Cách duy nhất để trở thành một người leo núi giỏi là phải leo núi. Để giỏi giải quyết vấn đề, bạn phải nỗ lực giải quyết chúng. Bạn thấy đấy, thành công không phải là không bao giờ gục ngã, mà là luôn đứng dậy sau mỗi vấp ngã! (Ảnh: Shutterstock)

 

 

 

 

 

Người cha quá cố của tôi đã cho tôi lời khuyên sâu sắc này khi tôi học đại học và nó đã theo tôi suốt 70 năm qua: “Đừng nói với cha về chỉ số IQ của con. Hãy cho cha thấy “Điều con đã làm được” - Christopher J. Hoey, Florida

 

Phần 4, Phần 5

 

 

 

 

Cách duy nhất để trở thành một người leo núi giỏi là phải leo núi.

 

Hãy để tôi bắt đầu bằng cách kể cho bạn nghe vài điều về tôi và gia đình. Năm nay tôi 72 tuổi, có sáu người con, năm gái và một trai. Đã có lúc tôi nghĩ rằng số con ấy nhiều gấp ba khả năng tôi có thể lo cho chúng! 

 

 

Chúng đều là những người con tuyệt vời, chăm chỉ và luôn cố gắng hết sức mình. Cuộc sống của chúng, cũng giống hầu hết mọi người, không thiếu những khó khăn, thử thách, và tôi chắc chắn sẽ vẫn còn nữa.

 

 

Tuy nhiên, tôi phải nói rằng cho đến nay chúng vẫn kiên cường và kiên trì làm điều tốt - đó là món quà vô giá đối với một người cha. 

 

 

Vợ tôi vừa qua đời vì bệnh ung thư cách đây hơn một năm. Bà ấy là một họa sĩ tài năng; tác phẩm của bà đã có mặt ở nhiều nơi, thậm chí cả Châu Âu. Bà ấy chắc chắn là một họa sĩ đẳng cấp và là một quý bà sang trọng. 

 

 

Tôi có một người anh trai (hơn tôi bốn tuổi) đã bị chết trong một vụ tai nạn thương tâm năm 34 tuổi. Anh bỏ lại vợ và năm đứa con trai nhỏ (đứa lớn nhất chỉ mới 12 tuổi), các cháu phải tiếp tục sống mà không có cha mình bên cạnh. Tôi có một em gái và hai chị gái. Em gái và chị lớn của tôi đều đã qua đời vì bệnh ung thư. Điều may mắn là con cái của họ đều đã lớn khi họ ra đi.

 

 

Tôi không viết về gia đình mình để thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều người đã gặp nhiều khó khăn hơn chúng tôi. Mục đích của tôi ở đây là giúp thế hệ tương lai nhận ra rằng “điều tồi tệ vẫn có thể xảy đến với người tốt, và cuộc sống đôi khi chia cho bạn quân bài xấu, hoặc đôi khi nó thật không công bằng”.

 

 

Đừng nghĩ rằng cuộc sống của bạn sẽ không có nghịch cảnh. Nó sẽ không mãi màu hồng! Cũng đừng rơi vào cái bẫy (thường do xã hội đặt ra) rằng vấn đề của bạn luôn là lỗi của người khác, mặc dù đôi khi đúng là như vậy.

 

 

 

 

Nếu bạn luôn nghĩ rằng vấn đề của mình là do người khác gây ra, thì bạn dường như không thể khắc phục chúng. Đôi khi bạn phải nhìn vào chính mình để tìm ra mình đã sai ở đâu! 

 

 

 

 

 

Thật sai lầm khi muốn rằng chúng ta không bao giờ có những trở ngại hay thử thách, bởi chúng là những điều giúp ta trở nên tốt đẹp hơn! 

 

 

Cách duy nhất để trở thành một người leo núi giỏi là phải leo núi. Để giỏi giải quyết vấn đề, bạn phải nỗ lực giải quyết chúng. Bạn thấy đấy, thành công không phải là không bao giờ gục ngã, mà là luôn đứng dậy sau mỗi vấp ngã!

 

 

 

Những người duy nhất không mắc sai lầm là người không làm gì cả, và bạn phải nhận ra điều nguy hiểm thực sự của việc không làm gì. Đó nghĩa là, nếu bạn làm nhiều, bạn sẽ thành công! 

 

 

Tôi đã từng nghe một nhà thông thái nói rằng: “Đừng chỉ đơn thuần là tốt, hãy tốt vì một điều gì đó”. Quả là lời khuyên quý báu cho tất cả chúng ta. 

 

 

Một nhà thông thái cũng đã nói: "Không bao giờ có thời điểm đúng để làm điều sai và không bao giờ có thời điểm sai để làm điều đúng đắn".

 

 

Mỗi thế hệ đều có năng lực giải quyết vấn đề của thời đại mình. Hỡi thế hệ tương lai, các bạn cũng không ngoại lệ. Các bạn có thể làm được! 

