thành một câu thành ngữ, đó là: “Bới bèo ra bọ”.
- Bèo ở dưới nước rất linh động, dễ gì mà bới. Bới là việc làm không thứ tự; mục đích chỉ khuậy tung tóe như gà bới thóc.
- Bọ ở đây không được xác định là sinh vật nhỏ thân mềm như sâu bọ hay loại có cánh cứng như bọ hung, bọ xít; còn như nếu là “bọ gậy” thì đó là cong “quăng quăng” - ấu trùng của loài muỗi, sống dưới nước nào đâu có lẫn trong bèo. Thực tế, trong bèo nào đâu có bọ; họa chăng dưới cánh bèo đôi khi bắt gặp loài sâu đom đóm (còn gọi là bọ phát sáng).
Có thể cho rằng tác giả của câu thành ngữ “Bới bèo ra bọ” chẳng phải trong giới nông dân mà phải là các nhà Nho có cái nhìn sắc bén. Các cụ thấy trong gian dân có loại người hay moi móc, soi bói vào chuyệncủangười khác để đem rabình phẩm, chê bai; nhiều khi chẳng có gì cũng chỉa vào và phóng đại, đồn thổi ra cốt để gây tiếng xấu, làm giảm uy tín người khác hoặc nhằm mục đích chia rẽ tập thể. Nông dân chân chất thấy việc quen thuộc “rõ như ban ngày” đem vào câu nói để thành tục ngữ.
Dân miền quê chăn nuôi thường vớt bèo về làm thức ăn cho gia súc ngày này qua tháng nọ nào có thấy trong bèo có bọ bao giơ; vậy thì làm sao dám nói câu “Bới bèo ra bọ” phát xuất từ miệt vườn!
Quý cụ nhà Nho biết rõ trong bèo không có bọ nên đặt ra câu này nhắm trách cứ hoặc nhắc nhở thứ người “chăm chăm tìm khuyết điểm của người khác” chớ “bới bèo ra bọ” chỉ hoài công mà còn bị người đời coi “rẻ như bèo”, thuộc dạng ưa chuộng bọ.
Bọ (trong tiếng Anh là “bug”) là động từ chỉ hành động hoặc trạng thái gây khó chịu, rắc rối hoặc phiền phức. Trong ngữ cảnh tiếng Việt, “bọ” thường được sử dụng để mô tả các hành động không được xã hội chấp nhận, có thể gây ảnh hưởng xấu đến bản thân hoặc người khác - đồ “sâu bọ” hay “sâu mọt”. Có thể bởi nghĩa này mà bọ hiện diện trong câu “bới bèo ra bọ”.
Câu “bới bèo ra bọ” một đôi khi được ví như câu “bới lông tìm vết” hoặc “vạch lá tìm sâu”. Ví như vậy e không tương xứng.
“Bới lông tìm vết” bắt nguồn từ tiếng Hoa “Suy mao cầu tì” (吹毛求疵) là thổi cho lông chim dạt ra để xem trên mình chim có tì vết do mạt cắn sanh ghẻ lở chăng. Điều này đúng, chẳng có gì chê trách. Xấu phải biết mà sửa đổi, che lấp cái xấu mới thực là xấu!
“Vạch lá tìm sâu” cũng là điều hiển nhiên. Biết lá có sâu mà không loại bỏ sâu thì chẳng mấy lúc hư trái, hại cây. Người biết chuyện chỉ ra để người sai có cơ hội sửa đổi. Lời của Đức Chúa Giê-xu được ghi trong Kinh Thánh rằng “Ta nói cùngcác ngươi, trước mặt thiên sứcủa Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn.” (Lu-ca 15:10). Người giúp ta để sữa lỗi lầm, sai trái, để bỏ điều xấumàlàm điều tốt thì có hại chi ta. Duy người vạch lỗi đừng nên chỉ trích hàm ý bêu xấu mà nên nhỏ nhẹ, khuyên can để tạo cơ hội cái sai được làm lại trúng thì câu nói “vạch lá tìm sâu” cũng chẳng là câu tiêu cực. Đối với luật pháp, người biết có ai đó phạm pháp mà che đậy e cũng bị kết tội đồng lõa!
Tiếng Anh cũng có câu “searching fur for flaws” tương tự “bới lông tìm vết” và nặng hơn nữa là “picking a hole in someone's coat” (tạm dịch vạch áo người để tìm chỗ rách) rõ ràng muốn tìm ra cái sai trái của người khác khác với “Bới bèo ra bọ” vì biết bèo không hẳn có bọ mà vẫn muốn “bới”.
Thói quen “bới bèo ra bọ” làmột thói quen không tốt. Người có thói quen này thường có tấm lòng nhỏ hẹp, ganh tị và đố kỵ; chỉ muốn bắt bẻ, sửa sai, chê bai người khác mà không xét đến bản than mình. Lời Kinh Thánh chép rằng: “Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được.” (Ma-thi-ơ 7:5).
Thế nên, cần tìm ra giải pháp để khắc phục thói quen “bới bèo ra bọ” hầu giữ được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Muốn vậy, việc đầu tiên là tôn trọng lẫn nhau, ý thức rằng ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm; thứ hai, chẳng nên nhận xét tiêu cực về ai đó, tránh xa người nhiều chuyện, hay bới móc vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”; hơn nữa cũng nên “chọn bạnmàchơi, chọnnơi màhọc”. Thứ ba, không so bì với người khác; không bỏ được tánh nếtnày rấtdễ “cầm đuốc soi chân người” lắm vậy.
Nghĩ cho cùng, “Bới bèo ra bọ” là câu nói hàm ý phê phán người lắm chuyện, hay tạo sự sứt mẻ với người lân cận; thậm chí đôi lúc cả với người quen nhằm hạ họ xuống để tự nâng mình lên. Vạch cho người khác thấy lỗi để giúp họ sửa đổi khác hẳn với “bới bèo ra bọ”, xin chớ nhập nhòa ý tưởng của người xưa.
(Viết riêng cho Dân Việt)