Sự tinh tế của những tấm bích thảm – nghệ thuật hoàng kim trong thời đại Phục hưng
Khi nhắc đến văn nghệ thời kỳ Phục hưng, bạn ngay lập tức sẽ nghĩ tới nghệ sĩ gia Michelangelo hay Leonardo da Vinci, hoặc sẽ nghĩ tới văn nghệ tại thành phố Florence thời ấy. Nhưng có thể có người không biết rằng những người thợ thủ công ở Bắc Âu cũng đạt được thành tựu huy hoàng ở rất nhiều phương diện, một trong số đó là bích thảm (thảm lụa treo tường)
Độ chính xác và tinh thần của Bắc Âu thời ấy đã trở thành một tiêu chuẩn và đặt được niềm tin trong giới thủ công nghệ ở miền nam Châu Âu một cách tự nhiên. Văn nghệ Phục hưng cùng những nội hàm tinh thần Âu Châu dần hình thành cũng là một phần liên quan trực tiếp đến hình thức nghệ thuật tại Bắc Âu bấy giờ.
Nghệ thuật Bắc Âu dẫn đường
Theo bà Elizabeth Cleland người quản lý Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York cho biết: “Vùng Bắc Âu có một bộ hoàn chỉnh mỹ học, được công chúng coi là một nơi có nghệ thuật thanh lịch, tao nhã, mang tính thưởng thức cao. Thu nhỏ phong cách hoàng gia và mang sự lãng mạn như hoàng tử”. Ảnh hưởng quan trọng nhất của Bắc Âu tới Nam Âu chính là nghệ thuật bích thảm (bích thảm ở đây ý chỉ tấm thảm được treo lên tường như một bức tranh tường). Đây là hình thức nghệ thuật đặc biệt, sang trọng của tấm thảm dệt.
Bích thảm “King Arthur”, năm 1400 (Ảnh: epochtimes)
Cleland cho biết: “Trong thế kỷ XV và XVI, bích thảm được coi là tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất”. Những nhà sưu tầm nghệ thuật Ý vĩ đại như gia đình Medici, công tước xứ Burgundy ở Pháp và sau đó là Louis XIV Triều đại Habsburg của Tây Ban Nha và các quốc vương Anh đều lấy nghệ thuật Bắc Âu làm chủ cho sự thưởng thức của họ.
Cleland đã tổ chức ba loạt bài giảng về lịch sử truyền thống của bích thảm châu Âu tại Bảo tàng Metropolitan vào tháng 10 năm 2018, bắt đầu bài giảng từ thời Trung Cổ đến hiện đại.
Chủ đề đầu tiên là “Thời Trung cổ đến Phục hưng: Ma thuật, Thần thoại, Đạo đức và Mille-fleurs”, dẫn dắt khán giả khám phá đỉnh cao của hình thức nghệ thuật này.
Cleland nói: “Tôi nghĩ Brussels vào thế kỷ XVI là hình ảnh thu nhỏ của nghệ thuật châu Âu vào thời điểm đó.” Tuy nhiên, cô cũng đồng ý với các sử gia khác rằng những kiệt tác quan trọng nhất phải đợi hơn một trăm năm. Sau khi Louis XIV thành lập Nhà máy sản xuất Hoàng gia trong Gobelins, công nghệ bích thảm mới nâng cao lên tầm mới, đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo.
Thảm dệt len và lụa “Battle of Zama”, thảm dệt, len và lụa, 435 × 740 cm. Theo bản thiết kế của họa sĩ người Ý Giulio Romano, nó được làm bởi vua Louis XIV từ 1688 đến 1690. Hiện đang được cất giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Louvre. (Ảnh: epochtimes)
Nhưng một số người nghĩ rằng bích thảm thực sự tạo nên một thời kỳ hoàng kim, bắt đầu từ Hà Lan trong thế kỷ XVII và lần lượt ảnh hưởng đến toàn châu Âu và thế giới Tây phương. Sự vĩ đại của hình thức nghệ thuật này có nhiều yếu tố, nó có một hàm ý phong phú và đa dạng – từ những vật liệu sang trọng, lấp lánh, những hình ảnh đẹp, đến những thông điệp thiêng liêng và nội hàm ẩn giấu.
Sang trọng hoa lệ, tao nhã siêu phàm
Trong thế kỷ XV và XVI, Bắc Âu chiếm ưu thế trong nghệ thuật thị giác quy mô lớn như tranh tường, cửa sổ kính màu và bích thảm, mục đích chính là để làm nổi bật sự quý phái và đức hạnh của tầng lớp quý tộc.