 

 

Những người vĩ đại không phải đột nhiên xuất hiện, họ đã được trui luyện thành; họ phải chịu đựng những mất mát và thất bại, trải qua những nghịch cảnh và đương đầu với khó khăn; họ đã được thử thách! 

 

 

Cuối cùng, tôi xin kết bằng một câu của tác giả G. Michael Hopf: “Những thời kỳ khó khăn tạo nên những con người mạnh mẽ. Những con người mạnh mẽ tạo nên những giai đoạn thuận lợi. Những giai đoạn thuận lợi tạo nên những con người yếu đuối. Và những con người yếu đuối tạo nên những thời kỳ khó khăn”.

 

Richard Nicholas

Utah

 

 

 

 

 

'Tôi có thể làm điều đó'.

 

Các trường học cố gắng giúp học sinh có được "lòng tự trọng" và các chính sách của họ được xây dựng để thúc đẩy một cách hời hợt bề ngoài điều ấy, như là: Cấm sử dụng một số từ nhất định, không có hệ thống chấm điểm, mọi người đều nhận được giải thưởng...

 

 

Tuy nhiên, những chính sách này trên thực tế lại có tác dụng ngược lại. Lòng tự trọng đích thực được xây dựng bởi sự học hỏi chân chính:

 

-Nắm vững một nhiệm vụ, kỹ năng hoặc kiến ​​thức;

-Được đánh giá trên một tiêu chuẩn khách quan;

-Được công nhận hoặc khen thưởng cho sự thành thạo và năng lực chuyên môn.

 

 

 

Khi một đứa trẻ được cha mẹ, giáo viên và bạn bè công nhận là có được một kỹ năng hoặc khả năng nào đó, cho dù đó là đọc, âm nhạc hay thể thao... đứa trẻ ấy sẽ có được cảm giác tự tin trong lĩnh vực đó. 

 

 

Càng có nhiều kiến ​​thức, năng lực và kỹ năng, thì lòng tự trọng và sự tự tin càng phát triển. Đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ có khả năng đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống tốt hơn những đứa trẻ luôn được bảo vệ khỏi bị “tổn thương”, hay những đứa trẻ mà không được kỳ vọng hay yêu cầu gì.

 

 

Đứa trẻ tự tin và tự trọng ấy khi trưởng thành sẽ “dám” nói rằng: 

 

“Tôi có thể làm điều đó”, 

“Tôi có thể giải quyết việc đó”,

“Tôi có thể đương đầu với điều đó”...

 

 

 

… bất kể “điều đó” là điều gì. Một khi có được lòng tự trọng, người đó sẽ có một niềm tin mạnh mẽ để phân định đúng - sai, để kiên cường chống lại sự phá hoại hoặc tấn công bởi những tác động tiêu cực. Một cá nhân mà niềm tin kém chắc chắn hơn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những điều sai trái và có hại.

 

 

Thông thường, điều ác được ngụy trang và truyền đến với với con cái chúng ta như một điều gì đó tốt đẹp và đáng được mong đợi, trong khi sự thật thì ngược lại. Lòng tự trọng và sự tự tin sẽ giúp con tin tưởng vào niềm tin và quyết định của chính mình.

 

 

Lòng tự trọng đích thực cũng tạo nên tính tự chủ. Cá nhân tự chủ sẽ chịu trách nhiệm về các lựa chọn và hành động của mình. Khi người ấy biết rằng những gì mình làm đều dựa trên điều đúng đắn, người ấy sẽ có thể bảo vệ những lựa chọn và hành động của mình khỏi sự tấn công một cách tốt hơn. 

 

 

 

 

Những người tìm cách cổ xúy cho điều sai trái thường hạ thấp, làm nhục hoặc bằng cách nào đó - hãm hại những người không chịu nhượng bộ. Đó là văn hóa tẩy chay.

 

 

 

 

 

Cá nhân có lòng tự trọng và sự tự tin thực sự là người có khả năng đứng vững khi bị tấn công. Trong giai đoạn đầy khó khăn này, khả năng đứng lên bảo vệ những giá trị đúng đắn là quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Pat Maru

Alberta, Canada

 

 

 

 

“Gửi thế hệ tương lai” bao gồm những lời chia sẻ của thế hệ đi trước dành cho thế hệ trẻ - đúc kết những giá trị vượt thời gian, xác định điều gì là khôn ngoan, giúp bạn phân định giữa đúng và sai, khích lệ tinh thần và truyền cảm hướng cho người trẻ tiến bước.

Thông qua kinh nghiệm dày dặn, những bài viết của những người lớn tuổi là “sự truyền lại trí tuệ” - vốn đang bị giảm dần theo thời gian. Bởi vì chỉ với một nền tảng đạo đức vững chắc thì thế hệ tương lai mới có thể phát triển tốt.

(ntdvn.com - Hà Phương Theo The Epoch Times)