Mấy lúc gần đây, người lạ đến gõ cửa dường như tái xuất hiện sau vài năm vắng bóng.

Họ có thể là người đeo thẻ nhận dạng của một hội từ thiện, một huy hiệu của tổ chức chống bệnh ung thư trên túi áo trước ngực; thậm chí có người cầm lon để nhận tiền làm nghĩa hay giỏ súc-cô-la để mời mua để nói rằng gây quỹ giúp trường học. Số lần gõ cửa trong tuần gia tăng thậm chí nhà có trẻ em cha mẹ phải vội vàng cho gắn cửa lưới an toàn và lúc nào cũng gài chốt để khi cửa trong mở, cửa ngoài đủ để cản không cho kẻ lạ bước vào nhà.

 

Thêm vào đó cũng đã có một số vụ “đột nhập gia cư” (home invasion) uy hiếp người lớn tuổi hoặc người lạ gạ gẫm trẻ em ngoài công viên khiến sự an toàn cần phải lưu ý, tìm cách đối phó. Từ điều cẩn thận nên có này đã đưa chúng ta tới một lo lắng khi gặp người lạ. Lo lắng thái quá làm cho cuộc sống của chúng ta kém vui. Do vậy, bài viết dưới đây đáp ứng phần nào sự mong đợi của đọc giả “Làm thế nào giảm bớt lo lắng khi gặp người lạ?”. Cụm từ “người lạ” nói đến những người mới chưa từng gặp - không nhất thiết là những ngưới nguy hiểm hoặc gặp gỡ nơi mua sắm, ở công viên. Một số lo lắng xung quanh người lạ là điều tốt vì lo lắng là thứ ngăn chúng ta tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm trước kẻ xấu.

 

Nhưng tất nhiên, khi chúng ta tham gia một sự kiện xã hội vui vẻ với những người mà chúng ta tin tưởng, chúng ta muốn có thể vượt qua nỗi lo lắng đó để có thể gặp gỡ mọi người, trò chuyện với họ và bắt đầu tình bạn hoặc mối quan hệ. Dưới đây là một số ý tưởng có thể giúp chúng ta vượt qua nỗi lo lắng về người lạ.

  • Hãy nói chuyện với mọi người

Ngay cả khi chúng ta gặp vấn đề khi nói chuyện với mọi người tại các hoạt động xã hội, chúng    ta có thể gặp những người lạ mà chúng ta có thể nói chuyện bình thường - chúng ta chỉ đơn giản là không coi đó là nói chuyện với người lạ. Ví dụ, khi chúng ta đến một quán cà phê và nhân viên tiếp nhận đơn đặt hàng của chúng ta hoặc khi chúng ta được giới thiệu với một nhân viên mới tại nơi làm việc. Hãy tập nói chuyện với họ nhiều nhất có thể, để rèn luyện bản thân nói chuyện với những người bạn không quen biết. Hãy đảm bảo rằng chúng ta lên tiếng và cố gắng hết sức để nói chuyện một cách tự tin. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lời khuyên này chỉ áp dụng cho những tình huống xã hội an toàn - như tiệc tối của một người bạn. Nếu chúng ta ra ngoài đường, chúng ta nên cảnh giác với những người lạ có khả năng gây ra rủi ro; mặc dù họ có thể không cố ý làm hại chúng ta, nhưng luôn nên thận trọng.

 

  • Giả vờ như mình tự tin

Đối với một số người, điều này có thể quá khó. Nhưng nếu có thể, hãy cố gắng giả vờ tự tin và hành động như thể chúng ta là một người tự tin. Chúng ta giữ thái độ lịch sự và tỏ ra không hoài nghi. Lúc đầu, chúng ta sẽ cảm thấy không tự nhiên, nhưng cuối cùng tâm trí chúng ta sẽ thích nghi với hành vi đó và chúng ta sẽ có thể thực sự sử dụng sự tự tin đó.