Thảm dệt len và lụa “The Lady and the Unicorn”, 380 × 464 cm. Đại diện cổ điển của tấm thảm thời trung cổ. Kho báu của tòa thị chính của Bảo tàng quốc gia Pháp (Ảnh: epochtimes)
“Ở châu Âu, chủ đề thần linh của nghệ thuật tượng trưng rất giàu sức hấp dẫn – không chỉ đơn giản là một tấm thảm, mà trên các phương tiện nghệ thuật, nó còn là biểu hiện của các vị thần, thánh gia tộc. Mọi người có thể hướng về những tác phẩm nghệ thuật này, trầm mặc suy nghĩ về những câu chuyện của Kinh Thánh, cầu nguyện mỗi ngày…” Người ta tin rằng điều này thực sự có thể giúp họ mở ra cánh cửa lên thiên đường.
Thảm “Saint Veronica”, hoàn thành năm 1525. Được làm từ lông dê, len, lụa, vàng, bạc bọc dây kim loại, 172,7 × 129,5 cm (Ảnh: epochtimes)
Federico da Montefeltro – Công tước Urbino, Ý, là người rất thích hình thức nghệ thuật miền bắc này, hoàn toàn phớt lờ công dụng chống lạnh của tấm thảm, do đó mang đến cuộc sống ấm áp phương Nam – nơi không bao giờ dùng thảm nay lại có thể sử dụng trên phương diện trang trí.
Ông đã đưa người thợ dệt Flemish của Bỉ trở lại đất nước của mình và thành lập một xưởng nhỏ ở Ý để làm bích thảm rực rỡ. Federico đã đóng góp rất nhiều vào việc phổ biến nền văn hóa thời Phục hưng, và biệt hiệu là “ánh sáng của nước Ý”.
Một ưu điểm khác của bích thảm là chúng có thể được cuộn lên, việc cất giữ cũng như vận chuyển rất thuận tiện, thế nên nó là tác phẩm nghệ thuật được yêu thích bởi các thành viên trong gia đình hoàng gia thường phải di cư sang các lâu đài khác nhau.
Mặc dù Cleland tin rằng các bộ sưu tập trong Bảo tàng Metropolitan đều là những món bảo vật tuyệt vời nhất, nhưng bà lại yêu thích nhất tấm bích thảm “The Christ Child Pressing the wine of the Eucharist” (Lễ tiệc Thánh), kích thước của nó rất nhỏ chỉ có 50,8 x 45,7 cm. Trong thế kỉ XV và XVI những tác phẩm liên quan đến tâm linh hầu hết đều có kích thước nhỏ như vậy. Bà nói rằng bà có một sự xúc động khi nhìn tấm bích thảm này, bà cảm nhận được ánh mắt của thánh anh trong bức ảnh như đang dõi theo từng hành động của mình.
Tấm bích thảm “The Christ Child Pressing the wine of the Eucharist” (Ảnh: epochtimes)
Trên bức thảm là hình ảnh Thánh Anh (Thánh Anh chỉ Chúa Giê-su khi còn là một đứa trẻ) đang ép một chùm nho, để nước ép nho chảy xuống chén thánh phía dưới, trong khi đó ánh mắt không dõi theo động tác của mình mà lại nhìn thẳng vào người xem. Cleland nói: “Người sáng tạo ra bích thảm nào nhất định đã lĩnh hội được câu chuyện rằng, Thánh Anh đã biết được tương lai và số mệnh của mình kể cả khi là một đứa trẻ con.” Tác phẩm này được kết hợp bởi sự tinh tế và nghiêm ngặt của nghề thủ công cộng với ý nghĩa tinh thần phi thường đằng sau nó.
“Mille-fleurs tapestry with three medallions” – tấm thảm len và lụa với một phong cảnh bình dị được tạo thành bởi ba vòng hoa, hoàn thành giữa thế kỷ 16. 168 × 533 cm. (Ảnh: epochtimes)
Những sợi kim tuyến quấn quanh này sẽ nhấp nháy dưới ánh nến. Hãy tưởng tượng rằng những màu sắc tinh tế này nhảy múa một cách sinh động hàng trăm năm trước, sẽ tản ra một vẻ đẹp đáng kinh ngạc đến nhường nào?
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch