Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel (ảnh: Phạm vi công cộng).
Một trong những điều đáng sợ nhất trong đại dịch là chứng kiến cảnh người chết hàng loạt, xương cốt chất đống, di thể không phân biệt giàu hèn đều bốc mùi hôi thối, khắp nơi bi thảm giống như địa ngục trần gian.
Đối với những người có thể sống sót qua đại dịch, cảnh tượng này sẽ trở thành một phần ký ức ám ảnh của họ. Từ thời Trung Cổ cho đến đầu thời kỳ Phục hưng, khung cảnh “đại đào thải” này đã được những họa sĩ tái hiện qua các bức tranh.
Ví dụ bức “Dance of Death” (Vũ điệu của cái chết) phổ biến ở Bắc Âu (1), sử dụng hình ảnh bộ xương để miêu tả Thần Chết, dẫn con người về nơi kết thúc của sinh mệnh. Mục đích muốn nhắc nhở: “Cuối cùng con người sẽ không thể tránh khỏi cái chết”.
Ở Ý, đã xuất hiện chủ đề hội họa “Sự chiến thắng của Tử Thần” (Triumph of Death) khi ôn dịch hoành hành. Trong đó nhấn mạnh một số lượng lớn người dân không có lối thoát trong bệnh dịch, bất kể họ tốt hay xấu, giàu hay nghèo.
Vậy thì có người nghĩ, nếu đời người không thể thoát khỏi cái chết, cuộc sống chẳng phải vô ích sao? Làm điều thiện hay ác chẳng phải cũng giống nhau? Rất nhiều người trong tuyệt vọng, nghi ngờ tín ngưỡng, lựa chọn buông thả chính mình, mau chóng vui chơi, tận hưởng… Nhưng cũng có người tin tưởng, chính bởi hồng trần là cõi tạm, nên chỉ có dưới sự chỉ dẫn của Thần linh thì sinh mệnh mới trường tồn. Nói cách khác, cho dù chết đi thì linh hồn đi về đâu cũng là khác nhau. Cứu độ và trừng phạt cùng tồn tại, chỉ xem mọi người chọn điều gì.
Bức bích họa “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Francesco Traini (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Tại Camposanto Monumentale ở Pisa, Ý, có một bức bích họa có tên “Sự chiến thắng của Tử Thần” do họa sĩ Francesco Traini vẽ. Bức tranh phản ánh cảnh tượng bệnh dịch Cái chết đen lan rộng khắp châu Âu năm 1340.
Trong số những xác chết xếp chồng lên nhau, linh hồn của những người đã khuất được hóa thân thành những đứa trẻ trần truồng. Một số được thiên sứ mang đi, một số bị ma quỷ bắt đi; và một số phải chịu đựng sự tranh giành giữa thiên thần và ác quỷ. Hình ảnh khiến người xem tỉnh ngộ.
Một phần trong “Sự chiến thắng của Tử Thần” (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Họa sĩ người Hà Lan Pieter Bruegel the Elder vào thế kỷ 16 cũng đã khắc họa bức tranh Triumph of Death trong một phiên bản nổi tiếng hơn. Tác phẩm là sự kết hợp giữa chủ đề “Vũ điệu Tử thần” truyền thống của Bắc Âu và “Sự chiến thắng của Tử Thần” tại Ý. Bức tranh thể hiện bi kịch của bệnh dịch, chiến tranh, những cái chết hàng loạt khác và sự bất lực của con người. Chủ đề của bức tranh rất nghiêm túc, nhưng nhờ phong cách hài hước và cách dùng màu sắc lạnh – nóng khiến bầu không khí khủng hoảng giảm đi rất nhiều.
“Sự chiến thắng của Tử Thần”, Pieter Bruegel the Elder, 1562, Bộ sưu tập của Bảo tàng Prado, Madrid (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Dưới ảnh hưởng của tiền bối Hieronymous Bosch (1450-1516), Bruegel thích những bức tranh toàn cảnh rộng lớn, nhìn thế giới từ một góc độ siêu nhiên, cao hơn trần gian.
“Sự chiến thắng của Tử Thần” trải rộng từ chân trời ở phía xa và bao trùm toàn bộ khung hình: Bầu trời đỏ và mây đen đáng sợ, những con tàu chìm trên biển, khói và lửa trên vùng đất cằn cỗi, những chiếc giá treo cổ rải rác trên mặt đất, các dụng cụ tra tấn khác, xác chết của người và động vật… Có hai bộ xương ở góc trên bên trái rung lên hồi chuông báo tử cho thế giới.
Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Trong tranh những bộ xương của đội quân tử thần đang tiến về phía trước, tàn nhẫn hành quyết mọi người. Họ dần dần chiếm lấy thế giới của người sống. Ở chính giữa là chỉ huy binh đoàn xương cốt, ông ta mặc đồ đen ngồi trên cỗ xe màu đen. Tướng chỉ huy đội quân xương cầm liềm, cưỡi trên lưng ngựa, khiến một số đông dân chúng hoảng sợ bỏ chạy. Trong lúc hỗn loạn, người ta xổ đẩy, dẫm đạp lên nhau, bất lực không cách nào phản kháng. Một số ít người dũng cảm giơ vũ khí định chống trả nhưng đều bị “hồn ma” tiêu diệt…
Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Ở góc dưới bên trái có hai bộ xương kéo theo một cỗ xe đầy đầu lâu như những “chiến lợi phẩm”. Rất nhiều chi tiết mô tả cảnh truy đuổi, săn bắt, giết chóc. Thắng – bại trong cuộc chiến giữa sự sống và cái chết hiển nhiên đã định.
Điều khiến người ta suy ngẫm là những người từ các giai tầng khác nhau, từ nông dân, binh lính đến quý tộc, quốc vương, giáo chủ, thảy đều bất lực trước cái chết. Những bộ xương cũng thể hiện ra đủ loại trạng thái, có kẻ tham tiền, giết người cướp tiền, ham mê tửu sắc, đánh cờ chơi bài…
Ví như ở góc trái bên dưới có vị quốc vương trơ mắt bất lực nhìn tài sản của mình bị bộ xương khô cướp đi (giống như ông ta khi còn sống đã cướp của người khác). Phía sau vị vua có một bộ xương cầm theo chiếc đồng hồ cát, muốn nhắc nhở thời gian của ông ta không còn nhiều. Tôn giáo cho rằng việc xưng tội trước khi chết là rất quan trọng, nhưng điều mà nhà vua này quan tâm lúc hấp hối lại là tiền bạc. Bên cạnh ông ta là bộ xương đội chiếc mũ đỏ của giám mục đang nâng đỡ một vị hồng y đi về nơi kết thúc của cuộc đời.
Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Ở góc dưới bên trái có hai bộ xương kéo theo một cỗ xe đầy đầu lâu như những “chiến lợi phẩm”. Rất nhiều chi tiết mô tả cảnh truy đuổi, săn bắt, giết chóc. Thắng – bại trong cuộc chiến giữa sự sống và cái chết hiển nhiên đã định.
Điều khiến người ta suy ngẫm là những người từ các giai tầng khác nhau, từ nông dân, binh lính đến quý tộc, quốc vương, giáo chủ, thảy đều bất lực trước cái chết. Những bộ xương cũng thể hiện ra đủ loại trạng thái, có kẻ tham tiền, giết người cướp tiền, ham mê tửu sắc, đánh cờ chơi bài…
Ví như ở góc trái bên dưới có vị quốc vương trơ mắt bất lực nhìn tài sản của mình bị bộ xương khô cướp đi (giống như ông ta khi còn sống đã cướp của người khác). Phía sau vị vua có một bộ xương cầm theo chiếc đồng hồ cát, muốn nhắc nhở thời gian của ông ta không còn nhiều. Tôn giáo cho rằng việc xưng tội trước khi chết là rất quan trọng, nhưng điều mà nhà vua này quan tâm lúc hấp hối lại là tiền bạc. Bên cạnh ông ta là bộ xương đội chiếc mũ đỏ của giám mục đang nâng đỡ một vị hồng y đi về nơi kết thúc của cuộc đời.
Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel. (ảnh: Phạm vi công cộng)
Bruegel cũng thích sử dụng những ám chỉ truyền thống để làm phong phú nội hàm của bức tranh. Ví dụ, một người phụ nữ nằm trước xe ngựa đang dùng kéo cắt sợi chỉ mảnh trên tay – đây là biểu tượng của Atropos, một trong ba nữ Thần định mệnh thời cổ đại (2). Bà cắt số phận của con người, định đoạt cái chết của người ta, nhưng thứ mà người phụ nữ này muốn cắt đứt có thể là số phận của chính cô ấy.
Một người phụ nữ khác nằm sấp ôm một đứa trẻ trong ngực, đó là dấu hiệu của nữ Thần dệt nên số phận hoặc quyết định tuổi thọ. Vì sinh mệnh của con người thật mong manh – người phụ nữ này hiển nhiên không thể tiếp tục dệt nên vận mệnh của chính mình và đứa trẻ sơ sinh. Câu chuyện từng phần của bức tranh được thể hiện qua nét vẽ của họa sĩ một cách chi tiết.
Một phần trong tác phẩm “Sự chiến thắng của Tử Thần” của Peter Bruegel (Ảnh: Phạm vi công cộng).