  • Đối mặt với nỗi sợ hãi cụ thể

Chúng ta sợ điều gì khi nói chuyện với người lạ? Hãy cố gắng chiến đấu trực tiếp với những nỗi sợ hãi đó, riêng biệt. Ví dụ, nếu chúng ta sợ mắc cỡ vì nhút nhát, hãy cố gắng học cách dạn dĩ trong một thời gian trước – chẳng có gì phải bẽn lẽn nhưng yên lòng trong các tình huống xã hội.

  • Giảm nhạy cảm

Chúng ta cũng nên thực hành giảm nhạy cảm. Điều này khó hơn một chút với chứng lo âu xã hội, nhưng trước tiên chúng ta có thể nhắm mắt lại và hình dung bản thân trong các tình huống xã hội một cách thực tế nhất có thể. Thậm chí hãy tưởng tượng mình làm hỏng một lần. Điều đó sẽ gây ra lo lắng, nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ quen với sự lo lắng đó. Từ đó, hãy xem lại các video về các tình huống xã hội cho đến khi chúng ta quen với việc nhìn thấy tình huống đó xung quanh mình. Một lần nữa, hãy cố gắng hình dung bản thân đang nói chuyện với người khác, mắc lỗi và tiếp tục. Cuối cùng, ít nhất chúng ta sẽ quen hơn một chút với những loại tình huống này.

 

  • Gặp gỡ hẹn hò

Cuộc gặp gỡ này khá quan trọng, Điều gì quan trong nhiều thì phải thận trọng nhiều. Phải biết ai đó đáng tin cậy giới thiệu. Biết nhau trên mạng rồi hẹn gặp nhau tất nhiên đem đến một mối lo lắng lớn. Dù là gặp gỡ người đồng giới tính đi chăng nữa cũng không nên “đơn thân độc mã” đi gặp. Để giảm sự lo lắng, phải tìm hiểu xem có ai quen biết đối tác mình định gặp chăng? Mình có phải là người đưa ra địa điểm gặp ở nơi rất “thanh niên bạch nhật” và đông người không hay là bị sắp xếp? Có nên có một người đi cùng hay đứng trong tầm mắt để bảo vệ mình chăng?

 

Những mẹo đơn giản trên đây có thể giúp chúng ta vượt qua một số nỗi lo lắng khi gặp người lạ trong thời gian ngắn và mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng sẽ giúp chúng ta có cơ hội tốt hơn để làm quen với những tình huống như vậy. Việc mua và bán xe từ một người không quen biết cũng là một mối lo lắng, cần áp dụng chặt chẽ những lời khuyên trên đây để tránh cảnh “tiền và vật mất, mà tật thì lại bị mang”.

 

 

 

4 DẤU HIỆU ĐÊ ̉ NHẬN RA "NGƯỜI LA ̣ MẶT DẠNG XẤU"

 

Không phải hoang tưởng mà là sự chuẩn bị để phân biệt người có  ích với người gây hại. Nếu chúng ta cả tin rằng hầu hết người lạ đều an toàn hoặc ít nhất là vô hại thì nghe có vẻ lạ khi nói theo cách đó. Tuy nhiên, chính vì phần lớn mọi người đều vô hại nên chúng ta mới mở rộng sự nghi ngờ cho những người có thể gây nguy hiểm.

 

Sau hơn 20 năm trải qua chức vụ công tố viên truy tố các trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc người lạ vô hại, Tiến    sĩ Wendy cho rằng chúng ta không thể phát hiện ra những người nguy hiểm chỉ bằng cách nhìn. Do vậy, bà đưa ra một số chiến lược an toàn giúp chúng ta phân biệt được người tốt, kẻ xấu.

 

Bối cảnh có giá trị

Mối nguy hiểm từ người lạ bao gồm cả rủi ro về hành vi phạm tội và quấy rối tình dục - ngay cả khi không bao gồm tiếp xúc vật lý, vẫn có thể gây ra hậu quả bất lợi đáng kể. Nghiên cứu chỉ ra rằng quấy rối từ người lạ dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực hơn so với quấy rối tại nơi làm việc, tại quán bar. Tuy nhiên, không phải tất cả người lạ đều thể hiện hành vi quấy rối. Một số thậm chí còn nguy hiểm, quyến rũ và gây mất cảnh giác hơn bằng cách ăn mặc lịch sự. Những con sói đội lốt cừu này săn mồi bằng cách lợi dụng các chuẩn mực xã hội về sự giúp đỡ và hợp tác khi yêu cầu hoặc đề nghị hỗ trợ.

