Cổng vòm Darwin sụp đổ phần vòm đá, chỉ còn hai cột đá chính (Ảnh: Aggressor Adventures)

 

 

 

 

 

Cổng vòm Darwin, một trong những vòm đá tự nhiên nổi tiếng nhất thế giới trên quần đảo Galapagos, Ecuador đã bị đổ sập xuống biển, theo Epoch Times

 

 

Ngày 17/5, Bộ Môi trường của quốc gia Nam Mỹ Ecuador đã đăng trên mạng xã hội Facebook rằng địa danh “Cổng vòm Darwin” tại quần đảo Galapagos đã bị đổ sập do xói mòn tự nhiên, chỉ còn lại hai cột đá.

 

 

Quần đảo Galapagos, tên chính thức là quần đảo Colon. Đây là một hòn đảo núi lửa có diện tích 7.976 km2 và cách đất liền Ecuador 1.100 km. “Cổng vòm Darwin” cao khoảng 43 mét, dài 70 mét và rộng 23 mét, là địa điểm nổi tiếng về lặn, chụp ảnh và du lịch.

 

 

 

 

 

Cổng vòm Darwin trước khi sụp đổ (Ảnh: Shutterstock)

 

 

 

 

 

Rùa khổng lồ xích đạo, loài động vật kỳ lạ trên đảo.

 

Đảo Galapagos có nghĩa là rùa trong tiếng Tây Ban Nha. Một loài rùa độc đáo sống xung quanh núi lửa được gọi là “rùa khổng lồ Galapagos”, là loài rùa lớn nhất trong số các loài rùa hiện có, một số nặng 417 kg (900 pound). Vì chúng có thể sống cả trăm năm, nên trước đây, nhiều ngư dân đã bắt những con rùa này để trong cabin và sử dụng chúng như một nguồn thịt tươi trong những chuyến đi biển dài ngày trong vài năm.

 

 

 

Rùa khổng lồ Galapagos (Chelonoidis nigra) là một trong những loài rùa lớn nhất hiện có và là loài đặc hữu của quần đảo Galapagos ở Ecuador (Ảnh: Shutterstock)

 

 

 

 

 

Năm 1835, Charles Darwin khi đó 26 tuổi đã đến đây cùng một con tàu hải quân Anh mang tên “Beagle”. Khi mới đặt chân lên hòn đảo, Darwin đã so sánh nơi nóng bỏng và đầy bụi bặm này với địa ngục, nhưng ngay sau đó ông phát hiện ra rằng ở đây có những loài động thực vật mà không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, và những loài động vật ở đây hoàn toàn không sợ con người chút nào, bạn có thể dễ dàng dùng tay bắt những con chim, còn sư tử biển thì giành lấy chiếc ghế đẩu với bạn.

 

 

Theo một phóng sự video của BBC, nơi đây có loài chim cánh cụt nhỏ nhất trên thế giới: chim cánh cụt Galapagos, chỉ cao 50cm, là loài chim cánh cụt duy nhất có thể sống ở xích đạo; cá mập môi trắng ở đây cũng rất ngoan ngoãn, bạn có thể an tâm bơi cùng cá mập dưới đáy biển.

 

 

Loài chim booby chân xanh có thần thái tuyệt đẹp và dễ thương là loài chim biểu tượng của nơi đây. Chúng có một đôi bàn chân màu xanh lam chói lọi; Loài cự đà biển ở đây ăn chay và dành phần lớn thời gian trong ngày nằm trên đá và tắm nắng. Chúng có thể xuống dưới nước tối đa 15 phút để ăn rong biển.

 

 

Có hơn 400 loài cá, trong đó có hơn 50 loài là đặc hữu của địa phương. Do có hệ sinh thái tự nhiên phong phú và độc đáo, nó là quần đảo đầu tiên được xếp vào danh sách Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1978.

 

 

Darwin đã ở đây 5 tuần và ăn thịt rùa mỗi ngày, thu thập các mẫu vật, từ đó đưa ra giả thuyết về chọn lọc tự nhiên và viết thành cuốn sách “Nguồn gốc các loài” 20 năm sau.

 

 

 

Ngôi nhà cho tiến hóa luận của Darwin: “Nơi chia tay với Chúa”.

 

Quần đảo Galapagos được biết đến là cố cư của “Thuyết tiến hóa sinh vật” của Darwin, và nó cũng được cho là “nơi mà Darwin đã chia tay với Chúa”. Tuy nhiên, những chủng vật kỳ lạ độc đáo trên hòn đảo này, không phải đến từ quá trình tiến hóa nguyên thủy, mà là đến từ bên ngoài. Các chuyên gia tin rằng, sự kết hợp giữa khí nóng của xích đạo và dòng nước lạnh dưới đáy biển đã tạo nên loài sinh vật độc đáo đặc chủng của nó.