Khung cảnh bi thảm của bức tranh này khiến người ta liên tưởng đến cảnh tượng được dự đoán của Ngày tận thế trong sách Khải Huyền (3). Khải Huyền đề cập rằng có bốn kỵ sĩ đại điện cho bệnh dịch, chiến tranh, nạn đói đến gieo rắc đau khổ cho thế giới tại thời kỳ cuối cùng. Kị sỹ thứ tư là Tử thần cầm lưỡi liềm. (4)
Trong Kinh Thánh có đoạn mô tả: “Kìa, tôi thấy một con ngựa xám, và người cưỡi ngựa có tên là Tử Thần, cũng có Âm Phủ đi theo sau. Chúng được ban cho quyền hành trên một phần tư Trái Đất, để giết hại người ta bằng gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và thú dữ sống trên đất” (5).
Chủ đề về cái chết này cũng xuất hiện trên các bức bích họa tại Cung điện Palazzo Abatellis, cung cấp cho Bruegel một tài liệu tham khảo tốt.
Trionfo della morte (Sự chiến thắng của Thần Chết), một bức bích họa Gothic trong Cung điện Palazzo Abatellis (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Cho dù là chiến tranh, nạn đói hay bệnh dịch, cuối cùng đều là cái chết. Dụng ý của người nghệ sĩ như một lời tiên tri về thời kỳ cuối cùng, cảnh cáo con người hãy nhanh chóng sửa chữa hành vi của mình, thuận theo lời Thần dạy bảo để tránh bị kết cục bị hủy diệt.
Trong thời điểm phi thường như ngày nay, bức tranh Sự chiến thắng của Thần Chết hẳn cũng khơi dậy nhiều suy tư của mọi người. Nhìn ra thế giới, sự lây lan của bệnh dịch, lũ lụt, nạn châu chấu thường xuyên, suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng lương thực, chiến tranh đang cận kề… Các chuyên gia đã cảnh báo nếu không xử lý kịp thời, những thảm họa ở “cấp độ tận thế” đang treo trên đầu nhân loại.
Thiên tai nhân họa đều có liên quan đến tội lỗi của con người, dù là bệnh dịch hay cái chết, tất cả đều thuận theo Thiên Ý. Dù bạn có tin hay không, con người vẫn rất nhỏ bé trong vũ trụ. Nếu bạn coi bệnh dịch hay thảm họa như một lời cảnh báo, mong bạn hãy bình tĩnh và khiêm tốn sám hối và tu tâm hướng Thiện. Biết đâu bạn thực sự có thể tránh được tai ương, mang lại hy vọng cho sinh mệnh của chính mình.
Ghi chú:
(1): Vũ điệu của cái chết (Dance of the Death, tiếng Pháp: Danse Macabre) là thể loại nghệ thuật xuất hiện vào cuối thời Trung cổ ở châu Âu, là cách diễn đạt của cụm từ tiếng Latinh Memento mori (Đừng quên rằng bạn sẽ chết). Chủ đề chung của nó là nhân cách hóa cái chết (ví dụ hình tượng bộ xương khô), ngụ ý về sự mong manh của cuộc sống và số phận của tất cả chúng sinh, bất kể sang hèn, tốt xấu.
(2) Atropos (tiếng Hy Lạp cổ Ἄτροπος, nghĩa đen là “không thể tránh khỏi”) là người già nhất trong ba nữ thần định mệnh của thần thoại Hy Lạp. Tên của Bà trong tiếng La Mã là Morta (cái chết). Atropos chọn cơ chế kết thúc cuộc sống của người phàm bằng cách cắt sợi chỉ của họ. Bà làm việc cùng hai chị gái của mình, Clotho, Thần quay sợi chỉ và Lachesis, Thần đo chiều dài.
(3): Từ “Khải Huyền” trong tiếng Hy Lạp là apokalupsis. “apo” nghĩa là lấy đi; “kalupsis” nghĩa là tấm màn che. Vậy Khải Huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật bị che khuất. Tác giả cuốn sách xưng mình là John. Nội dung chủ yếu là cảnh báo sớm về tương lai, bao gồm dự đoán về ngày tận thế: Thảm họa liên tiếp, thế giới hướng về phía hủy diệt và mô tả về sự phán xét cuối cùng, tập trung vào sự trở lại của các vị Thần.
(4): Tứ kỵ sĩ Khải Huyền (tiếng Anh: Four Horsemen of the Apocalypse) được ghi lại trong Chương 6. Theo truyền thống, bốn kỵ sĩ được miêu tả là biểu tượng của bệnh dịch, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Tuy nhiên, những giải thích này vẫn còn nhiều tranh cãi.
(5): “Khải Huyền” Chương 6 Phần 1-8.
Theo Artium
Ngọc Mai (biên dịch)
(Theo dkn.tv)