 

Yêu cầu hỗ trợ cá nhân

Tất cả chúng ta đều muốn sống theo mệnh lệnh của Kinh thánh và xã hội, "Hãy đối xử với người khác". Theo Quy tắc vàng, chúng ta muốn giúp đỡ mọi người trong mọi tình huống. Nhưng hãy cẩn thận với người lạ có vẻ khỏe mạnh tiếp cận chúng ta để yêu cầu hỗ trợ, đặc biệt là trong môi trường có nhiều lựa chọn khả thi, chẳng hạn như nhà ga xe lửa và sân bay. Người này có thể vô hại, nhưng chúng ta nên chú ý đến bản năng của mình. Chỉ dẫn người khiến chúng ta không thoải mái đến quầy thông tin hoặc đến nhân viên bảo hộ để được giúp đỡ. Và trong thời đại mà hầu như ai cũng có điện thoại di động, đừng sẵn sang cho ai đó mượn điện thoại vì điều này sẽ cho phép họ truy cập vào thông tin cá nhân của mình.

 

Sự khăng khăng đòi hỗ trợ

Một số người, cả tốt và xấu, đề nghị hỗ trợ thay vì yêu cầu. Theo nguyên tắc chung, những người hữu ích là tuyệt vời. Hành vi giúp đỡ làm tăng sự ấm  áp giữa các cá nhân. Tuy nhiên, ý định thực sự của người lạ thường được tiết lộ qua phản ứng với phản ứng của chúng ta. Việc chấp nhận lời đề nghị của người lạ để nhấc chiếc cặp nặng của lên ngăn đựng đồ trên cao trên máy bay đông đúc là điều phù hợp. Việc để người lạ tiếp cận bên ngoài khu chợ gần nhà và khăng khăng mang đồ tạp hóa của chúng ta đến xe là không phù hợp - đặc biệt là sau khi chúng ta đã nói “Dạ, không cần”. Hãy cảnh giác với bất kỳ câu nào bắt đầu bằng “nài nỉ, khẩn thiết”. Và hãy nắm chặt đồ đạc khi từ chối sự giúp đỡ, vì kẻ săn mồi có ý định theo đuổi cơ hội tấn công tình dục sẽ cố gắng giật đồ đạc ngay từ tay chúng ta

 

Cởi mở thông tin

Khi gặp những người lạ thân thiện, mức độ tiết lộ sẽ phụ thuộc vào mức  độ thoải mái. Hãy nhớ rằng giữ thông tin cá nhân cho riêng mình không phải là thô lỗ. Những kẻ săn mồi có thể cố gắng moi thông tin cá nhân từ chúng ta bằng cách tiết lộ thông tin của chúng. Cung cấp quá nhiều thông tin, hay “bật mí nhiều thứ”, có thể là một thủ đoạn để tạo ra cảm giác nghĩa vụ phải đáp lại từ phía chúng ta. Đừng mắc bẫy. Và hãy nhớ rằng chúng không thể đánh giá một cuốn sách qua trang bìa. Khi làm quen với một người mới quen hãy xem như đọc một cuốn truyện tự thuật nhưng đó có thể là truyện hư cấu.

 

Chúng ta nhắc nhở con cái mình phải để ý đến cách cư xử, và chúng ta cố gắng làm như vậy. Tuy nhiên, với một người lạ khiến chúng ta khó chịu, thì nhất định đừng làm vậy. Nếu chúng ta dự tính cho phép một người khiến mình khó chịu bước vào nhà, thì hãy lập tức đóng cửa lại đừng để người đó đưa mặt vào nhà.

 

 

(Theo Wendy Patrick, Ph.D. Công tố viên trưởng Thành phố New York)