 

 

Giám đốc sản xuất của BBC Jane Palmer đã tập hợp những kiến ​​thức của các nhà sinh vật học và địa chất học về hòn đảo này trong một chương trình của BBC. Họ tin rằng khoảng 14 triệu năm trước, một số núi lửa đã dâng cao đến mực nước biển, và những đỉnh núi lửa này chính là quần đảo Galapagos sơ khai. Hiện quần đảo này bao gồm 19 đảo núi lửa lớn hơn và 120 đảo núi lửa nhỏ hơn.

 

 

Lúc khởi thủy, quần đảo giống như dung nham núi lửa, không thích hợp để sinh tồn; nhưng qua hàng nghìn năm, nước mưa đã làm xói mòn dung nham đá bazan để tạo thành đất. Sự xuất hiện của đất là tín hiệu bắt đầu của sự sống.

 

 

Bào tử của dương xỉ, rêu và địa y, cũng như côn trùng nhỏ và thậm chí cả ốc sên nhỏ có thể bị gió thổi đến đảo, và những thức ăn này thu hút chim. Động vật biển — bao gồm tổ tiên của sư tử biển, rùa biển hoặc chim cánh cụt — có thể bơi đến đảo, trong khi nhiều loài bò sát và động vật có vú nhỏ — chẳng hạn như chuột gạo — có thể bám vào những khu vực thảm thực vật rộng lớn và trôi dạt vào đây từ đất liền.

 

 

 

Không chỉ bị cô lập với thế giới, điều cốt yếu là những đảo núi lửa này nằm trên đường xích đạo và xung kích với một dòng hải lưu chảy xiết gọi là “tiềm lưu xích đạo”. Dòng hải lưu tự phun này nằm dưới mặt biển 100 mét và chảy từ tây sang đông với tốc độ hơn một mét /giây. Nó đẩy dòng nước lạnh, đậm đặc chất dinh dưỡng từ đại dương sâu hơn đưa lên.

 

Do đó, phần phía tây của hòn đảo có dòng hải lưu lạnh, nên chim cánh cụt có thể phát triển ở đây; còn phần phía đông lại giống nhiệt đới.

 

 

Sau khi hòn đảo nổi lên mặt biển lần đầu tiên, mực nước biển tiếp tục hạ xuống, rồi lại dâng lên, rồi lại hạ xuống. Trong 3 triệu năm qua, hòn đảo đã nổi lên và chìm xuống khoảng 30 lần. Những môi trường độc đáo này đã tạo nên quần thể sinh vật độc đáo của hòn đảo.

 

 

 

Darwin suy diễn giả thuyết về chọn lọc tự nhiên từ các mỏ chim khác nhau.

 

Theo bài báo “Quần đảo Galapagos tiết lộ sự thật”, Darwin đã tìm thấy các loài chim trung gian khác nhau ở đây – sau này chúng được đặt tên là “chim Darwin”. Có nhiều điểm khác biệt về kích thước và hình dạng chiếc mỏ của chúng dùng để thích nghi với nguồn thức ăn, từ đó ông suy ra quá trình tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên.

 

 

Darwin nói rằng những loài chim này đã tiến hóa thành 18 loài khác nhau, mỗi loài thích nghi với những môi trường sinh thái khác nhau. Ví dụ, một số có mỏ cứng cáp có thể nghiền nát hạt, một số có mỏ mảnh có thể bắt côn trùng, và một số mỏ thậm chí đủ sắc để hút máu. Mỗi loài có một chiếc mỏ riêng để thích nghi với các loại thức ăn khác nhau.

 

 

 

Vì vậy, Darwin đã đưa ra một giả thuyết để giải thích những hiện tượng này: chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân tạo ra nguồn gốc của các loài, chính là sự tiến hóa của các loài chứ không phải Thượng Đế, tạo ra thế giới chúng ta đang thấy hiện nay.

 

 

Vào ngày 24/11/1859, Darwin xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” (tên đầy đủ là “Về nguồn gốc của các loài bằng các phương tiện chọn lọc tự nhiên, hay việc bảo tồn các chủng loài ưu việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn”).

 

 

Thuyết “Nguồn gốc các loài” thứ hai: Đồng tồn thay vì cạnh tranh.

 

Ngày 19/4/1882, Darwin qua đời tại Anh. Học thuyết “Chọn lọc tự nhiên: cạnh tranh ưu thắng, liệt bại” do ông chủ trương, đã đi từ chỗ thịnh hành đến chỗ suy giảm trong 100 năm sau đó.

 

 

Một trăm năm sau, vào năm 1983, nhà di truyền học F.J. Ayala của Đại học California cũng xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc của các loài”. Cuốn sách nhỏ chỉ 14 trang này, tuy dựa theo nguyên tác của Darwin làm lời mở đầu, nhưng nội dung lại hoàn toàn khác.

 

 

Ví dụ, trong định nghĩa về khái niệm “loài”, Darwin đã nhiều lần nhấn mạnh trong tác phẩm gốc của mình rằng ông tin rằng “loài” (species) chỉ là một “từ ngữ nhân tạo” để dễ sử dụng. Con người có thể gọi “loài” là “biến chủng”, cũng có thể gọi “biến chủng” là “loài”.

 

 

Tuy nhiên, Ayala cho rằng “loài” là thuật ngữ chung để chỉ một quần thể sinh vật tự nhiên, ông dẫn lời nhà sinh vật học tiến hóa Ernst Mayr cho biết: “Loài là một nhóm sinh vật có thể giao phối tự nhiên, và có sự cách ly sinh thực với các loài khác”.

 

 

Ông cho rằng “cách ly sinh thực” đã trở thành điều kiện cần thiết để hình thành loài. Darwin đã sử dụng các giống chó và giống chim bồ câu làm ví dụ để minh họa lực lượng chọn lọc của con người. Trên thực tế, đó chỉ là kết quả của quá trình cách ly nhân tạo, và không có sự diễn hóa tự nhiên hay là kết quả của quá trình tiến hóa.

 

“Nguồn gốc các loài” của Darwin thiết lập dựa trên lý thuyết về sinh sản quá mức, cạnh tranh sinh tồn, rằng ưu việt được chọn, thấp kém bị loại bỏ (ưu thắng liệt bại), và những cá thể sống sót là những cá thể khỏe mạnh nhất. Trọng tâm lý thuyết của ông là “cạnh tranh sinh tồn”. Tuy nhiên, trong “Nguồn gốc của các loài” của Ayala, khẳng định không có dấu vết nào của cạnh tranh sinh tồn, bởi vì sự xuất hiện của các loài mới phải trải qua quá trình biến dị và cách ly. Một biến dị mới có thể tồn tại hay không chỉ phụ thuộc vào việc nó có thể thích nghi với môi trường xung quanh hay không, và cũng không đòi hỏi sự biến mất hay thất bại của loài khác để tạo điều kiện cho sự tồn tại của các loài mới.

 

 

Ayala tin rằng, đương nhiên trong hoàn cảnh có những sinh vật khác, chúng sẽ phát sinh ảnh hưởng tương hỗ với nhau, nhưng đó không hoàn toàn là cạnh tranh, mà là cùng tồn tại. Bất kỳ sinh vật nào, dù là loài mới hay loài cũ, đều có thể tồn tại miễn là nó có thể hình thành sự cân bằng sinh thái với các sinh vật khác xung quanh nó. Thuật ngữ “chọn lọc tự nhiên” cũng được sử dụng trong sách Ayala, nhưng với tiêu chuẩn mới là dựa trên “sự đồng tồn”, hoàn toàn bất đồng với khái niệm “ưu thắng liệt bại” của Darwin.

 

 

 

 

Thuyết tiến hóa thỏa mãn ham muốn của kẻ có dã tâm.

 

Học thuyết tiến hóa của Darwin, sau thời kỳ thịnh hành của thế kỷ 19, đến đầu thế kỷ 20, nó đã sụp đổ. Đến năm 1932, nhà di truyền học thống kê người Anh J. B. S. Haldane đã công khai tuyên bố: “Học thuyết Darwin đã chết”.

 

 

“Mọi nguyên lý khoa học giả dối sẽ nhanh chóng biến mất và bị lãng quên. Nhưng tại sao học thuyết Darwin, sau khi kinh qua quan sát thực địa và thực nghiệm chứng minh sai sót của nó, nó vẫn có thể tọa hưởng danh tiếng lâu dài?” Nhà khoa học danh tiếng Đài Loan Hứa Tĩnh Hoa phát hiện, đằng sau nó có rất nhiều nhân tố phi khoa học.

 

 

Max viết vào năm 1861: “Tác phẩm của Darwin, trên quan điểm khoa học tự nhiên, ủng hộ lý luận đấu tranh trong lịch sử. Vì vậy, đối với tôi mà nói, cuốn sách này (Nguồn gốc các loài) rất phù hợp với nhu cầu của tôi”.

 

 

 

Tuy nhiên, đối tác của Max, F. Engels, cho biết vào năm 1875: “Thuyết ‘cạnh tranh sinh tồn’ trong học thuyết Darwin chỉ là sự kết hợp giữa ‘Triết học đấu tranh’ của Hobbes và ‘Nhân khẩu luận’ của Malthus trong xã hội loài người được chuyển dụng cho thế giới sinh vật”.

 

 

Có lẽ lý do thực sự như nhà văn hài kịch người Anh G.B. Shaw đã nói: “Thuyết Darwin thỏa mãn ý đồ tự tư của mọi tầng lớp xã hội và những kẻ có dã tâm”.

 

 

Bây giờ “Cổng vòm Darwin” đã sụp đổ – Trên thực tế, học thuyết của Darwin cũng đã sụp đổ.

(Theo dkn.tv)