Ai cũng nói “Đi bộ lợi ích cho sức khỏe lắm lắm”, nhưng cá nhân tôi đã biết rõ 3 người trong độ tuổi từ 56 đến 82 vừa đi bộ xong thì không bao lâu sau đó bị đột quỵ liệt nửa người hoặc quy tiên!
Anh H., người khỏe mạnh, ở tuổi 57, bình thường trước khi dùng cơm chiều 1 giờ đồng hồ, anh ra ngoài đi bộ khoảng 30 phút trên lộ trình quanh khu cư dân anh ở. Bác sĩ tim mạch nhắc nhở anh chớ quên đi bộ hàng ngày.Anh nghe theo lời khuyên hữu ích này và việc đi bộ “chẳng có ký lô nào” đối với anh. Thế rồi, một ngày như mọi ngày, anh về nhà sau nửa giờ đi bộ, anh chạy ào vào nhà tắm cho vòi sen phun trên cơ thể anh làn nước mát rượi, vì bên ngoài đang vào lúc 5 giờ rưỡi chiều nhưng còn ánh nắng của cuối tháng Giêngnên khá nóng nực.
Ăn cơm chiều xong, ngồi xem TV, đọc vài trang sách cho thu giãn. Tới 10 giờ, cũng như thường lệ, anh lên giường.Anh H. ngủ dễ. Nằm chưa đầy 10 phút, tiếng ngáy nhè nhẹ đã khởi sự và anh H. có giấc ngủ sâu.
Thế nhưng, đêm đó là đêm cuối cùng trong đời sống tạm bợ trên trần gian của anh. Anh đã không tỉnh dậy. Khám nghiệm Pháp y cho biết anh H. bị “Stroke” vào khoảng nửa đêm và ra đi êm ả.
Người thứ hai là cụ bà người Úc tên Wendy, dáng dấp nhỏ con, cao chưa đầy 1 thước 60, ở tuổi 82. Cụ Wendy thích đi bộ; cụ làm việc thuăn thuắt không biết mỏi; việc dọn dẹp nhà thờ hàng tuần cũng chỉ do một tay cụ; cụ vẫn thường đi siêu thị cách nhà gần cây số mua đầy đủ rau, quả, cá thịt, đồ hộp… chứa tất cả vào xe đi chơ rồi kéo về. Cụ vui tánh, niềm nở nên gặp ai trên đường cũng “Hello”. Thế rồi, một buổi sáng vào lúc 8 giờ của thời tiết tháng 9 đầu Xuân, cụ đánh bộ một vòng quanh nơi cụ ở, tổng cộng chừng 1.7km. Cụ Wendy vừa chạm chân vào thềm cửa thì gục xuống đó. XeAmbulance đưa cụ vào nhà thương, ba ngày sau cụ tỉnh lại nhưng cụ không còn vận đuộng được tứ chi, mắt mở nhìn ra người quen mà chẳng nói được lời nào. Bác sĩ bệnh việc xác nhận cụ Wendy bi stroke và trở nên bất toại cả người. Cụ phải vào nơi chăm sóc người già và người chờ đợi ra đi mang tên Calvary; năm năm sau cụ mãn phần.
Người thứ ba, chính là người thân của tôi. Cụ năm ấy 93. Sau đại dịch Covid-19, cụ “thèm đi bộ” lắm vì trước đó cụ vẫn đi bộ mỗi ngày từ nhà xuống quán, trên vỉa đường dài 900m, cách dễ dàng để mua “fish and chips” về cho cháu làm việc tại nhà. Nhưng một buổi trưa nọ - đúng là buổi trưa nóng như thiêu đốt của ngày giữa tháng 12, cụ từ nhà người con này sang người con nọ cách nhau chừng 300m. Đi được 200m, cụ mệt và ngồi bệt xuống mé đường. May nhờ người ở nhà tại góc đướng trông thấy và ra dìu cụ vào bóng mát. Người này gọi chúng tôi ra và dù chỉ cách nhà tôi 100m nhưng bảo phải lái xe mà chở cụ.
Từ hôm đó, hai chân cụ yếu hẳn. Cụ không còn tự đứng lên được; phải vịn vào thành “walking frame” hoặc có người khác nâng cụ đứng dậy. Cụ có thể bước đi theo thiết bị trợ giúp nhưng không hẳn là nhấc bổng bàn chân như trước.
Qua ba sự việc mà tôi mục kích, tôi nhận định rằng đi bộ phải đúng phương pháp; đi bộ quá sức thì chẳng những không ích lợi cho sức khỏe mà còn hại cho thân mình.
GiớiYtế đưa rah ai hình thức đi bộ: Nhanh và Chậm. Giới này đưa ra một số lời khuyên chung chung để đạt hiệu quả tốt nhất khi đi bộ
- Kết hợp: Kết hợp cả đi bộ nhanh và đi bộ chậm vào thói quen hàng ngày để cung cấp một chế độ tập thể dục toàn diện, mang lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể xen kẽ các kiểu đi bộ như đi bộ với tốc độ vừa phải trong 1-2 phút rồi đi với tốc độ nhanh trong 1-2 phút và tăng dần thời gian khi cơ thể đã quen với tốc độ, cường độ.
- Lắng nghe cơ thể: Chú ý đến cách cơ thể phản ứng với các tốc độ và thời gian đi bộ khác nhau để điều chỉnh dựa trên mức độ thoải mái và thể lực. Từ đó giúp cơ thể thích nghi, tránh chấn thương đồng thời duy trì được thói quen lâu dài.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu chúng có bất kỳ vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe nào, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn cụ thể theo tình trạng từng cá nhân; tuyệt nhiên không nên đi bộ đua với người khác.
Việc đi bộ còn đem hai điều lợi mà ít ai nghĩ tới.
Tăng khả năng sáng tạo: Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đã phát hiện ra rằng đi bộ trong 5 đến 16 phút giúp tăng cảm hứng sáng tạo so với ngồi. Tư duy sáng tạo tăng lên bất kể đi bộ trong nhà hay ngoài trời, dẫn đến kết luận rằng hành động đi bộ, chứ không phải môi trường, là lý do chính thúc đẩy tư duy sáng tạo.
Kéo dài tuổi thọ: Đi bộ nhanh có mối liên hệ mạnh mẽ với việc kéo dài tuổi thọ. Người ta thấy rằng những người đi bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn tới 20 năm so với những người đi bộ chậm. Đi bộ nhanh trong suốt cuộc đời cũng đã được chứng minh là dẫn đến những thay đổi trong DNA tương đương với độ tuổi sinh học trẻ hơn 16 tuổi vào giữa cuộc đời.
Tuy nhiên, phải giữ sao cho việc đi bộ được an toàn. Để giảm nguy cơ tai nạn, thương tích hoặc té ngã và giữ an toàn khi đi bộ, chúng ta nên:
• Đi bộ vào ban ngày hoặc ở những nơi có đủ ánh sáng, mặc đồ phản quang sau khi trời tối.
• Nhận thức được môi trường xung quanh và tránh xa những khu vực vắng vẻ.
• Đi bộ cùng ai đó khi có thể.
• Mang theo điện thoại bên mình nhưng đừng nhắn tin khi đi bộ.
• Không vặn tai nghe quá to đến mức không nghe được những gì xung quanh.
• Giữ đủ nước và mang theo nước khi đi bộ. ª
N.R. (Viết cho Dân Việt & Nam Úc)